Ông A, bà B có con chung là C, D (đều đã thành niên và có khả năng lao động)

291

Với giải Luyện tập 4 trang 70 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 8: Một số quy định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:

Ông A, bà B có con chung là C, D (đều đã thành niên và có khả năng lao động)

Luyện tập 4 trang 70 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Ông A, bà B có con chung là C, D (đều đã thành niên và có khả năng lao động). C có vợ là M có con là X, Y. D có chồng là N và một người con là K. Di sản của ông A để lại là 900 triệu.

a) Em hãy chia thừa kế theo pháp luật khi ông A chết và không để lại di chúc.

b) Em hãy chia thừa kế theo pháp luật khi ông A chết và không để lại di chúc, C chết trước A.

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Trường hợp ông A chế và không để lại di chúc, thì di sản của ông A (900 triệu) sẽ được chia đều cho 3 người ở hàng thừa kế thứ nhất là: bà B (vợ ông A) và C, D (2 người con của ông A) => do đó, mỗi người sẽ được nhận 300 triệu đồng.

♦ Yêu cầu b)

- Trường hợp ông A chết và không để lại di chúc và C (con của ông A) lại chết trước A, thì các con của C (là X và Y) sẽ được thừa kế thế vị, hưởng phần di sản mà C được hưởng nếu còn sống => Lúc này, phần di sản của ông C sẽ được phân chia như sau:

+ Bà B (vợ ông A) được hưởng 300 triệu đồng.

+ D (con của ông A) được hưởng 300 triệu đồng.

+ X và Y (cháu của ông A) mỗi người được hưởng 150 triệu đồng.

Đánh giá

0

0 đánh giá