Loại vi trùng quý hiếm: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 8

290

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về Tác giả tác phẩm Loại vi trùng quý hiếm – Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Loại vi trùng quý hiếm – Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo)

I. Tác giả A-zít Nê-xin

Tác giả tác phẩm Loại vi trùng quý hiếm – Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo) (ảnh 1)

- A-zít Nê-xin (Aziz Nesin) tên khai sinh là Mehmet Nusret

- Sinh ngày 20 tháng 12 năm 1915, mất ngày 6 tháng 7 năm 1995)

- Ông sinh tại Heybeliada, Istanbul dưới chế độ đế chế Ottoman năm 1915. Sau khi làm viên chức trong vài năm, ông trở thành người biên tập của một loạt tạp chí trào phúng châm biếm nghiêng về chủ nghĩa xã hội.

- Ông là một nhà văn châm biếm được ngưỡng mộ ở Thổ Nhĩ Kỳ và là tác giả của hơn 100 cuốn sách.

II. Tìm hiểu tác phẩm Loại vi trùng quý hiếm

1. Thể loại: Hài kịch

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Tuổi trẻ cười, số ra ngày 11/9/2019

Tác giả tác phẩm Loại vi trùng quý hiếm – Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo) (ảnh 2)

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Loại vi trùng quý hiếm có phương thức biểu đạt là tự sự.

4. Bố cục Loại vi trùng quý hiếm

Gồm: 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “được đưa đi phân tích” - Phát hiện loại vi trùng quý hiếm.

+ Phần 2: Còn lại – Nghiên cứu và tận hưởng thành quả nghiên cứu.

5. Tóm tắt Loại vi trùng quý hiếm

Một vị giáo sư có đầu óc vượt trội trong giới nhãn khoa và khét tiếng nghiêm khắc phát hiện một loài vi trùng quý hiếm trên một bệnh nhân đau mắt. Giáo sư triệu tập tất cả đồng nghiệp và sinh viên đến chiêm ngưỡng thành quả nghiên cứu và nói “loại vi trùng này vào mắt sau bốn tám giờ không chữa trị thì sẽ mù tịt”. Nhưng thứ họ quan tâm lại là con vi trùng quý hiếm kia, chứ không phải anh bệnh nhân nếu không được chữa trị trong hai tư giờ nữa thì sẽ mù hẳn. Cuộc triển lãm diễn ra với sự tấp nập của những nhà khoa học tầm cỡ, giáo sư và đoàn tùy tùng làm việc quên ăn quên ngủ. Khi hỏi đến bệnh nhân, biết tin anh ta hết đầu và mù hẳn thì giáo sư cười rạng rỡ và tự hào với thành quả nghiên cứu của bản thân.

6. Giá trị nội dung

- Phê phán, châm biếm phát minh và sự tự mãn của vị giáo sư. Vì đã là vi trùng gây đau mắt và có thể gây mất thị giác cho người bệnh thì nó là vi trùng có hại. Việc phát hiện ra con vi trùng khiến ông vui mừng đến nỗi không để tâm việc chữa trị cho bệnh nhân trong khi trọng trách lớn nhất của người bác sĩ là cứu người, những điều nên là thì bác sĩ lại quên.

7. Giá trị nghệ thuật

- Xây dựng chi tiết trào phúng trong đoạn trích.

- Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Loại vi trùng quý hiếm

1. Nhan đề “Loại vi trùng quý hiếm”

- Mục đích: Châm biếm chứ không phải ca ngợi phát minh vĩ đại.

- Nguyên nhân: Đã là vi trùng gây đau mắt và có thể gây mất thị giác cho người bệnh thì nó là vi trùng có hại. Điều này hoàn toàn là châm biếm vị giáo sư tự mãn này. Việc phát hiện ra con vi trùng khiến ông vui mừng đến nỗi không để tâm việc chữa trị cho bệnh nhân trong khi trọng trách lớn nhất của người bác sĩ là cứu người, những điều nên là thì bác sĩ lại quên. Khi bệnh nhân đã bị mù thì ông ta lại tươi cười rạng rỡ khẳng định mình đã nói đúng về con vi trùng.

= > Tình huống trào phúng

2. Quá trình và thành quả nghiên cứu

- Quá trình nghiên cứu:

+ Loại vi trùng quý hiếm bắt nguồn từ “gỉ mắt của con bệnh” khi anh ta đau cả hai mắt còn kêu nhức đầu liên tục.

+ Soi dưới kính hiển vi, phát hiện nó “là loại vi trùng quý hiếm, độc đáo vô song mà bao nhiêu bác sĩ nhãn khoa chưa được trông thấy”

- Thành quả nghiên cứu:

+ Cái thứ vi trùng gây bệnh cứ phải hàng triệu bệnh nhân mới có một trường hợp may mắn thế này.

+ Đây là lần thứ hai trong đời tôi thấy được loại vi trùng quý hiếm này.

+ Loại vi trùng quý hiếm này khi lọt vào mắt, sau bốn mươi tám giờ mà không chưa trị thì sẽ mù tịt.

- Thái độ của giáo sư và đoàn tùy tùng:

+ Vị giáo sư khư khư giữ con vi trùng ấy không chỉ như một bảo vật mà còn là một kì tích cho sự phát hiện vĩ đại.

+ Giáo sư đi như bay lượn, nói cười thân ái. Bài giảng của ngài lập tức thu hút nhiều học giả trong và ngoài nước đến dự.

+ Giáo sư lập tức thông báo mọi người đến chiêm bái thành quả khoa học mới toanh này và trong cơn phấn khích, ngài cho biết ngài quyết định viết một cuốn chuyên khảo về loại vi trùng quý hiếm này.

+ Khi biết bệnh nhân bị mù: “Vị giáo sư nở nụ cười hết cỡ: “Tuyệt vời! Đúng như tôi đã nói, sau bốn mươi tám giờ nếu không vô hiệu hóa được vi trùng thì bệnh nhân tất nhiên sẽ mù và đơn đau sẽ cứt.

= > Nhận xét chung:

- Quên mất nhiệm vụ của người bác sĩ là phải cứu người, cứu bệnh nhân.

- Tình huống trào phúng thể hiện sự châm biếm, phê phán tới những con người trong xã hội chỉ biết ham hư vinh với những thứ lạ, quý hiếm mà quên mất đi bản chất công việc.

IV. Đọc tác phẩm Loại vi trùng quý hiếm

Vị giáo sư có đầu óc vượt trội trong giới nhãn khoa và khét tiếng nghiêm khắc được một đoàn trợ giáo và đám sinh viên y hộ tống bước vào phòng bệnh.

Trước mỗi giường bệnh, giáo sư chỉ dừng lại không quá một phút rồi tiếp tục đi. Chợt giáo sư khựng lại:

- Bệnh nhân mới à? Anh ta làm sao?

Một trợ giáo cung kính đáp:

- Anh ta đau cả hai mắt còn kêu nhức đầu liên tục nữa.

Đứng từ xa, nhìn hai hốc mắt sưng, tẩy mủ của người bệnh, vị giáo sư không hé môi, chỉ xì ra một tiếng.

Quen với mọi thái độ, cử chỉ của giáo sư, đoàn tuỳ tùng hiểu ngay là ngài yêu cầu tiến hành nghiên cứu gỉ mắt của con bệnh.

Gỉ mắt của con bệnh lập tức được đưa đi phân tích.

Vị giáo sư cúi mình bên kính hiển vi. Đến khi ngài ngẩng đầu lên thì... lạy thánh Ala, mặt ngài xuất hiện nụ cười. Giáo sư liền lấy mấy quyển sách dày cộm trên giá xuống, mở mở, đọc đọc. Sau đó, ngài ra lệnh triệu tập tất cả đồng nghiệp và sinh viên đến. Khi mọi người vây kín phòng nghiên cứu, vị giáo sư bước lại dòm vào kính hiển vi rồi đưa mắt về phía mọi người:

– Chúng tôi vừa phát hiện ra loại vi trùng quý hiếm, độc đáo vô song mà bao nhiêu bác sĩ nhãn khoa chưa được trông thấy. Cái thứ vi trùng gây bệnh này cứ phải hàng triệu bệnh nhân mới có một trường hợp may mắn thế này...

Vị giáo sư không rời con vi trùng quý hiếm. Ngài đứng một chỗ, xuýt xoa, thoả mãn:

- Đây là lần thứ hai trong đời tôi thấy được loại vi trùng quý hiếm này. Lần đầu khi còn là trợ giáo' ở Pa-ri (Paris), tôi nhìn thấy nó ở một bệnh nhân từ châu Phi tới. Loại vi trùng quý hiếm này khi lọt vào mắt, sau bốn mươi tám giờ mà không chữa trị thì sẽ mù tịt. Và khi thần kinh thị giác tê liệt thì cơn đau cũng hết. Thôi ta bắt tay vào việc ngay đi. Bệnh nhân thấy đau bao giờ chưa?

Vị trợ giáo kính cẩn:

– Bẩm, bệnh nhân đau từ sáng hôm qua.

Vị giáo sư nói nhanh:

− Thế thì chúng ta chỉ còn hai mươi tư giờ nữa, sau đó con mắt không nhìn được nữa. Còn giờ đây, bệnh nhân đang đau ghê hồn. Loại vi trùng quý hiếm này sản sinh cực kì nhanh và tác động thần tốc vào trung tâm thần kinh thị giác, phá vỡ các niêm mạc của nó. Các trợ giáo và sinh viên lần lượt được nghiêng mình bên kính hiển vi, chiêm ngưỡng con vi trùng quý hiếm trong niềm hoan hỉ ngất trời của vị giáo sư xuất chúng.

Giáo sư lại tiếp tục gọi mời tất cả những nhà khoa học tầm cỡ ở các hội y học, hội bác sĩ. Ngài reo lên:

– Vi trùng quý hiếm này trong môi trường không khí sẽ chết ngay! Phải, chết ngay! Vì vậy mới không lây được, nếu không thì hoá ra thiên hạ mù hết sao? Xin các ngài nhanh chân đến xem loại vi trùng đặc biệt quý hiếm này!

Vị giáo sư khư khư giữ con vi trùng ấy không chỉ như một bảo vật mà còn là một kì tích cho sự phát hiện vĩ đại. Ngài và đoàn tuỳ tùng của ngài làm việc đến quên ăn, quên ngủ để duy trì sự sống cho nó. Con vi trùng được nhuộm màu, được phóng to gấp cả ngàn lần và tạo mọi điều kiện để tiến hành thí nghiệm trong các môi trường hoá chất và nhiệt độ khác nhau.

Giáo sư đi như bay lượn, nói cười thân ái. Bài giảng của ngài lập tức thu hút nhiều học giả trong và ngoài nước đến dự. Khoa mắt bỗng chốc trở thành trung tâm khoa học có tầm vóc thế giới.

Công việc tiến triển tốt đẹp. Có ba trợ lí đã nhìn thấy con vi trùng khoanh tròn hình vòng cung kia biến dạng và vươn dài trong môi trường mới. Giáo sư lập tức thông báo mọi người đến chiêm bái' thành quả khoa học mới toanh này và trong cơn phấn khích, ngài cho biết ngài quyết định viết một cuốn chuyên khảo về loại vi trùng quý hiếm này. Bỗng ngài hỏi:

– Bệnh nhân ra sao rồi?

– Anh ta hết đau rồi. – Bác sĩ điều trị đáp.

Giáo sư nhướng mày:

− Thế là thế nào?

Bác sĩ điều trị cụp mắt xuống:

— Anh ta mù rồi!

Vị giáo sư nở nụ cười hết cỡ:

— Tuyệt vời! Đúng như tôi đã nói, sau bốn mươi tám giờ nếu không vô hiệu hoá được vi trùng thì bệnh nhân tất nhiên sẽ mù và cơn đau sẽ dứt. Tôi chắc chắn là bệnh nhân hoàn toàn mất thị năng”, đúng không nào?

- Bẩm, đúng ạ! — Một trợ giáo nhanh nhảu đáp.

Giáo sư cười rạng rỡ:

– Các bạn thân mến, tôi luôn nói với các bạn là khoa học không hề lừa dối mà... Ở đây hoàn toàn đúng. Quả chúng ta đã gặp được loài vi trùng quý hiếm!

Vị giáo sư tài năng, khả kính cùng đoàn tuỳ tùng lại lũ lượt kéo trở lại phòng thí nghiệm nhãn khoa để tiếp tục công trình nghiên cứu về loại vi trùng quý hiếm.

Xem thêm các bài Tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 8 hay, ngắn gọn khác:

Tác giả - tác phẩm: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Tác giả - tác phẩm: Cái chúc thư

Tác giả - tác phẩm: Thuyền trưởng tàu viễn dương

Tác giả tác phẩm: Nam quốc sơn hà

Tác giả tác phẩm: Qua đèo ngang

 

Đánh giá

0

0 đánh giá