Em hãy cho biết hành vi nào vi phạm pháp luật lao động trong các trường hợp sau

227

Với giải Luyện tập 5 trang 72 sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục công dân lớp 8. Mời các bạn đón xem:

Em hãy cho biết hành vi nào vi phạm pháp luật lao động trong các trường hợp sau

Luyện tập 5 trang 72 GDCD 8: Em hãy cho biết hành vi nào vi phạm pháp luật lao động trong các trường hợp sau. Vì sao?

a) Thuê trẻ em 14 tuổi làm thợ may công nghiệp.

b) Không sử dụng, trang bị bảo hộ lao động khi làm việc.

c) Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động.

d) Nghỉ việc dài ngày không có lí do.

e) Không trả đủ tiền công theo thoả thuận.

g) Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng.

Trả lời:

- Các hành vi vi phạm pháp luật lao động:

+ Trường hợp a) Thuê trẻ em 14 tuổi làm thợ may công nghiệp => Vì: chỉ được sử dụng người lao động chưa đủ 15 tuổi trong các công việc nhẹ (khoản 2 điều 143 bộ luật lao động).

+ Trường hợp b) Không sử dụng, trang bị bảo hộ lao động khi làm việc => Vì: người lao động có nghĩa vụ: chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động (khoản 2 điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019)

+ Trường hợp d) Nghỉ việc dài ngày không có lí do => Vì: người lao động có nghĩa vụ: chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động (khoản 2 điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019)

+ Trường hợp e) Không trả đủ tiền công theo thoả thuận => Vì: người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể đã kí kết (khoản 2 điều 6 Bộ luật Lao động năm 2019).

+ Trường hợp g) Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng => Vì: người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể đã kí kết (khoản 2 điều 6 Bộ luật Lao động năm 2019).

 
Đánh giá

0

0 đánh giá