Lý thuyết Phép nhân đa thức (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 8

368

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Phép nhân đa thức (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 8. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Phép nhân đa thức (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 8

Bài giải Bài 4: Phép nhân đa thức

A. Lý thuyết Phép nhân đa thức

1. Nhân đơn thức với đa thức

+ Nhân hai đơn thức như thế nào?

Muốn nhân hai đơn thức, ta nhân hai hệ số với nhau và nhân hai phần biến với nhau.

Ví dụ: (-3x2y)(4xy) = [(-3.4)].(x2.x).(y.y) = -12.x3.y2

+ Nhân đơn thức với đa thức như thế nào?

Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.

Ví dụ:

3x2y(2x2y - xy + 3y2)

= (3x2y).(2x2y) - (3x2y).(xy) + (3x2y).(3y2)

= 3.2.(x2.x2)(y.y) - 3.(x2.x).(y.y) + 3.3.x2.(y.y2)

= 6x4y2 - 3x3.y2 + 9x2y3

2. Nhân đa thức với đa thức

+ Nhân hai đa thức như thế nào?

Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.

Phép nhân đa thức cũng có các tính chất tương tự phép nhân các số.

+ Giao hoán: A.B = B.A

+ Kết hợp: (A.B).C = A.(B.C)

+ Phân phối của phép nhân đối với phép cộng: (A + B).C = AB + AC

Ví dụ:

(xy + 1)(xy - 3)

= (xy).(xy) + xy - 3xy - 3

= x2y2 - 2xy - 3

B. Bài tập Phép nhân đa thức

Đang cập nhật ...

Xem thêm các bài lý thuyết Toán 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 3: Phép cộng và phép trừ đa thức

Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức

Bài 6: Hiệu hai bình phương. Bình phương của một tổng hay một hiệu

Bài 7: Lập phương của một tổng. Lập phương của một hiệu

Bài 8: Tổng và hiệu hai lập phương

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá