Giải Toán 11 trang 92 Tập 1 (Chân trời sáng tạo)

324

Với giải SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo trang 92 chi tiết trong Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 11 trang 92 Tập 1 (Chân trời sáng tạo)

Hoạt động khám phá 6 trang 92 Toán 11 Tập 1: Quan sát Hình 14 và mô tả phần giao nhau của hai bức tường.

Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian (ảnh 13)

Lời giải:

Phần giao nhau của hai bức tường là một đường thẳng.

Thực hành 6 trang 92 Toán 11 Tập 1: Cho A, B, C là ba điểm chung của hai mặt phẳng phân biệt (α) và (β) (Hình 16). Chứng mình A, B, C thẳng hàng.

Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian (ảnh 14)

Lời giải:

Gọi giao điểm của mặt phẳng (α) và (β) là đường thẳng d.

Ta có A, B, C là ba điểm chung của hai mặt phẳng phân biệt (α) và (β) nên A, B, C ∈ d do đó A, B, C thẳng hàng.

Hoạt động khám phá 7 trang 92 Toán 11 Tập 1: Trong mặt phẳng (P), cho tam giác ABC có M, N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AB, AC (Hình 17). Tính tỉ số MNBC.

Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian (ảnh 15)

Lời giải:

Xét tam giác ABC, có:

M là trung điểm của AB;

N là trung điểm của AC

Do đó MN là đường trung bình của tam giác ABC

MNBC=12.

Vận dụng 1 trang 93 Toán 11 Tập 1: Tại sao muốn cánh cửa đóng mở được êm thì các điểm gắn bản lề A, B, C của cánh cửa và mặt tường (Hình 19) phải cùng nằm trên một đường thẳng?

Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian (ảnh 16)

Lời giải:

Để cánh cửa đóng mở được êm thì các điểm bản lề A, B, C của mặt phẳng cánh cửa và mặt tưởng phải nằm trên một trục quay và trục quay này là giao điểm của mặt phẳng cánh cửa và mặt tường.

3. Cách xác định mặt phẳng

Hoạt động khám phá 8 trang 94 Toán 11 Tập 1: Cho đường thẳng a và điểm A không nằm trên a. Trên a lấy hai điểm B, C. Đường thẳng a có nằm trong mặt phẳng (ABC) không? Giải thích.

Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian (ảnh 17)

Lời giải:

Qua ba điểm A, B, C không thẳng hàng ta có một mặt phẳng duy nhất đi qua 3 điểm này là (ABC).

Qua hai điểm B và C ta vẽ được duy nhất một đường thẳng a đi qua hai điểm này .

Vì B và C thuộc (ABC) nên đường thẳng thẳng a cũng thuộc (ABC).

Đánh giá

0

0 đánh giá