Em hãy chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp trên

308

Với giải b) trang 68 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 8: Một số quy định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:

Em hãy chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp trên

b) trang 68 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp trên.

Chuyên đề KTPL 11 (Cánh diều) Bài 8: Một số quy định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 14)

Lời giải:

- Ông L qua đời không để lại di chúc, nên di sản của ông L để lại (có giá trị là 4,3 tỉ đồng) sẽ được chia theo quy định của pháp luật.

- Khoản 1 và 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

+ Hàng thừa kế thứ nhất sẽ bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

+ Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

=> Như vậy, bà N (vợ ông L) và 3 người con của ông L sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau là: 1 tỉ 75 triệu đồng/ người.

- Lúc này, tiếp tục xảy ra 2 trường hợp:

+ Trường hợp 1: nếu bà N từ chối nhận phần di sản của ông L, thì phần di sản của ông L sẽ được chia thành 3 phần bằng nhau, cho anh B, anh T và chị A, mỗi người được khoảng 1 tỉ 433 triệu đồng.

+ Trường hợp 2: nếu bà N nhận phần di sản của ông L và có nguyện vọng chia phần di sản mà bà nhận được (1 tỉ 75 triệu) cho 2 người con trai, thì lúc này, 3 người con sẽ nhận được phần tài sản như sau:

▪ Chị T nhận 1 tỉ 75 triệu đồng (từ di sản của ông L).

▪ Anh B và anh T nhận 1 tỉ 75 triệu đồng/ người (từ di sản của ông L) và cộng thêm phần tài sản bà N chia cho từng người.

Đánh giá

0

0 đánh giá