Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Đọc đoạn trích từ “Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính” đến “Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân số ra làm năm đạo, hôm đó là ngày 30 tháng Chạp.

241

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn đầy đủ Tập 1 và Tập 2 chương trình sách mới sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách SBT Ngữ Văn 8 từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.

Đọc đoạn trích từ “Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính” đến “Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân số ra làm năm đạo, hôm đó là ngày 30 tháng Chạp.

Bài tập 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc đoạn trích từ “Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính” đến “Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân số ra làm năm đạo, hôm đó là ngày 30 tháng Chạp.” trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh (SGK, tr. 19 – 20) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Các sự việc trong đoạn trích được kể theo trình tự như thế nào?

Trả lời:

Các sự việc trong đoạn trích được kể theo trình tự thời gian, việc nào diễn ra trước thì kể trước, việc nào diễn ra sau thì kể sau.

Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”. Theo em, câu nói của vua Quang Trung trong văn bản này có điểm gì tương đồng với lời của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo: “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/ Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác”? Điểm tương đồng đó cho thấy điều gì ở các bậc anh hùng hào kiệt của nước ta trong các thời kì lịch sử?

Trả lời:

Câu nói của Nguyễn Huệ gợi nhắc tới câu của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo. Ta dễ nhận thấy tư tưởng của Nguyễn Trãi với Quang Trung có nhiều điểm tương đồng: Cả hai đều khẳng định sự tồn tại độc lập, bình đẳng của một quốc gia phương Nam trước quốc gia phương Bắc; khẳng định ở nước ta đời nào cũng có anh hùng hào kiệt. Qua đây, ta cảm nhận được phẩm chất của những anh hùng trong các thời kì lịch sử khác nhau: đó là tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược.

Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Qua cách hành xử của vua Quang Trung đối với Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân và Ngô Thì Nhậm, em cảm nhận được vẻ đẹp gì của người anh hùng này?

Trả lời:

Qua đoạn văn thuật lại cách hành xử của vua Quang Trung đối với Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân và Ngô Thì Nhậm ở Tam Điệp, ta thấy vua Quang Trung là người sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người. Ông hiểu được điểm mạnh cũng như điểm yếu của các tướng sĩ, khen chê đúng người, đúng việc nên làm cho tướng sĩ kính phục và một lòng trung thành để làm nên việc lớn.

Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: “Các ngươi đều là những kẻ có lương tri lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn”. Theo em, việc vua Quang Trung dùng từ lương tri, lương năng để nói với các tướng sĩ nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Từ lương tri được dùng để chỉ người có lương tâm, biết nhận thức đúng đắn, soi xét đúng sai; còn từ lương năng là để chỉ người có phẩm cách tốt đẹp. Như vậy, với việc dùng từ lương tri, lương năng, vua Quang Trung muốn khẳng định: tất cả các tướng lĩnh, quân sĩ đều là những người biết phải trái, đúng sai, đều là những người có lương tâm, biết yêu nước, thương dân. Dùng cách nói này, vua Quang Trung đã khích lệ được lòng tự trọng, tinh thần tự tôn dân tộc của quân sĩ.

Câu 5 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Qua đoạn trích, em thấy vua Quang Trung là người như thế nào? Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả khi miêu tả nhân vật này?

Trả lời:

Vua Quang Trung trong đoạn trích được khắc hoạ là người mạnh mẽ, quyến đoán; sáng suốt, nhạy bén trong việc nhận định tình hình địch, ta. Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ bằng lời nói chân thành, bằng việc nêu những tấm chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập trong lịch sử Tầm nhìn chiến lược, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập của vua Quang Trung đã góp phần làm nên chiến thắng thần tốc đại phá quân Thanh.

Qua đoạn trích, ta cũng cảm nhận được thái độ của các tác giả: Ca ngợi trí tuệ và phẩm cách đẹp đẽ của vua Quang Trung.

Đánh giá

0

0 đánh giá