Hóa học lớp 9 Bài 6: Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit | Giải Hóa học 9

532

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Hóa học 9 Bài 6: Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit lớp 9. 

Giải bài tập Hóa học 9 Bài 6: Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit

Báo cáo thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit

I. Tính chất hóa học của oxit

a. Thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi oxit và nước

- Cho một mẩu nhỏ (bằng hạt ngô) canxi oxit vào ống nghiệm, sau đó thêm dần 1- 2 ml nước. Quan sát hiện tượng xảy ra.

- Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein. Màu của thuốc thử thay đổi như thế nào?

- Kết luận về tính chất hóa học của canxi oxit và viết phương trình hóa học

b. Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước

- Đốt một ít photpho đỏ (bằng hạt đậu xanh) trong bình thủy tinh miệng rộng. Sau khi photpho cháy hết, cho 2 – 3 ml nước vào bình, đậy nút, lắc nhẹ. Quan sát các hiện tượng.

- Thử dung dịch trong bình bằng quỳ tím. Nhận xét sự thay đổi màu của thuốc thử

- Kết luận về tính chất hóa học của diphotpho pentaoxit. Viết các phương trình hóa học.

II. Nhận biết các dung dịch

Thí nghiệm 3: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong ba dung dịch là: H2SOloãng, HCl, Na2SO4. Hãy tiến hành thí nghiệm nhận biết dung dịch chất đựng trong mỗi lọ.

Lời giải 

1. Tính chất hóa học của oxit.

a) Thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi oxit và nước:

Tiến hành: Cho một mẩu nhỏ (bằng hạt ngô) CaO vào ống nghiệm, sau đó thêm dần 1-2ml nước.

Thử dung dịch thu được bằng quỳ tím hoặc phenolphtalein.

- Hiện tượng: Vôi sống nhão ra, phản ứng toả nhiệt.

Dung dịch thu được làm quỳ tím → Xanh. (phenolphtalein → hồng)

- PTHH: CaO(r)+H2O(l)Ca(OH)2(dd)

-Giải thích hiện tượng: Do oxit bazo (CaO) tan trong nước tạo thành dung dịch bazo và dung dịch bazo làm quỳ tím chuyển xanh, phenilphtalein (không màu thành màu hồng)

* Kết luận : Oxit bazơ + nước → dd bazơ

b)Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước:

- Tiến hành: Đốt một ít photpho đỏ(bằng hạt đậu xanh) trong bình thuỷ tinh miệng rộng. Sau khi P cháy hết, cho 2-3 ml nước vào bình, đậy nút, lắc nhẹ.

Thử dung dịch trong bình bằng quỳ tím.

- Hiện tượng: Photpho cháy tạo khói trắng dạng bột bám vào thành bình, tan được trong nước tạo thành dung dịch trong suốt.

Dung dịch thu được làm quỳ tím hoá đỏ.

- PTHH: 4P(r)+5O2(k)2P2O5(r)

P2O5(r)+3H2O(l)2H3PO4(dd)

- Giải thích hiện tượng: P cháy trong oxi tạo thành P2O5, sau đó P2O5 tan trong nước tạo thành dung dịch axit, dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ

* Kết luận: Oxit axit + nước → dd axit

2. Nhận biết các dung dịch:

Thí nghiệm 3: Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4 (đánh số 1,2,3)

- Chọn thuốc thử:

+ Quỳ tím

+ dd BaCl2

- Bước 1: Lấy ở mỗi lọ 1 giọt dung dịch nhỏ vào giấy quỳ tím

+ Nếu quỳ tím không đổi màu là lọ chứa Na2SO4

+ Nếu quỳ tím đổi sang màu đỏ là lọ chứa dung dịch HCl hoặc dung dịch H2SO4

- Bước 2: Dùng dung dịch BaCl2 để phân biệt 2 lọ axit còn lại là dung dịch HCl và dung dịch H2SO4

Lấy 1 ml dung dịch axit đựng ở mỗi lọ và 2 ống nghiệm và đánh số thứ tự ống nghiệm theo số ghi trong lọ ban đầu. Lần lượt nhỏ 1-2 giọt BaCl2 vào mỗi ống nghiệm

+ Xuất hiện kết tủa trắng là ống nghiệm chứa H2SO4

PTHH: BaCl2 + H2SO4  BaSO4 + 2HCl

+ Không có hiện tượng gì là ống nghiệm chứa HCl

Đánh giá

0

0 đánh giá