Phương pháp giải Các phép toán trên tập hợp (HAY NHẤT 2024)

285

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Phương pháp giải Các phép toán trên tập hợp (HAY NHẤT 2024) gồm đầy đủ các phần: Lý thuyết, phương pháp giải, bài tập minh họa có lời giải chi tiết giúp học sinh làm tốt bài tập Toán 10 từ đó học tốt môn Toán. Mời các bạn đón xem:

Phương pháp giải Các phép toán trên tập hợp (HAY NHẤT 2024)

1. Lý thuyết

- Giao của hai tập hợp: tập hợp C gồm các phần tử vừa thuộc A, vừa thuộc B được gọi là giao của A và B. Kí hiệu: C=AB.

Vậy: AB = {x| xA và xB}.

- Hợp của hai tập hợp: tập hợp C gồm các phần tử thuộc A hoặc thuộc B được gọi là hợp của A và B. Kí hiệu: C=AB.

Vậy:AB  = {x| xA hoặc xB}

- Hiệu của hai tập hợp: tập hợp C gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B được gọi là hiệu của A và B. Kí hiệu: C = A \ B.

Vậy:  A \ B = {x| xA và xB}.

- Phần bù của hai tập hợp: Khi BA thì A \ B gọi là phần bù của B trong A. Kí hiệu: CAB.

2. Phương pháp giải

- Giao của hai tập hợp: xABxAxB

- Hợp của hai tập hợp: xABxAxB

- Hiệu của hai tập hợp: xA\BxAxB

3. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp A là các ước số tự nhiên của 18 và của tập hợp B là các ước số tự nhiên của 30. Hãy xác định: AB;AB ; A \ B; B \ A.

Hướng dẫn:

Các ước số tự nhiên của 18 là: 1; 2; 3; 6; 9; 18. Suy ra A = {1; 2; 3; 6; 9; 18}.

Các ước số tự nhiên của 30 là: 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30. Suy ra B = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}

- Giao của hai tập hợp A và B là các phần tử vừa thuộc A, vừa thuộc B

Vậy AB = {1; 2; 3; 6}.

- Hợp của hai tập hợp A và B là các phần tử thuộc A hoặc thuộc B

Vậy AB = {1; 2; 3; 5; 6; 9; 10; 15; 18; 30}.

- Hiệu của tập hợp A và B là các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B

Vậy A \ B = {9; 18}.

- Hiệu của tập hợp B và A là các phần tử thuộc B nhưng không thuộc A

Vậy B \ A = {5; 10; 15; 30}.

Ví dụ 2: Cho A là một tập hợp tùy ý. Hãy xác định các tập hợp sau:

a.AA .

b. AA.

c. A \ A.

d. A.

e. A.

f. A\.

Hướng dẫn:

Sử dụng lý thuyết các phép toán về tập hợp để làm bài này

a. AA={x|xA và xA} = x|xA = A.

b. AA={x|xA hoặc xA} =x|xA = A.

c. A \  A ={x|xA và xA} = .

d. A = {x|xA và x} = .

e. A = {x|xA hoặc x} = A.

f. A\ = {x|xA và x} = A.

Ví dụ 3: Cho A = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 9}; B = {0; 2; 4; 6; 8; 9} và C = {3; 4; 5; 6; 7}

Hãy tìm A(B\C) và (AB)\C. Hai tập hợp nhận được bằng nhau hay khác nhau?

Hướng dẫn:

- Ta có : B \ C = {0; 2; 8; 9}; A = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 9}

A(B\C) = {x | xA và x(B\C)}. Vậy A(B\C) = {2; 9}   (1)

- Ta có: AB= {2; 4; 6; 9}; C = {3; 4; 5; 6; 7}

(AB)\C= {x | x(AB) và xC}. Vậy (AB)\C = {2; 9}   (2)

Từ (1) và (2) suy ra A(B\C) = (AB)\C.

4. Bài tập vận dụng

Câu 1: Cho tập hợp X = {1; 5}; Y = {1; 3; 5}. Tập XY là tập hợp nào sau đây?

A. {1}.       

B. {1; 3}.   

C. {1; 3; 5}.

D. {1; 5}.

Hướng dẫn:

Chọn D.

Vì XY là tập hợp gồm các phần tử vừa thuộc X và vừa thuộc Y nên XY= {1; 5}

Câu 2: Cho tập X = {2; 4; 6; 9}; Y = {1; 2; 3; 4}. Tập X \ Y là tập hợp nào sau đây?

A. {1; 2; 3; 5}.     

B. {1; 3; 6; 9}.     

C. {6; 9}.   

D. {1}.

Hướng dẫn:

Chọn C.

Vì X \ Y là tập hợp các phần tử thuộc X mà không thuộc Y nên X \ Y = {6; 9}.

Câu 3: Cho tập hợp X = {a; b; d}; Y = {a; b; c}. Tập XY là tập hợp nào sau đây?

A. {a; b; c; d}.      

B. {a; b}.    

C. {c}.        

D. {a; b; c}.

Hướng dẫn:

Chọn A.

Vì XY là tập hợp gồm các phần tử thuộc X hoặc thuộc Y nên XY = {a; b; c; d}.

Câu 4: Cho hai tập hợp X = {1; 2; 3; 4}; Y = {1; 2}. Tập CXY là tập hợp sau đây?

A. {1; 2}.

B. {1; 2; 3; 4}.     

C. {3; 4}.   

D. 

Hướng dẫn:

Chọn C.

Vì YX nên CXY=X\Y=3;4

Câu 5: Cho A = {0; 1; 2; 3; 4}; B = {2; 3; 4; 5; 6}. Tập hợp A\BB\A bằng:

A. {0; 1; 5; 6}.

B. {1; 2}.   

C. {2; 3; 4}.

D. {5; 6}.

Hướng dẫn:

Chọn A.

Ta có: A = {0; 1; 2; 3; 4}; B = {2; 3; 4; 5; 6}.

Vì A \ B là tập hợp gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B nên A \ B = {0; 1}

Vì B \ A là tập hợp gồm các phần tử thuộc B nhưng không thuộc A nên B \ A = {5; 6}

Suy ra: A\BB\A là tập hợp gồm các phần tử vừa thuộc A \ B vừa thuộc B \ A.

Vậy A\BB\A=0;1;5;6

Câu 5: Cho tập hợp A = {a; b; c} và B = {a; b; c; d; e}. Có tất cả bao nhiêu tập hợp X thỏa mãn AXB?

A. 5. 

B. 6.

C. 4. 

D. 8.

Hướng dẫn:

Chọn C.

Vì AX nên X phải chứa 3 phần tử {a;b; c} của A. Mặt khác XB nên X chỉ có thể lấy các phần tử a; b; c; d; e. Vậy X là một trong các tập hợp sau:

{a; b; c}; {a; b; c; d}; {a; b; c; e}; {a; b; c; d; e}.

Câu 6: Câu 34.

Cho tập hợp {x| x là ước chung của 36 và 120}. Các phần tử của tập hợp A là:

A. A = {1; 2; 3; 4; 6; 12}.        

B. A = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12}.

C. A = {2; 3; 4; 6; 8; 10; 12}.

D. A = {1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 18; 36}.

Hướng dẫn:

Chọn A.

Xét: A1={x| x là ước của 36}A1=1;2;3;4;6;9;12;18;36.

Xét: A2={x| x là ước của 120}

A2=1;2;3;4;5;6;8;10;12;15;20;24;30;40;60;120.

A=xx{ là ước chung của 36 và 120}

A=A1A2=1;2;3;4;6;12.

Câu 7: Ký hiệu H là tập hợp các học sinh của lớp 10A. T là tập hợp các học sinh nam, G là tập hợp các học sinh nữ của lớp 10A. Khẳng định nào sau đây sai?

A. TG=H.

B. TG=

C. H\T=G.

D. G\T=.

Hướng dẫn:

Chọn D.

Đáp án D sai vì G \ T là tập hợp các học sinh là nữ và không phải nam nên G \ T = G.

Đáp án A đúng vì TG là tập hợp các học sinh là nam hoặc là nữ nên TG là tập hợp các học sinh lớp 10A hay TG=H

Đáp án B đúng vì TG là tập hợp các học sinh vừa là nam vừa là nữ. Điều này vô lý nên TG=.

Đáp án C đúng vì H \ T là tập hợp các học sinh thuộc lớp 10A và không là nam nên H \ T là tập hợp các học sinh là nữ hay H\T=G

Câu 8: Cho các tập hợp A=x:x27x+6=0;B=x:x<4 . Khi đó:

A. AB=A.     

B. AB=AB.

C. A\BA.       

D. B\A=.

Hướng dẫn:

Chọn C.

Xét phương trình: x27x+6=0x=1x=6 ( thỏa mãn x). Vậy A ={1; 6}

B=x:|x|<4B=0;1;2;3

Vậy A\B=6A\BA.

Đáp án A sai vì AB = {0; 1; 2; 3; 6} không bằng A.

Đáp án B sai vì AB={1} và AB = {0; 1; 2; 3; 6}. Hai tập hợp này không bằng nhau.

Đáp án D sai vì B \ A = {0; 2; 3}.

Câu 9: Cho X = {7; 2; 8; 4; 9; 12}; Y = {1; 3; 7; 4}. Tập nào sau đây bằng tập XY?

A. {1; 2; 3; 4; 8; 9; 7; 12}.       

B. {2; 8; 9; 12}.   

C. {4; 7}.   

D. {1; 3}.

Hướng dẫn:

Chọn C.

XY là tập hợp gồm các phần tử vừa thuộc X vừa thuộc YXY=7;4.

Câu 10: Cho A = {0; 1; 2; 3; 4; 8; 9}; B = {2; 3; 4; 5; 6}. Tập hợp B \ A bằng:

A. {5}.       

B. {0; 1}.   

C. {2; 3; 4}.

D. {5; 6}.

Hướng dẫn:

Chọn D.

B \ A là tập hợp gồm các phần tử thuộc B nhưng không thuộc A.

Suy ra B \ A = {5; 6}.

5. Bài tập tự luyện 

Bài 1: Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của nó

a) A={x ∈ R|(2x2 - 5x + 3)(x2 - 4x + 3)= 0}.

b) B={x ∈ R|(x2 - 10x + 21)(x3 - x)= 0}.

c) C={x ∈ N|x + 3 < 4 + 2x; 5x - 3 < 4x - 1}.

d) D={x ∈ Z||x + 2| ≤ 3}.

e) E={x ∈ R|x2 + x + 3 = 0}.

Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

Bài 2: Viết các tập sau bằng cách chỉ rõ tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó:

a) A = {0; 1; 2; 3; 4}

b) B ={ -3; 9; -27; 81}

Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

Toán lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Toán 10 có đáp án

e) E = Tập tất cả các điểm thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB.

f) F = Tập tất cả các điểm thuộc đường tròn tâm I cho trước và có bán kính bằng 5.

 

Bài 3: Cho biết mỗi tập hợp sau có bao nhiêu tập hợp con, tìm tất cả các tập hợp con của tập hợp sau:

a) A = {1; 2}

b) B = {1; 2; 3}

c) C={x ∈ R|2x2-5x+2=0}

d) D={x ∈ Q|x2-4x+2=0}

Bài 4: Trong các tập hợp sau, tập nào là tập con của tập nào?
a)
A = {1; 2; 3}, B ={x ∈ N|x < 4},
C ={0; +∞}, D ={x ∈ R|2x2 - 7x + 3 = 0}

b)

A = Tập các ước số tự nhiên của 6; B = Tập các ước số tự nhiên của 12;

c)

A = Tập các hình bình hành; B = Tập các hình chữ nhật;
C = Tập các hình thoi; D = Tập các hình vuông,

d)

A = Tập các tam giác cân; B = Tập các tam giác đều;
C = Tập các tam giác vuông; D = Tập các tam giác vuông cân.

Bài 5: Tìm A ∩ B;A ∪ B;A\B;B\A với

a) A={2,4,7,8,9,12};B={2,8,9,12}.

b) A={x ∈ Q|2x2 - 3x + 1 = 0};B={x ∈ R||2x - 1|= 1}

c) A = Tập các ước số của 12; B = Tập hợp các ước số của 18.

d) A={x ∈ N|(x2 - 9)(x2 - 5x + 6 = 0}; B = Tập các số nguyên tố có 1 chữ số.

Bài 6: Xác định các tập hợp A, B sao cho:

A ∩ B ={0,1,2,3,4}; A \ B ={-3,-2};B \ A ={6,9,10}.

Bài 7: Mỗi học sinh lớp 10A đều chơi bóng đá hoặc bóng chuyền. Biết rằng có 25 bạn chơi bóng đá, 20 bạn chơi bóng chuyền và 10 bạn chơi cả hai môn thể thao này. Hỏi lớp 10A có bao nhiêu học sinh?

Bài 8: Kết quả điều tra ở một lớp cho thấy: có 20 hoc sinh thích bóng đá, 17 học sinh thích bơi, 36 học sinh thích chơi bóng chuyền, 14 học sinh thích bóng đá và bơi, 13 học sinh thích bơi và bóng chuyền, 15 học sinh thích bóng đá và bóng chuyền, 10 học sinh thích cả ba môn, 12 học sinh không thich môn nào. Tính xem lơp học có bao nhiêu học sinh?

Bài 9: Trong 100 học sinh lớp 10, có 70 học sinh nói được tiếng Anh, 45 học sinh nói được tiếng Pháp và 23 học sinh nói được cả hai tiếng Anh và Pháp. Hỏi có bao nhiêu học sinh không nói được cả hai tiếng Anh và Pháp.

Bài 10: Cho các tập hợp A = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9}; B = {1, 2, 3, 4};

C = {2, 4, 6, 8}. Hãy xác định: CA B; CA C;CA (B ∪ C).

Xem thêm các dạng Toán 10 hay, chọn lọc khác:

Tập hợp, cách xác định tập hợp và cách giải bài tập

Các bài toán về các tập hợp số và cách giải

Các bài toán về Số gần đúng và sai số và cách giải

Công thức về mệnh đề và mệnh đề phủ định

Công thức về tập hợp

Đánh giá

0

0 đánh giá