Beri (Be): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

288

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức trọng tâm về Beri (Be) bao gồm định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế của Beri (Be), giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

Beri (Be): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

I. Định nghĩa Beri (Be) là gì? 

- Tên gọi beri dành cho kim loại có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp beryllostức berin. Nguyên tố này được Louis Vauquelin phát hiện năm 1798 như là oxit trong berin và trong ngọc lục bảo.

- Kí hiệu: Be

- Cấu hình electron: 1s22s2 hay [He]2s2

- Số hiệu nguyên tử: 4

- Khối lượng nguyên tử: 9

- Vị trí trong bảng tuần hoàn

   + Ô: 4

   + Nhóm: IIA

   + Chu kì: 2

- Đồng vị: 7Be, 8Be, 9Be, 10Be

- Độ âm điện: 1,57

II. Tính chất vật lí & nhận biết của Beri (Be)

1. Tính chất vật lí:

   - Beri là kim loại, màu xám nhạt, nhẹ, khá cứng, giòn.

   - Có khối lượng riêng là 1,85 g/cm3; có nhiệt độ nóng chảy là 12870C và sôi ở 25070C.

2. Nhận biết

- Đốt các hợp chất của beri cho ngọn lửa màu trắng

III. Tính chất hóa học của Beri (Be)

- Be là chất khử mạnh nhưng yếu hơn Li và Mg. Trong hợp chất tồn tại dưới dạng ion Be2+.

Be → Be2+ + 2e

a. Tác dụng với phi kim

2 Be + O2 → 2 BeO

- Trong không khí, Be bị oxi hóa chậm tạo thành màng oxit mỏng bào vệ kim loại, khi đốt nóng Be bị cháy trong oxi.

b. Tác dụng với axit

- Với dung dịch HCl và H2SO4 loãng:

Be + H2SO4 → BeSO4 + H2

- Với dung dịch HNO3:

3Be + 8HNO3(loãng,nóng) → 3Be(NO3)2 + 2NO + 4H2O

c. Tác dụng với nước

- Ở nhiệt độ thường, Be không phản ứng.

d. Tác dụng với dung dịch kiềm

- Be tác dụng với dung dịch bazơ mạnh

Be + 2NaOH + 2H2O → Na2[Be(OH)4] + H2

Be + 2NaOH n/c → Na2BeO2 + H2

IV. Trạng thái tự nhiên của Beri (Be)

   - Trong số 10 đồng vị của beri thì chỉ có 9Be là ổn định.

   - Beri là thành phần thiết yếu trong số 100 trên khoảng 4000 khoáng chất đã biết, quan trọng nhất trong số đó là bertrandit (Be4Si2O7(OH)2), berin (Al2Be3Si6O18), chrysoberin (Al2BeO4) và phenakit (Be2SiO4). Các dạng quý hiếm của berin là ngọc aquamarin và ngọc lục bảo. Cùng với hiđrô, heli và liti, một lượng nhỏ berili cũng đã được tạo ra trong Vụ Nổ Lớn.

V. Điều chế Beri (Be)

BeF2 + Mg → MgF2 + Be

VI. Ứng dụng

   - Beri được sử dụng như là chất tạo hợp kim trong sản xuất beri đồng. (Be có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt lớn) Các hợp kim beri-đồng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng do độ dẫn điện và độ dẫn nhiệt cao, sức bền và độ cứng cao, các thuộc tính không nhiễm từ, cùng với sự chống ăn mòn và khả năng chống mỏi tốt của chúng.

   - Các ứng dụng bao gồm việc sản xuất các điện cực hàn điểm, lò xo, các thiết bị không đánh lửa và các tiếp điểm điện.

VII. Các hợp chất quan trọng của Beri

- Beri cacbonat: BeCO3

VIII. Bài tập liên quan về Beri (Be)

Ví dụ 1: Có thể dùng cụm từ khác nhưng nghĩa tương đương với cụ từ: “có cùng số proton trong hạt nhân”, trong định nghĩa về nguyên tố hóa học. Đó là cụm từ A, B hay C?

   A. Có cùng thành phần hạt nhân.

   B. Có cùng khối lượng hạt nhân.

   C. Có cùng điện tích hạt nhân.

Lời giải:

   Chọn: C.

Ví dụ 2: Theo sơ đồ nguyên tử của 4 nguyên tố, hãy chỉ ra:

a) Nguyên tử những nguyên tố nào có cùng số lớp electron (mấy lớp).

b) Nguyên tử những nguyên tố nào có cùng số electron lớp ngoài cùng (mấy electron).

Lời giải:

a) Nguyên tử của nguyên tố Beri và Bo có cùng số lớp electron (2 lớp electron)

Nguyên tử của nguyên tố Magie và Photpho có cùng số lớp eletron (3 lớp electron).

b) Nguyên tử của nguyên tố Beri và Magie có cùng số electron lớp ngoài cùng (2 electron lớp ngoài cùng).

Xem thêm các chất hữu cơ chi tiết khác:

Magie (Mg): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

Liti (Li): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá