Bài viết về tính chất hóa học của kim loại gồm đầy đủ thông tin về tính chất vật lí, tính chất hóa học, cách điều chế, .... Mời các bạn đón xem:
Tính chất hóa học của Kim loại kiềm
1. Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn
- Sáu nguyên tố hóa học đứng sau nguyên tố khí hiếm là liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi (Rb), xesi (Cs), franxi (Fr) được gọi là các kim loại kiềm.
- Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA, đứng ở đầu mỗi chu kì (trừ chu kì I).
2. Cấu tạo và tính chất của kim loại kiềm
- Cấu hình electron: Kim loại kiềm là những nguyên tố s. Lớp e ngoài cùng của nguyên tử chỉ có 1e, ở phân lớp ns1 (n là số thứ tự chu kì). So với những electron khác trong nguyên tử thì electron ns1 ở xa hạt nhân nguyên tử nhất, do đó dễ tách khỏi nguyên tử. Các cation M+ của kim loại kiềm có cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm đứng trước.
- Năng lượng ion hóa: Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa I1 nhỏ nhất so với các kim loại khác cùng chu kì. Do vậy các kim loại kiềm có tính khử rất mạnh:
M → M+ + e
- Năng lượng ion hóa I2 của các nguyên tử kim loại kiềm lớn hơn năng lượng ion hóa I1 nhiều lần (từ 6 đến 14 lần). Vì vậy, trong các phản ứng hóa học nguyến tử kim loại kiềm chỉ nhường 1 electron.
- Trong nhóm kim loại kiềm, năng lượng ion hóa I1 giảm dần từ Li đến Cs.
- Số oxi hóa: Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hóa +1.
- Thế điện cực chuẩn: Thế điện cực chuẩn của kim loại kiềm rất âm.
II. Tính chất vật lí
Các kim loại kiềm có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là kiểu mạng kém đặc khít.
1. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại kiềm thấp hơn nhiều so với các kim loại khác. Tính chất này là do liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kém bền vững.
2. Khối lượng riêng
- Khối lượng riêng của các kim loại kiềm cũng nhỏ hơn so với các kim loại khác. Khối lượng riêng của các kim loại nhỏ là do nguyên tử của các kim loại kiềm có bán kính lớn và do có cấu tạo mạng tinh thể của chúng kém đặc khít.
3. Tính cứng
- Các kim loại kiềm đều mềm, chúng có thể cắt bằng dao. Tính chất này là do liên kết kim loại trong mạng tinh thể yếu.
III. Tính chất hóa học
Các nguyên tử kim loại kiềm đều có năng lượng ion hóa I1 thấp và thế điện cực chuẩn E0 có giá trị rất âm. Vì vậy kim loại kiềm có tính khử rất mạnh.
1. Tác dụng với phi kim
- Hầu hết các kim loại kiềm có thể khử được các phi kim.
- Thí dụ: kim loại Na cháy trong môi trường khí oxi khô tạo ra natri peoxit Na2O2. Trong hợp chất peoxit, oxi có số oxi hóa -1:
2. Tác dụng với axit
- Các kim loại kiềm đều có thể khử dễ dàng ion H+ của dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng) thành khí H2 (phản ứng gây nổ nguy hiểm):
2Li + 2HCl → 2LiCl + H2↑
- Dạng tổng quát:
2M + 2H+ → 2M+ + H2↑
3. Tác dụng với nước
- Kim loại kiềm khử được nước dễ dàng, giải phóng khí hiđro:
2Na + 2H2O → 2NaOH (dd) + H2↑
- Dạng tổng quát:
2M + 2H2O → 2MOH (dd) + H2↑
- Do vậy, các kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu hỏa.
IV. Điều chế
- Kim loại kiềm dễ bị oxi hóa thành ion dương, do vậy trong tự nhiên kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
- Điều chế kim loại kiềm bằng cách khử ion của chúng:
M+ + e → M
- Tuy nhiên, không có chất nào khử được ion kim loại kiềm.
- Phương pháp thường dùng để điều chế kim loại kiềm là điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại kiềm.
- Thí dụ: Điện phân muối NaCl
Phương trình điện phân:
V. Ứng dụng
- Kim loại kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng.
- Chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp dùng trong thiếp bị báo cháy,...
- Các kim loại kali, natri dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài lò phản ứng hạt nhân.
- Kim loại xesi dùng chế tạo tế bào quang điện.
- Kim loại kiềm được dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện.
- Kim loại kiềm được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ.
VI. Bài tập liên quan về kim loại kiềm
Bài 1: Nhỏ vài giọt dung dịch natri cacbonat vào dung dịch nhôm clorua. Hiện tượng thu được là
A. Xuất hiện kết tủa trắng.
B. Sủi bọt khí.
C. Không hiện tượng.
D. Xuất hiện kết tủa trắng và sủi bọt khí.
Lời giải:
Đáp án: D
3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O → 2Al(OH)3↓ + 6NaCl + 3CO2↑
Hiện tượng xảy ra là xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 và bọt khí CO2.
Bài 2: Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, CO2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là
A. 5. B. 2.
C. 3. D. 4.
Lời giải:
Đáp án: D
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O
Bài 3: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. HF. B. KOH.
C. Al(OH)3. D. Cu(OH)2.
Lời giải:
Đáp án: B
KOH → K+ + OH-
Bài 4: Muối nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa đỏ nâu?
A. Mg(NO3)2. B. CrCl3.
C. FeCl3. D. CuSO4.
Lời giải:
Đáp án: C
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3(↓ đỏ nâu) + 3NaCl
Bài 5: Cho sơ đồ phản ứng: Na → X → Y → Na. Mỗi mũi tên là một phản ứng trực tiếp. X, Y là cặp chất nào sau đây?
A. Na2O, Na2CO3. B. NaOH, NaCl.
C. NaCl, NaNO3. D. Na2CO3, NaHCO3.
Lời giải:
Đáp án: B
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
NaOH + HCl → NaCl + H2O
2NaCl -dpnc→ 2Na + Cl2
Bài 6: Chất nào dưới đây không có khả năng tan trong dung dịch NaOH?
A. Al. B. Cr.
C. Al2O3. D. Cr(OH)3.
Lời giải:
Đáp án: B
Cr không tan trong NaOH, kể cả NaOH đặc, nóng.
Bài 7: Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được là
A. NaNO2. B. NaOH.
C. Na2O. D. Na.
Lời giải:
Đáp án: A
2NaNO3 -to→ 2NaNO2 + O2
Bài 8: Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl dư tạo ra chất khí?
A. Na2CO3. B. Ca(NO3)2.
C. K2SO4. D. Ba(OH)2.
Lời giải:
Đáp án: A
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
Bài 9: Dẫn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH 1M thì dung dịch sau phản ứng có chứa
A. Na2CO3 và NaHCO3. B. NaHCO3.
C. Na2CO3. D. NaOH và Na2CO3.
Lời giải:
Đáp án: D
nkhí = 0,1 mol; nNaOH = 0,3 mol
Có
Vậy NaOH dư, sau phản ứng thu được Na2CO3 và NaOH dư.
Bài 10: Để thu được dung dịch NaOH 16% thì cần thêm bao nhiêu gam H2O vào 200 gam dung dịch NaOH 20% ?
A. 50 gam. B. 100 gam .
C. 200 gam. D. 250 gam.
Lời giải:
Đáp án: A
Gọi khối lượng nước thêm vào a gam.
Khối lượng NaOH trong 200 gam dung dịch là: 200.20% = 40 gam.
Nồng độ NaOH sau khi thêm nước:
→ a = 50 gam.
Xem thêm các chất hữu cơ chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.