Giáo án Trao duyên Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Ngữ văn lớp 11

 Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản  0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Trao duyên Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Xác định và phân tích được tâm trạng đầy mâu thuẫn, bế tắc, đau đớn của Thúy Kiều trong đêm trao duyên cho Thúy Vân, nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng

- Nhận diện và phân tích được nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật: độc thoại nội tâm, phân tích tâm lí, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bac học, ngôn ngữ bình dân.

- Nhận diện và phân tích được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du với con người, đặc biệt là những người tài hoa bạc mệnh như Kiều.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

3. Phẩm chất

- Cảm thông và chia sẻ trước tình cảm đôi lứa bị chia lìa.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh

SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

+ GV đặt câu hỏi yêu cầu HS đọc, suy ngẫm trả lời

Trong cuộc sống, đôi khi có những điều rất khó nói, nhưng vẫn phải tìm cách nói ra để nhận dược sự cảm thông, chia sẻ của một người nào đó. Đac bao giờ bạn gặp một tình huống như vậy chưa? Hãy chia sẻ với các bạn hoặc lắng nghe chia sẻ của các bạn về trải nghiệm đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+HS đọc, suy nghĩ trả lời câu hỏi

+ Trình bày trước lớp những gì mình suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Gọi ngẫu nhiên từ 1 đến 3 bạn HS

+ Chia sẻ ý kiến

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV đưa ra gợi ý:

+ GV nhận xét, bổ sung

+ Chốt lại ý kiến

- GV dẫn dắt vào bài: “Đau đớn thay phận đàn bà,

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”

Đó chính là tiếng lòng của Nguyễn Du, ông đã bày tỏ sự đồng cảm, thương xót đối với những người tài hoa mà bạc mệnh trong xã hội phong kiến xưa, đặc biệt là những người phụ nữ. Cũng giống như Đạm Tiên, Thúy Kiều cũng là một người tài hoa, đức hạnh nhưng cuộc đời nàng lại chịu nhiều cay đắng, khổ cực. Để tìm hiểu một phần bi kịch trong cuộc đời của nàng Cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đoạn trích “Trao duyên” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du để hiểu rõ hơn tâm trạng của Thúy Kiều đêm trao duyên và bi kịch tình yêu tan vỡ của nàng và “Trao duyên” – đây là một trong những đoạn trích mở đầu cho cuộc đời đau khổ của Kiều.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả và tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:

Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyễn Du và văn bản “Trao duyên”.

+ Trình bày những nét chung và hiểu biết của em về đoạn trích “Trao duyên”. (Vị trí cũng như bố cục đoạn trích)

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả

- Nguyễn Du (1765 – 1820

- Đại thi hào dân tộc Việt Nam

- Tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên

- Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Thân phụ của ông là Nguyễn Nghiễm (1708 – 1776), làm Tể tướng triều Lê, đóng thời là một học giả, nhà thơ. Thân mẫu của ông là bà Trần Thị Tần (1740 – 177 quê Kinh Bắc (nay thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). 10 tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ, ông phải đến sống nhờ người anh khác mẹ là Nguyễn Khản.

- Năm 1783, Nguyễn Du đi thi, đỗ tam trường (tương đương Tú tài), làm một chức quan nhỏ dưới triều Lê; thời Tây Sơn, sống cuộc đời lưu lạc bần hàn; sau thời Tây Sơn, ông lại được mời ra làm quan cho triều Nguyễn (lên đến chức Hữu Tham tri bộ Lễ, tương đương chức Thứ trưởng bấy giờ).

- Sống trong một giai đoạn mà gia cảnh và lịch sử đất nước có nhiều biến đổi lớn lao, cuộc đời ông cũng lắm phen chìm nổi, đau thương, buồn nhiều, vui ít. Ông qua đời ở tuổi 55 (ngày 16 tháng 9 năm 1820). Dù cuộc đời khá ngắn ngủi, nhưng cũng nhờ từng sống nhiều nơi, chứng kiến, nếm trải nhiều cảnh đời dâu bể, lại có tài năng lớn, tâm hồn nhạy cảm thiên phú nên Nguyễn Du đã trở thành một đại thi hào dân tộc.

- Sáng tác Nguyễn Du gồm hai bộ phận: Hán Và chữ Nôm.

- Sáng tác chữ Hán của ông gồm ba tập: Thanh Hiên thi tập, gồm 78 bài, được viết từ lúc còn chìm nổi lênh đênh đến khi làm quan ở Bắc Hà (1786 – 1804); Nam trung tạp ngâm, gồm 40 bài, được sáng tác trong giai đoạn làm quan ở Quảng Bình và Huế (từ năm 1805 đến năm 1813); Bắc hành tạp lục, gồm 131 bài, được sáng tác trên đường đi sứ Trung Quốc (từ năm 1813 đến năm 1814).

- Sáng tác chữ Nôm của ông tiêu biểu là: Truyện Kiều (tức Kim Vân Kiều tân truyện, hay Đoạn trường tân thanh), được sáng tác khi làm quan ở Huế hoặc có thể khởi thảo từ trước đó, khi còn ở quê nhà; Văn tế thập loại chúng sinh (thường gọi Văn chiêu hồn), được sáng tác vào đầu thế kỉ XIX.

2. Tác phẩm

a. Vị trí đoạn trích

- Trao duyên sau khi bán mình → tình thế éo le → nỗi đau đớn, bất lực, vẻ đẹp phẩm chất của Kiều.

- Đoạn trích từ câu 711 đến câu 756, thuộc phần

Gia biến và lưu lạc trong “Truyện Kiều”

→ Vị trí đặc biệt: khép lại những ngày tháng êm đềm, hạnh phúc, mở ra cuộc đời lưu lạc bất hạnh.

b. Bố cục: Chia làm 3 phần

- Phần 1: 12 câu đầu: Nỗi niềm trong đêm của Kiều

- Phần 2: 12 câu thơ tiếp theo: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân.

- Phần 3: 14 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy vân.

- Phần 4: 10 câu cuối: Kiều đối diện với thực tại và lời nhắn gứi đến Kim Trọng.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 24 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Trao duyên.

Để mua Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Ôn tập trang 32

Giáo án Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn trang 33

Giáo án Độc “Tiểu Thanh kí”

Giáo án Kính gửi cụ Nguyễn Du

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 45

Đánh giá

0

0 đánh giá