Trong trường hợp 2, theo em, việc ông C nói miệng để lại tài sản cho con gái Y có được không

183

Với giải b) trang 66 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 8: Một số quy định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:

Trong trường hợp 2, theo em, việc ông C nói miệng để lại tài sản cho con gái Y có được không

b) trang 66 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Trong trường hợp 2, theo em, việc ông C nói miệng để lại tài sản cho con gái Y có được không?

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 8: Một số quy định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 12)

Lời giải:

Trong trường hợp 2, ông C có thể để lại tài sản cho con gái Y qua hình thức lời nói miệng, vì: theo Điều 624 và 629 Bộ luật Dân sự 2015:

+ Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

+ Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

- Tuy nhiên, căn cứ theo Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, để di chúc này của ông C có hiệu lực và được coi là hợp pháp, thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

+ Ông C thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng.

+ Ngay sau khi ông C thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ông C thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Đánh giá

0

0 đánh giá