Giải Toán 11 trang 85 Tập 1 (Kết nối tri thức)

315

Với giải SGK Toán 11 Kết nối tri thức trang 85 chi tiết trong Bài 12: Đường thẳng và mặt phẳng song song giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 11 trang 85 Tập 1 (Kết nối tri thức)

Câu hỏi trang 85 Toán 11 Tập 1: Hãy chỉ ra một hình ảnh đường thẳng song song với mặt phẳng trong bức ảnh bên (H.4.34).

Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 12: Đường thẳng và mặt phẳng song song (ảnh 3)

Lời giải:

Quan sát hình ảnh đã cho ta thấy đường thẳng được tạo bởi thanh ngang của cây cầu song song với mặt nước lúc tĩnh lặng.

Luyện tập 1 trang 85 Toán 11 Tập 1: Trong Ví dụ 1, đường thẳng AC cắt các mặt phẳng nào, nằm trong các mặt phẳng nào?

Lời giải:

Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 12: Đường thẳng và mặt phẳng song song (ảnh 4)

Đường thẳng AC cắt các mặt phẳng (BCD) và (ABD).

Đường thẳng AC nằm trong các mặt phẳng (ABC) và (ACD).

2. Điều kiện và tính chất của đường thẳng song song với mặt phẳng

HĐ2 trang 85 Toán 11 Tập 1: Cho đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng (P) và a song song với đường thẳng b nằm trong (P). Gọi (Q) là mặt phẳng chứa a và b (H.4.36).

Nếu a và (P) cắt nhau tại điểm M thì M có thuộc (Q) và M có thuộc b hay không? Hãy rút ra kết luận sau khi trả lời các câu hỏi trên.

Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài 12: Đường thẳng và mặt phẳng song song (ảnh 5)

Lời giải:

Nếu a và (P) cắt nhau tại điểm M thì M có thuộc (Q) (do M thuộc a và a nằm trong (Q)).

Do đó, a cắt b tại M, vậy M thuộc b.

Kết luận: Nếu đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng (P) và a song song với đường thẳng b nằm trong (P) thì a song song với mặt phẳng (P).

Câu hỏi trang 85 Toán 11 Tập 1: Phát biểu trên còn đúng không nếu bỏ điều kiện “a không nằm trong mặt phẳng (P)”?

Lời giải:

Phát biểu trên không còn đúng nếu bỏ điều kiện “a không nằm trong mặt phẳng (P)” vì nếu a nằm trong mặt phẳng (P) thì a không thể song song với (P).

Luyện tập 2 trang 85 Toán 11 Tập 1: Trong Ví dụ 2, chứng minh rằng đường thẳng c song song với mp(a, b), đường thẳng b song song với mp(a, c).

Lời giải:

+) Ba đường thẳng a, b, c không cùng nằm trong một mặt phẳng nên đường thẳng c không nằm trong mp(a, b). Vì đường thẳng c song song với đường thẳng b và đường thẳng b nằm trong mp(a, b) nên đường thẳng c song song với mp(a, b).

+) Ba đường thẳng a, b, c không cùng nằm trong một mặt phẳng nên đường thẳng b không nằm trong mp(a, c). Vì đường thẳng b song song với đường thẳng a và đường thẳng a nằm trong mp(a, c) nên đường thẳng b song song với mp(a, c).

Đánh giá

0

0 đánh giá