Nội dung chính Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư –Thúc Sinh (chuẩn nhất) - Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

263

Với tổng hợp Nội dung chính các tác phẩm Ngữ văn lớp 11 chính xác nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được Nội dung chính văn bản từ đó học tốt môn Ngữ văn 11.

Nội dung chính Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư –Thúc Sinh (chuẩn nhất) - Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Nội dung chính Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư –Thúc Sinh

Bài thơ thể hiện nỗi niềm khó tả, những cảm xúc đa chiều của Thúy Kiều khi hầu rượu Thúc Sinh và Hoạn Thư.

Kết quả hình ảnh cho thúy kiều hoạn sinh

Bố cục Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư –Thúc Sinh

Văn bản bài Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh gồm 4 phần:

+ Phần 1: Thúc Sinh trở về thăm nhà, Hoạn Thư đon đả, vui vẻ ra đón chàng.

+ Phần 2: Hoạn Thư và Thúc Sinh cùng nhau bày tiệc rượu hàn huyên, tâm tình.

+ Phần 3: Hoạn Thư gọi Thúy Kiều được gọi ra hầu rượu vợ chồng mình để hạ nhục Kiều và răn đe Thúc Sinh.

+ Phần 4: Thúc Sinh khi chứng kiến Thúy Kiều hầu rượu đã ngờ ngợ nhận ra đó là nàng, tâm trạng từ đó cũng thay đổi, trở lại tâm trạng buồn bã, gan héo ruột đầy, nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng.

Đọc tác phẩm Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư –Thúc Sinh

Chạnh niềm nhớ cảnh gia hương,

Nhớ quê, chàng lại tìm đường thăm quê.

Tiểu thư đón cửa dã dề,

Hàn huyện vừa cạn mọi bề gần xa.

Nhà hương cao cuốn bức là,

Buồng trong truyền gọi nàng ra lạy mừng.

Bước ra một bước một dừng,

Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa:

“Phải chăng nắng quáng đèn loà,

Rõ ràng ngồi đó chẳng là Thúc Sinh?

Bây giờ tình mới rõ tình,

Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai.

Chước đâu có chước lạ đời?

Người đâu mà lại có người tinh ma?

Rõ ràng thật lứa đôi ta,

Làm ra con ở chúa nhà đôi nơi.

Bề ngoài thon thớt nói cười,

Mà trong nham hiểm giết người không dao.

Bây giờ đất thấp trời cao,

Ăn làm sao nói làm sao bây giờ?”

Càng trông mặt, càng ngẩn ngơ,

Ruột tằm đòi đoạn như tơ rối bời.

Sợ uy dám chẳng vâng lời,

Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều.

Sinh đà phách lạc hồn xiêu:

“Thương ôi chẳng phải nàng Kiều ở đây?

Nhân làm sao đến thế này?

Thôi thôi đã mắc vào tay ai rồi!”

Sợ quen dám hở ra lời,

Khôn ngăn giọt ngọc sụt sùi nhỏ sa.

Tiểu thư trông mặt hỏi tra:

− “Mới về có việc chi mà động dong?”

Sinh rằng: – “Hiếu phục vừa xong,

“Suy lòng trắc Dĩ đau lòng chung thiên.”

Khen rằng: – “Hiếu tử đã nên!

Tẩy trần mượn chén giải phiền đêm thu.”

Vợ chồng chén tạc chén thừ,

Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi.

Bắt khoan bắt nhặt đến lời,

Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay.

Sinh càng như dại như ngây,

Giọt dài giọt ngắn chén đầy chén voi.

Ngoảnh đi chợt nói chợt cười,

Cáo say chàng đã tính bài lảng ra.

Tiểu thư vội thét: – “Con Hoa!

Khuyên chàng chẳng cạn thì ta có đòn.”

Sinh càng nát ruột tan hồn,

Chén mời phải ngậm bồ hòn ráo ngay.

Tiểu thư cười nói tỉnh say, tao

Chưa xong cuộc rượu lại bày trò chơi.

Rằng: – “Hoa nô đủ mọi tài,

Bản đàn thử dạo một bài chàng nghe.”

Nàng đà tán hoán tê mê,

Vâng lời ra trước bình the vặn đàn.

Bốn dây như khóc như than,

Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng.

Cùng trong một tiếng tơ đồng”,

Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.

Giọt châu lã chã khôn cầm,

Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt tương”.

Tiểu thư lại thét lấy nàng:

- “Cuộc vui gảy khúc đoạn trường ấy chi?

Sao chẳng biết ý tứ gì?

họ chàng buồn bã tội thì tại ngươi.”

Sinh càng thảm thiết bồi hồi,

Vội vàng gượng nói gượng cười cho qua.

Giọt rồng canh đã điểm ba,

Tiểu thư nhìn mặt dường đà cam tâm.

Lòng riêng khấp khởi mừng thầm:

“Vui này đã bỏ đau ngầm xưa nay.”

Sinh thì gan héo ruột đầy, tao

Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng.

Người vào chung gối loan phòng,

Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài:

“Bây giờ mới rõ tăm hơi,

Máu ghen đâu có lạ đời nhà ghen!

Chước đâu rẽ thuý chia uyên,

Ai ra đường nấy ai nhìn được ai.

Bây giờ một vực một trời,

Hết điều khinh trọng hết lời thị phi.

Nhẹ như bấc nặng như chì,

Gỡ cho ra nữa còn gì là duyên?

Lỡ làng chút phận thuyền quyên,

Bể sâu sóng cả có tuyền được vay?”

Một mình âm ỉ đêm chầy,

Đĩa dầu voi, nước mắt đầy năm canh.

Kết quả hình ảnh cho thúy kiều hoạn sinh

Tóm tắt Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư –Thúc Sinh

Đoạn trích kể lại cảnh Thúy Kiều bị bắt hầu rượu vợ chồng Hoạn Thư.

Ý nghĩa nhan đề Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư –Thúc Sinh

Kể việc Hoạn Thư bắt Thúy Kiều hầu rượu để hạ nhục nàng và răn đe Thúc Sinh

Giá trị nội dung Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư –Thúc Sinh

Đoạn trích kể lại truyện Thúy Kiều bị bắt hầu rượu vợ chồng Hoạn Thư. Đọc đoạn trích ta cảm nhận được những cảm xúc, tâm trạng phức tạp khó tả của các nhân vật. Qua đoạn trích, ta thấy xót thương cho người con gái "tài hoa bạc mệnh". Họ đều là những thân phận đánh thương, bị xã hội dồn tới đường cùng, bị mắc kẹt trong cuộc sống đầy khổ đau và bất hạnh, không thể phản kháng, chỉ biết lặng lẽ chấp nhận một mình, mặc cho dòng đời xô ngã, quyết định vận mệnh thay họ. Nghĩ về tương lai, họ chỉ đầy tâm trạng bất an, mơ hồ, không rõ ràng.

Giá trị nghệ thuật Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư –Thúc Sinh

- Nhân vật phản diện được khắc họa theo lối hiện thực hóa bằng những biện pháp cu thể, hiện thực.

- Ngôn ngữ: tác phẩm là nơi tập trung những cái hay, cái đẹp, cái hoàn thiện của ngôn ngữ văn học dân tộc.

Xem thêm các bài Soạn Nội dung chính Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Nội dung chính Độc Tiểu thanh kí

Nội dung chính Kính gửi Cụ Nguyễn Du

Nội dung chính Nguyệt cầm

Nội dung chính Thời gian

Nội dung chính Ét-Va Mun-Chơ (Edvard Munch) và tiếng thét

Đánh giá

0

0 đánh giá