Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu Trắc nghiệm Hình chóp tam giác đều – Hình chóp tứ giác đều có đáp án - Toán 8 sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Toán 8. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Hình chóp tam giác đều – Hình chóp tứ giác đều đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:
15 câu Trắc nghiệm Hình chóp tam giác đều – Hình chóp tứ giác đều (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án - Toán 8
Câu 1. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A.Hình chóp tam giác đều có tất cả các cạnh bên bằng nhau và đáy là tam giác đều.
B. Hình chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng nhau.
C. Hình chóp tứ giác đều có các cạnh bên bằng nhau và đáy là hình vuông.
D. Hình chóp tam giác đều có các mặt bên là tam giác cân.
Đáp án đúng là: B
Hình chóp tứ giác đều có các cạnh bên bằng nhau và đáy là hình vuông nên đáp án B sai.
Câu 2. Cho hình chóp tam giác đều S.ABC, có SA = 4cm, AB = 5cm. So sánh độ dài cạnh SB và SC.
A. SB = SC.
B. SB > SC.
C. SB < SC.
D. Không so sánh được.
Đáp án đúng là: A
Hình chóp tam giác đều có các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh nên SB = SC = SA = 4 cm.
Câu 3. Bạn A định gấp một hộp quà từ tấm bìa như hình dưới. Bạn A định gấp hình gì?
A. Hình lập phương.
B. Hình chóp tam giác đều.
C. Hình lăng trụ.
D. Hình chóp tứ giác đều.
Đáp án đúng là: B
Sử dụng định nghĩa hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều ta thấy các cạnh bên bằng nhau, đáy của hình trên là tam giác đều.
Câu 4. Hình nào dưới đây khi gấp lại được hình chóp tam giác đều?
A. Hình b
B. Hình a
C. Hình c
D. Không có hình nào
Đáp án đúng là: B
Hình 1: Khi gấp lại, ta gấp được hình chóp tam giác đều vì có ba mặt bên và đáy là tam giác đều.
Hình 2: Khi gấp lại, hình chóp không đều vì thừa nhiều mặt.
Hình 3: Khi gấp lại, không được hình chóp tam giác đều vì thừa một mặt.
Câu 5. Cho hình chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng nhau, nếu tăng cạnh bên lên hai lần thì chu vi mặt đáy sẽ
A. Giảm đi 2 lần
B. Tăng lên 2 lần
C. Giảm đi 4 lần.
D. Tăng lên 4 lần.
Đáp án đúng là: B
Hình chóp tứ giác đều có đáy là hình vuông, tất cả các cạnh đều bằng nhau nên cạnh bên tăng lên hai lần thì cạnh đáy tăng hai lần.
Khi đó, chu vi hình vuông cũng tăng lên 2 lần.
Câu 6. Cho hình chóp tam giác đều S.ABC biết SA = 4 cm, AB = 3 cm. Chọn phát biểu đúng.
A. SC = AC = 3 cm.
B. AC = BC = 3 cm.
C. SB = BC = 4 cm.
D. SB = SC = 3 cm.
Đáp án đúng là: B
Hình chóp tam giác đều S.ABC có đáy ABC là tam giác đều nên
AC = BC = AB = 3 cm.
Hình chóp tam giác đều có các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh nên SB = SC = SA = 4 cm.
Câu 7. Hình chóp tam giác đều có mấy mặt?
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 6.
Đáp án đúng là: C
Hình chóp tam giác có 4 mặt bao gồm 3 mặt bên và 1 mặt đáy.
Câu 8. Cho hình chóp tam giác đều SABC như hình. Mặt đáy của hình chóp là
A. mặt SAB.
B. mặt SBC.
C. mặt SAC.
D. mặt ABC.
Đáp án đúng là: D
Theo định nghĩa hình chóp tam giác đều thì mặt đáy của hình chóp SABC là mặt ABC.
Câu 9. Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có tất cả các cạnh bằng nhau, chiều cao mặt đáy bằng . Tính chiều cao mặt bên hình chóp.
A.
B. 3 cm
C.
D.
Đáp án đúng là: A
Hình chóp tam giác đều S.ABC có tất cả các cạnh bằng nhau nên
SA = SB = SC = AB = AC = BC.
Gọi H là trọng tâm tam giác ABC đều, M là trung điểm BC.
Theo định nghĩa trung đoạn, SM là trung đoạn của hình chóp.
Đáy ABC là tam giác đều nên AM vừa là trung tuyến vừa là đường cao
Suy ra vuông tại M.
.
Ta có: SA = SB = SC nên tam giác SAB đều
Khi đó, SM vừa là trung tuyến vừa là đường cao.
vuông tại M.
Xét tam giác vuông SMB và tam giác vuông AMB có:
MB chung
SB = AB
Do đó (cạnh huyền – cạnh góc vuông)
Suy ra
Vậy chiều cao mặt bên hình chóp SM bằng .
Đáp án đúng là: B
Hình chóp tam giác đều có 4 cạnh bên.
Câu 10. Đường cao của hình chóp tam giác đều trong hình bên là
A. SH.
B. SO.
C. AH.
D. AB.
Đáp án đúng là: B
Theo khái niệm đường cao của hình chóp tam giác đều thì đường cao của hình chóp S.ABC là đoạn SO.
Câu 11. Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD như hình. Gọi O là giao điểm hai đường chéo, khi đó SO là:
A. đường cao của hình chóp.
B. cạnh trong của hình chóp.
C. cạnh bên của hình chóp.
D. trung tuyến của hình chóp.
Đáp án đúng là: A
Theo định nghĩa đường cao của hình chóp tứ giác đều thì đường cao là đoạn thẳng nối từ đỉnh tới giao của hai đường chéo của mặt đáy.
Khi đó, SO là đường cao của hình chóptứ giác đều S.ABCD.
Câu 12. Mặt đáy của hình chóp tam giác đều là hình gì?
A. Tam giác vuông cân.
B. Tam giác cân.
C. Tam giác vuông.
D. Tam giác đều.
Đáp án đúng là: D
Theo định nghĩa hình chóp tam giác đều, mặt đáy là các tam giác đều.
Câu 13. Hình chóp tứ giác đều có mấy cạnh bên?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 14. Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có tất cả các cạnh bằng nhau và bằng 6cm. Chu vi mặt đáy của hình chóp tứ giác đều S.ABCD
A. 18cm
B. 6cm
C. 24cm
D. 36cm
Đáp án đúng là: C
Hình chóp tứ giác đều S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông nên
AB = BC = CD = DA = 6cm .
Khi đó chu vi mặt đáy ABCD là: C = 6.4 = 24 (cm).
Câu 15. Số đo mỗi góc ở đỉnh của mặt đáy hình chóp tam giác đều là
A.
B.
C.
D.
Đáp án đúng là: C
Vì đáy của hình chóp tam giác đều là tam giác đều, mà mỗi góc của tam giác đều có số đo bằng .
Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Toán 8 (Chân trời sáng tạo) hay, có đáp án chi tiết:
Trắc nghiệm Toán 8 Bài 4: Phân tích đa thức thành nhân tử
Trắc nghiệm Toán 8 Bài 5: Phân thức đại số
Trắc nghiệm Toán 8 Bài 6: Cộng, trừ phân thức
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.