Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

Giải Toán 11 trang 95 Tập 1 (Chân trời sáng tạo)

194

Với giải SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo trang 95 chi tiết trong Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 11 trang 95 Tập 1 (Chân trời sáng tạo)

Hoạt động khám phá 9 trang 95 Toán 11 Tập 1: Hai đường thẳng phân biệt a và b cắt nhau tại điểm O. Trên a, b lấy lần lượt hai điểm M, N khác O. Gọi (P) là mặt phẳng đi qua ba điểm M, N, O (Hình 25). Mặt phẳng (P) có chứa cả hai đường thẳng a và b không? Giải thích.

Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian (ảnh 18)

Lời giải:

Ta có:

Hai điểm O và M thuộc mặt phẳng (P) nên đường thẳng a thuộc (P).

Hai điểm O và N thuộc mặt phẳng (P) nên đường thẳng b thuộc (P).

Vậy mặt phẳng (P) chứa cả hai đường thẳng a và b.

Thực hành 7 trang 95 Toán 11 Tập 1: Cho hai đường thẳng a và b cắt nhau tại O và điểm M không thuộc mặt phẳng (a, b).

a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (M, a) và (M, b).

b) Lấy A, B lần lượt là hai điểm trên a, b và khác với điểm O. Tìm giao tuyến của (MAB) và mp(a, b).

c) Lấy điểm A’ trên đoạn MA và điểm B’ trên đoạn MB sao cho đường thẳng A’B’ cắt mp(a, b) tại C. Chứng minh ba điểm A, B, C thẳng hàng.

Lời giải:

a) Ta có hình vẽ sau:

Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian (ảnh 19)

Ta có:

M ∈ mp(M, a) và M ∈ mp(M, b) nên M ∈ (M, a) ∩ (M, b).

O là giao điểm của hai đường thẳng a và b, mà a ⊂ mp(M, a) và b ⊂ mp(M, b) nên O ∈ (M, a) ∩ (M, b).

Vậy giao tuyến của hai mặt phẳng (M, a) và (M, b) là đường thẳng qua hai điểm M và O.

b)

Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian (ảnh 20)

Ta có: A ∈ (MAB) và A ∈ a ⊂ mp(a, b) nên A ∈ (MAB) ∩ mp(a, b).

Ta lại có: B ∈ (MAB) và B ∈ b ⊂ mp(a, b) nên B ∈ (MAB) ∩ mp(a, b).

Vậy giao tuyến của (MAB) và mp(a, b) là đường thẳng AB.

c)

Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian (ảnh 21)

Ta có (MA’B’) cũng là mặt phẳng (MAB)

Mà (MAB) giao mp(a, b) là đường thẳng AB nên điểm C cũng thuộc đường thẳng này do đó ba điểm A, B, C thẳng hàng.

Vận dụng 2 trang 95 Toán 11 Tập 1: Giải thích tại sao ghế bốn chân có thể bị khập khiễng còn ghế ba chân thì không.

Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian (ảnh 22)

Lời giải:

Qua bốn điểm không thẳng hàng ta có thể có được nhiều mặt phẳng đi qua bốn điểm này. Do đó chân ghế bốn chân hay bị khập khiễng.

Còn ghế ba chân có ba điểm tựa và qua ba điểm tựa này chỉ có thể có một mặt phẳng nên ghế ba chân không bị khập khiễng.

Vận dụng 3 trang 95 Toán 11 Tập 1: Trong xây dựng, người ta thường dùng máy quét tia laser để kẻ các đường thẳng trên tường hoặc sàn nhà. Tìm giao tuyến của mặt phẳng tạo bởi các tia laser OA và OB của các mặt tường trong Hình 29.

Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian (ảnh 23)

Lời giải:

Giao tuyến của mặt phẳng tạo bởi tia laser OA và OB với hai mặt tường lần lượt là AC và BC.

4. Hình chóp và hình tứ diện

Hoạt động khám phá 10 trang 96 Toán 11 Tập 1: a) Các công trình kiến trúc, đồ vật trong Hình 30 có mặt bên là hình gì?

Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian (ảnh 24)

b) Tìm diểm giống nhau của các hình trong Hình 31.

Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian (ảnh 25)

Lời giải:

a) Các công trình kiến trúc và các đồ vật trong Hình 30 có mặt bên là hình tam giác.

b) Điểm giống nhau là các hinh này đều có mặt bên là các hình tam giác, mặt đáy là các đa giác.

Hoạt động khám phá 11 trang 97 Toán 11 Tập 1: Trong Hình 34, hình chóp nào có số mặt ít nhất?

Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian (ảnh 26)

Lời giải:

Hình chóp có số mặt ít nhất là Hình 34a).

Đánh giá

0

0 đánh giá