Platin (Pt): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

295

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức trọng tâm về Platin (Pt) bao gồm định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế của Platin, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

Platin (Pt): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

I. Định nghĩa Platin (Pt) là gì? 

- Platin là một kim loại được tìm thấy vào năm 1906. Tên Platin bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Tây Ban Nhaplatina del Pinto, nghĩa đen là "sắc hơi óng ánh bạc của sông Pinto".

- Kí hiệu: Pt

- Cấu hình electron: [Xe] 4f14 5d9 6s1

- Số hiệu nguyên tử: 78

- Khối lượng nguyên tử: 195 g/mol

- Vị trí trong bảng tuần hoàn

   + Ô: số 78

   + Nhóm: VIIIB

   + Chu kì: 6

- Đồng vị: 190Pt, 192Pt, 193Pt, 194Pt, 195Pt, 196Pt, 198Pt.

- Độ âm điện: 2,28

II. Tính chất vật lí & nhận biết của Platin (Pt)

Tính chất vật lí:

   - Kim loại quý, màu trắng - xám, tương đối mềm, rất dễ cán kéo, rèn được, khó nóng chảy.

   - Pt có khối lượng riêng là 21,45 g/cm3; nhiệt độ nóng chảy là 17720C và nhiệt độ sôi là 38000C.

III. Tính chất hóa học của Platin (Pt)

- Pt là kim loại kém hoạt động.

a. Tác dụng với phi kim

Khi nung nóng, Pt tác dụng được với phi kim có tính oxi hóa mạnh (như oxi, halogen,...)

Tính chất hóa học của Platin (Pt) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

b. Tác dụng với axit

Pt không tan trong axit, chỉ tan trong nước cường toan và HCl đặc có bão hòa clo.

3Pt + 18HCl (đặc) + 4HNO3 (đặc) → 3H2[PtCl6] + 4NO2 + 8H2O.

Pt + 2HCl(đặc, nóng) + 2Cl2 → H2[PtCl6]

IV. Trạng thái tự nhiên của Platin (Pt)

   - Platinum có sáu đồng vị tự nhiên: 190Pt, 192Pt, 194Pt,195Pt, 196Pt và 198Pt. Phổ biến nhất trong số này là 195Pt, chiếm tỉ lệ 33,83%. Đây là đồng vị ổn định duy nhất.

   - Platin tự nhiên thường được tìm thấy ở dạng tinh khiết và hợp kim với Iridi như platiniridium. Phần lớn Platin tự nhiên được tìm thấy ở các lớp trầm tích đại trung sinh.

V. Điều chế Platin (Pt)

   - Khai thác từ tự nhiên.

VI. Ứng dụng Platin (Pt)

   - Platin được sử dụng trong làm chất xúc tác, trang thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị điện báo, các điện cực, nhiệt kế điện trở bạch kim, thiết bị nha khoa, và đồ trang sức.

   - Platin là một vật liệu khan hiếm, quý và rất có giá trị bởi vì sản lượng khai thác hằng năm chỉ tầm vài trăm tấn.

   - Vì là một kim loại nặng, nó có ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe khi tiếp xúc với các muối của nó, nhưng do khả năng chống ăn mòn cho nên nó ít độc hại hơn so với các kim loại khác. Một số hợp chất của Platin, đặc biệt là cisplatin, được sử dụng để dùng trong hóa trị liệu chống lại một số loại ung thư.

VII. Các hợp chất quan trọng của platin

   - Axit hexachloroplatinic: (H3O)2PtCl6•nH2O

   - Oxit Platin(IV): PtO2

VIII. Bài tập liên quan về Platin (Pt)

Ví dụ 1: Có hiện tượng gì xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau ?

1. Cho khí amoniac lấy dự tác dụng với đồng(II) oxit khi đun nóng.

2. Cho khí amoniac lấy dư tác dụng với khí clo.

3. Cho khí amoniac tác dụng với oxi không khí khi có platin làm chất xúc tác ở nhiệt độ 850 - 900°C.

Viết các phương trình hoá học minh hoạ.

Hướng dẫn trả lời:

1. Đồng(II) oxit màu đen chuyển thành Cu màu đỏ, có khí không màu thoát ra. Phương trình hoá học :

2NH3+3CuO  N2+3Cu+3H2O

                 màu đen                       màu đỏ

2. Có "khói" trắng bốc lên, đó là những hạt NH4Cl nhỏ li ti được tạo ra do phản ứng :

8NH3(k)+3Cl2(k)N2(k)+6NH4Cl(r)

3. Có khí không màu thoát ra, khí này chuyển sang màu nâu đỏ trong không khí. Các phương trình hoá học :

4NH3 + 5O2  4NO + 6H20

2NO(k)+O2(k)2NO2(k)

(không màu)               (màu nâu đỏ)

Vi dụ 2: Trong những trường hợp dưới đây, yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng?

A. Tốc độ đốt cháy lưu huỳnh tăng lên khi đưa lưu huỳnh đang cháy trong không khí vào bình chứa oxi nguyên chất.

B. Tốc độ của phản ứng giữa hiđro và oxi tăng lên khi đưa bột platin vào hỗn hợp phản ứng.

C. Tốc độ của phản ứng giữa hiđro và iot tăng lên khi đun nóng.

D. Tốc độ đốt cháy than tăng lên khi đập nhỏ than.

Hướng dẫn giải: 

A. Nồng độ oxi tăng lên.

B. Chất xúc tác.

C. Nhiệt độ.

D. Kích thước hạt. 

Xem thêm các chất hữu cơ chi tiết khác:

Đồng (Cu): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

Niken (Ni): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá