SBT Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Những điều trông thấy

330

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Những điều trông thấy hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Ngữ văn 11 Bài 7 từ đó học tốt mô Ngữ văn 11.

SBT Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Những điều trông thấy

I. Đọc (trang 28, 29, 30, 32, 34, 35, 36 SBT Ngữ Văn 11)

A. Câu hỏi củng cố kiến thức, kĩ năng theo sách giáo khoa

Câu 1 trang 28 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tác phẩm nào dưới đây được Nguyễn Du sáng tác sớm nhất?

A. Bắc hành tạp lục

B. Nam trung tạp ngâm

C. Thanh Hiên thi tập

D. Văn chiêu hồn

Trả lời:

Đáp án C

Câu 2 trang 29 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tác phẩm nào dưới đây được Nguyễn Du sáng tác trong thời gian đi sứ ở Trung Quốc?

A. Nam trung tạp ngầm

B. Bắc hành tạp lục

C. Văn chiêu hồn

D. Thanh Hiên thi tập

Trả lời:

Đáp án B

Câu 3 trang 29 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tác phẩm nào dưới đây của Nguyễn Du được xem là có vai trò “nâng thể loại truyện thơ Nôm và ngôn ngữ văn chương của dân tộc lên một tầm cao mới”:

A. Văn chiêu hồn

B. Bắc hành tạp lục

C. Thanh Hiền thi tập

D. Đoạn trường tân thanh

Trả lời:

Đáp án D

Câu 4 trang 29 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào các chỗ trống để hoàn tất đoạn văn sau:

Nhân vật trong tác phẩm .......................... thường được khắc hoạ không chỉ thông qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động, mà còn qua ngôn ngữ giao tiếp và đời sống nội tâm của nhân vật, tức là thông qua .............................. nội tâm.

........................... là những lời nói thầm trong tâm trí (không phát ra thành tiếng), nhằm tái hiện hoạt động suy nghĩ – xúc cảm bên trong của nhân vật.

Trả lời:

Các từ ngữ được điền vào chỗ trống lần lượt là: truyện - đối thoại, độc thoại - độc thoại nội tâm.

Câu 5 trang 29 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thuý Kiều – Thuý Vân được thuật lại theo ngôi kể nào? Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết điều đó?

Trả lời:

- Sự việc được kể từ ngôi thứ ba.

- Dấu hiệu nhận biết: Căn cứ vào cách người kể chuyện gọi nhân vật ThuýVântừ ngôi thứ ba và cách các nhân vật (Thuý Vân, Thuý Kiểu) xưng gọi với nhau(trong lời thoại, Thuý Vân gọi Thuý Kiều là “chị”, Thuý Kiều gọi Thuý Vân là “em”,xưng “chị”).

Câu 6 trang 29 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra sự thay đổi trong tâm trạng của Thuý Kiều trước, trong và sau khi trao kỉ vật cho Thuý Vân.

Trả lời:

- Trước khi trao kỉ vật: Kiều một mình đắm chìm trong trạng thái bối rối, thaothức,dằn vặt cao độ: Nỗi riêng riêng những bàn hoàn/ Dầu chong trắng đĩa, lệ trànthấmkhăn. Khi cơ hội đến từ lời “hỏi han” ân cần của Thuý Vân, Thuý Kiều hiểurõ cáikhó của việc "trao duyên": Hở môi ra cũng thẹn thùng/ Để lòng thì phụ tấmlòng với ai. Và sau đó là lời cậy nhờ tha thiết: Keo loan chắp mối to thừa mặc em, ...

- Khi trao kỉ vật:

+ Ban đầu Kiều thể hiện sự trân quý khi nói và trao cho em từng kỉ vật: “chiếcvành" (vòng xuyến Kim Trọng tặng Kiểu), “bức tờ mây" (bức chữ thể nguyễn,giao ước kết đôi giữa hai người), “phím đàn” (phím đàn mà Kiều từng gảy choKimTrọng nghe), “mảnh hương nguyền" (mảnh hương trầm đốt trong đêm thểnguyền còn sót lại), ...

+ Nhưng từ ngữ và cách nói của Thuý Kiều cho thấy trong thâm tâm nàngkhông khỏi lưu luyến, tiếc nuối. Các từ ngữ nói về kỉ vật như: "của chung" (Duyênnày thìgiữ vật này của chung), "ngày xưa" (Phím đàn với manh hương nguynngày xưa);trong lời nói với Thuý Vân, nàng hình dung mai sau mình trở vềnhư một hồn ma trong gió và cầu xin một niềm cảm thương, một ân huệ khiêmnhường nhất: Dạ đài cách mặt khuất lời/ Rảy xin chén nước cho người thác oan.

- Sau khi trao kỉ vật:

+ Càng nghĩ nhiều đến “phận bạc” của mình, Kiểu càng trân trọng, nhớthương Kim Trọng và càng mặc cảm, xót xa; ân tình giữa hai người khó lòng tínhđếm (Kểlàm sao xiết muồn vàn ái ân) và khi phải chia li thì bái biệt bằng “trămnghìn ... lạy", ...

+ Cuối cuộc trao duyên, Thuý Kiểu lâm vào trạng thái tột cùng đau khổ, dầnvặt,lời Kiều trở nên ai oán (Phận sao phận bạc như vôi/ Đã đành nước chảy hoatrôi lỡ làng), nức nở khác thường (Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!/ Thôi thôi thiếp đãphụ chàng từ đây!). Thuý Kiểu ngất đi, sau khi đã dành hết sự tỉnh táo, sáng suốtcuối cùng để hoàn thành cái việc khó nhất là thuyết phục Thuý Vân thay mìnhlấy Kim Trọng và trao kỉ vật cho em.

Câu 7 trang 29 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Xác định chủ đề của văn bản Trao duyên và cho biết, phần văn bản này có vai trò như thế nào trong việc góp phần thể hiện chủ đề của Truyện Kiều.

Trả lời:

- Chủ đề của văn bản: Tâm trạng, cảm xúc của Thuý Kiểu khi thuyết phục Thuý Vân thay mình lấy Kim Trọng.

- Vai trò của phần văn bản Trao duyên trong việc góp phần thể hiện chủ đề của Truyện Kiều: Nếu xem chủ đề chung của Truyện Kiều là tiếng kêu đau thương về cuộc đời chìm nổi của nàng Kiều, thì Trao duyên là tiếng kêu thấm đẫm nỗi đau đầu đời của nàng. Nỗi đau này kéo theo nhiều nỗi đau khác trong suốt mười lăm năm lưu lạc.

B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu

● Văn bản 1

Đọc văn bản Thúy Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến trong SBT Ngữ văn 11, tập hai, tr. 29 - 32 và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu hỏi trong khi đọc:

Câu 1 (Theo dõi) trang 30 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Xác định lời của người kể chuyện và lời của Từ Hải trong đoạn thơ từ dòng 2461 đến dòng 2472 và cho biết những dấu hiệu nào giúp bạn xác định như vậy.

Trả lời:

- Lời của người kể chuyện:

+ “Tin vào gởi trước trung quân,

Từ công riêng hãy mười phân hồ đồ.

Một tay gây dựng cơ đồ,

Bấy lâu bể Sở sông Ngôn tung hoành!"

- Lời của Từ Hải:

+ "Bó thân về với triều đình,

Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu?

Áo xiêm ràng buộc lấy nhau,

Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?

Sao bằng riêng một biên thùy,

Sức này đã dễ làm gì được nhau?

Chọc trời khuấy nước mặc dầu,

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?"

- Dấu hiệu xác định: Lời người kể mang tính khách quan, thuật lại sự nghiệp tự thân của Từ Hải. Lời của Từ Hải mang tính chủ quan, là suy nghĩ, trăn trở của bậc anh hùng khí phách, hiên ngang nhưng nay lại phải đắn đo nếu quy hàng sẽ phải bó buộc thân mình với triều chính.

Câu 2 (Suy luận) trang 32 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đoạn thơ từ dòng 2515 đến hết văn bản kể về những sự việc gì? Các sự việc đó giúp bạn nhận biết điều gì về mối quan hệ giữa Thúy Kiều và Từ Hải?

Trả lời:

- Từ Hải bị Hồ Tôn Hiến lừa, phải đơn độc chiến đấu và thất bại. Từ Hải chết đứng. Thúy Kiều biết mình bị lừa nên đau xót, hối hận. Nước mắt của nàng đã khiến thân xác Từ Hải ngã xuống.

=> Thúy Kiều và Từ Hải là mối quan hệ vợ chồng son sắt, yêu thương nhau, chỉ có niềm khóc thương, đau xót của Kiều mới khiến thân xác của Từ Hải ngã xuống.

Câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 trang 32 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tóm tắt các sự kiện được kể trong văn bản trên.

Trả lời:

a. Hồ Tôn Hiến dùng chước dụ hàng Từ Hải bằng cách đem lễ vật đến làmxiêu lòng Thuý Kiều (từ dòng 2451 đến dòng 2459).

b. Biết tin Hồ Tôn Hiến dụ hàng, Từ Hải băn khoăn, cân nhắc về việc nênhay không nên hàng (từ dòng 2461 đến dòng 2472).

c. Thuý Kiều suy tính, cân nhắc những cái lợi của việc quy hàng, dùng lời lẽkhuyên Từ Hải ra hàng Hồ Tôn Hiến, chấp nhận làm một chức quan của triềuđình(từ dòng 2475 đến dòng 2498, phần văn bản được lược bớt).

d. Nghe lời khuyên của Thuý Kiều, Từ Hải chấp nhận giải binh, kéo cờ hàngHồ Tôn Hiến, không hề phòng bị (từ dòng 2400 đến dòng 2509).

đ. Hồ Tôn Hiến bất ngờ tấn công, đánh úp Từ Hải; Từ Hải đơn độc liều mìnhkháng cự nhưng thất bại, cơ nghiệp tan hoang. Từ Hải chết đứng, “chôn chângiữa trời, không ai lay chuyển được thân xác của chàng (từ dòng 2510 đến dòng2522).

e. Biết mình mắc lừa Hồ Tôn Hiến thì đã quá muộn, Thuý Kiều than khóc tạlỗi với Từ Hải. Điều kì lạ là chính nước mắt đau thương, hối lỗi của Thuý Kiểu đãkhiến thân xác của Từ Hải ngã xuống (từ dòng 2523 đến dòng 2536).

Câu 2 trang 32 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phân tích tính cách của nhân vật Hồ Tôn Hiến được thể hiện trong văn bản.

Trả lời:

- Kẻ mưu mô, gian xảo, tâm địa đen tối khó lường (giả chiêu hàng; dùng vàngbạc, thể nữ, ... để dụ dỗ Thuý Kiều ;... ).

- Kẻ lật lọng, tráo trở, hèn mạt (đánh úp và triệt hạ Từ Hải; tàn phá cơ nghiệpcủa Từ Hải một cách đê hèn).

=> Đó là những nét tính cách của một viên quan xảo quyệt, hèn mạt; đối lập vớitính cách của Từ Hải.

Câu 3 trang 32 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo bạn:

a. Thái độ, tâm trạng của Từ Hải trước lời dụ hàng của Hồ Tôn Hiển và hành động chống trả của chàng khi biết mình đã mắc lừa có điểm gì tương đồng? Điểm tương đồng ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện tính cách của Từ Hải?

b. Chi tiết cái chết của Từ Hải có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật này?

Trả lời:

a. Điểm tương đồng giữa thái độ, tâm trạng của Từ Hải trước lời dụ hàng của Hồ Tôn Hiến và hành động chống trả của chàng khi biết mình đã mắc lừa chính là cốt cách của người anh hùng lẫm liệt trong mọi hoàn cảnh:

- Trước lời dụ hàng của Hồ Tôn Hiến: Ngờ vực, băn khoăn, không cam tâm đánh đổi tự do lấy sự ràng buộc; đề cao lối sống đường đường chính chính, không khom lưng, uốn gối trước cường quyền.

- Khi biết mình đã mắc lừa: Chiến đấu đến cùng bất chấp hiểm nguy, đối mặt với cái chết; chết một cách lẫm liệt khác thường: chết đứng, thân xác trụ lại quang minh chính đại giữa trời đất, bất khả xâm phạm.

b. Cái chết của Từ Hải là cái chết khác thường, lẫm liệt, mang nhiều ý nghĩa. Một mặt, nó thể hiện tinh thần bất khuất của người anh hùng, mặt khác cũng thể hiện sự uất ức cao độ trước sự tráo trở của Hồ Tôn Hiến cũng như sai lầm của bản thân Từ, đáng ra không mắc phải khi chấp nhận đầu hàng và mắc lừa Hồ Tôn Hiến.

Câu 4 trang 32 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phân tích bi kịch của nhân vật Thuý Kiều được thể hiện trong văn bản. Theo bạn, bi kịch ấy xuất phát từ nguyên nhân nào; có gì giống và khác với bi kịch mà nàng phải gánh chịu trong các văn bản Trao duyên, Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh ?

Trả lời:

- Bi kịch của Thuý Kiều qua văn bản là bì kịch của sự nhẹ dạ, cả tin, bi kịchcủa người xiêu đổ vì đồng tiền, vì cái bả vinh hoa, phú quý (Nàng thời thật dạ tinngười,/ Lễ nhiều nói ngọt nghe lời dễ xiêu). Đó cũng là của kẻ mắc một sai lầmghê gớm không thể sửa sai hay cứu vãn: làm tan đổ cơ nghiệp của một người anhhùng; một tri âm tri kỉ, có ân nghĩa lớn đối với bản thân.

- Có thể nói đến nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến sai lầmcủa Thuý Kiều. Nhưng quan trọng hơn là nguyên nhân chủ quan: Đời Thuý Kiềuđã trải khổ đau, chìm nổi quá nhiều, có thể đã đến lúc nàng muốn có một cuộcsống yên ổn dựa vào sự công nhận của triều đình.

Câu 5 trang 32 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật và cách kể chuyện bằng thơ lục bát của Nguyễn Du trong văn bản.

Trả lời:

- Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Các nhân vật Thuý Kiều, Từ Hải,Hồ Tôn Hiến đều được tập trung khắc hoạ, tô đậm những nét tính cách nổi bậtthông qua hoặc là thủ đoạn, hành động (Hồ Tôn Hiến); hoặc là tâm trạng, ngônngữ độc thoại nội tâm, hành động phi thường, phẫn uất cao độ (Từ Hải); hay lờiđối thoại, độc thoại hóá đối thoại nhằm giãi bày thái độ, tâm sự khổ đau, hối tiếctột cùng (Thuý Kiều).

- Về nghệ thuật kể chuyện bằng thơ lục bát: Sử dụng chuỗi sự kiện tình tiết bấtngờ, dữ dội, tạo sức hấp dẫn; sử dụng người kể chuyện ngôi thứ ba toàn tri vớiđiểm nhìn của nhân vật (Thuý Kiều, Từ Hải) nhằm phô bày những suy nghĩ, cảm xúc sâu kín của nhân vật; kể chuyện bằng thơ lục bát với lời thơ mềm mại, tự nhiên, biến hóa linh hoạt trong trần thuật, miêu tả, đối thoại, độc thoại,...

Câu 6 trang 32 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Xác định chủ đề của văn bản và cho biết thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

Trả lời:

- Chủ đề: Thuý Kiểu mắc lừa Hồ Tôn Hiến và lâm vào tình cảnh đau thương, bi đát khốn cùng (bạn cũng có thể nêu chủ để: Thuý Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến).

- Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc: Hãy cần trọng giữ gìn những gì tốt đẹp mà mình đã có, đừng mắc lừa và rơi vào cạm bẫy của kẻ thù.

Câu 7 trang 32 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phát biểu cảm nhận của bạn về hai câu thơ:

Chọc trời khuấy nước mặc đầu,

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trả lời:

- Đó là hai câu thơ ca ngợi khí phách ngang tàng, lẫm liệt có một không hai của người anh hùng Từ Hải.

- Đó là hai câu thơ thể hiện khát khao tự do, công lí của Nguyễn Du và của tất cả những ai mà đời sống, tinh thần bị o ép, kiềm toả trong xã hội phong kiến đương thời.

● Văn bản 2

Đọc văn bản Văn tế thập loại chúng sinh trong SBT Ngữ văn 11, tập 2, tr.33 - 35 và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu hỏi trong khi đọc:

Câu 1 (Liên hệ) trang 34 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Cụm từ “phận đàn bà” ở đây gợi nhớ số phận của những nhân vật nào trong các văn bản bạn đã học?

Trả lời:

- Các nhân vật gợi nhớ trong cụm từ “phận đàn bà”: Thúy Kiều (Truyện Kiều), Đạm Tiên (Truyện Kiều), Tiểu Thanh (Độc Tiểu Thanh kí), Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương),...

Câu 2 (Theo dõi) trang 35 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bạn cảm nhận thế nào về nhịp điệu chung của đoạn thơ từ dòng 140 đến dòng 148? Cách sử dụng từ “hoặc” ở đoạn này có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

- Nhịp điệu chung của đoạn thơ: nhanh, dồn dập, thể hiện nỗi niềm đau xót, chua chát của người viết về kiếp phận con người ở đời.

- Cách sử dụng điệp từ “hoặc” như cách liệt kê đầy ai oán hàng loạt những vị trí mà số phận con ngời tha phương (hoặc hồn phách họ) hay lưu lạc đến.

Câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 trang 36 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Nêu một số điều bạn biết về thể thơ này.

Trả lời:

* Thể loại: văn tế; thể thơ: song thất lục bát

* Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát:

- Về số dòng, số chữ trong một khổ thơ: Một bài gồm nhiều khổ, mỗi khổ có bốn dòng, trong đó có hai dòng 7 chữ (song thất), một dòng 6 chữ, một dòng 8 chữ (lục bát).

- Về vần: Tiếng cuối của dòng 7 chữ trên vần với tiếng thứ năm của dòng 7 chữ dưới; tiếng cuối của dòng 7 chữ dưới vần với tiếng thứ sáu của dòng 6 chữ; tiếng cuối của dòng 6 chữ vần với tiếng thứ sáu của dòng 8 chữ ;...

- Về nhịp: Nhịp trong hai dòng thơ 7 chữ: 3/4; nhịp ở hai dòng 6 chữ, 8 chữ thông thường là nhịp chẵn: 2/2/2 (ở câu sáu); 2/2/2/2 hoặc 4/4, 2/4/2, ... (ở câu tám).

Câu 2 trang 36 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê các dòng thơ thiên về tự sự miêu tả và những dòng thơ thiên về biểu cảm khi tác giả đề cập đến mỗi loại cô hồn trong đoạn từ dòng 97 đến dòng 128.

 

Dòng thơ thiên về tự sự/ miêu tả

Dòng thơ thiên về biểu cảm

Kẻ đi về buôn bán

   

Kẻ nhỡ nhàng một kiếp

   

Kẻ nằm cầu gối đất

   

Kẻ mắc oan tù rạc

   

Kẻ tiểu nhi tấm bé

   

Trả lời:

 

Dòng thơ thiên về tự sự/ miêu tả

Dòng thơ thiên về biểu cảm

Kẻ đi về buôn bán

Đòn gánh tre chín dạn hai vai

Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao?

Kẻ nhỡ nhàng một kiếp

Sống đã chịu một đời phiền não/ Thác lại nhờ hớp cháo lá đa

...

Đau đớn thay phận đàn bà,/ Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?

...

Kẻ nằm cầu gối đất

Cũng có kẻ nằm cầu gối đất,/ Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi

Thương thay cũng một kiếp người,/ Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan!

Kẻ mắc oan tù rạc

Cũng có kẻ mắc oan tù rạc/ Gửi mình vào chiếu rách một manh./ Nắm xương chôn rấp góc thành

Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi?

Kẻ tiểu nhi tấm bé

Kìa những kẻ tiểu nhi tấm bé,/ Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha.

Lấy ai bồng bế vào ra,/ U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng.

Câu 3 trang 36 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo bạn, trí tưởng tượng của tác giả có vai trò như thế nào trong tác phẩm? Nhận xét về tình cảm, cảm xúc, trí tưởng tượng của tác giả khi viết về thế giới của các cô hồn và tình cảnh đáng thương của họ.

Trả lời:

- Vai trò của trí tưởng tượng của Nguyễn Du: Chứng kiến những kiếp người đau khổ mang tính số phận chẳng thể đổi thay như vậy, Nguyễn Du đã sử dụng trí tưởng tượng để liên tưởng đến thế giới cõi âm, nơi người chết thành hương hồn, phách vía. Mỗi kiếp người sẽ mang nghiệp chướng khác nhau, có những người khi sống đã mang nhiều oan nghiệt, khi mất đi “hồn bay phách tán”, không thể siêu thoát, vất vưởng ở nhân gian.

- Khi viết về thế giới của các cô hồn và tình cảnh đáng thương của họ, hẳn Nguyễn Du đã phải rất đau xót, thương cảm với phận người. Cảm xúc và trí tưởng tượng đan xen và trở thành nguồn cảm hứng cho ông.

Câu 4 trang 36 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu tác dụng của một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, từ ngữ hình ảnh, các biện pháp tu từ,...) trong việc thể hiện cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.

Trả lời:

- Về vần: Tiếng cuối của dòng 7 chữ trên vần với tiếng thứ năm của dòng 7 chữ dưới; tiếng cuối của dòng 7 chữ dưới vần với tiếng thứ sáu của dòng 6 chữ; tiếng cuối của dòng 6 chữ vần với tiếng thứ sáu của dòng 8 chữ ;...

- Về nhịp: Nhịp trong hai dòng thơ 7 chữ: 3/4; nhịp ở hai dòng 6 chữ, 8 chữ thông thường là nhịp chẵn: 2/2/2 (ở câu sáu); 2/2/2/2 hoặc 4/4, 2/4/2, ... (ở câu tám).

=> Vần và nhịp tạo nên sự hài hòa, nhịp nhàng, làm nỏi bật hình thức tho song thất lục bát mà giúp nhà thơ truyền tải suy nghĩ của mình.

- Từ ngữ: Từ ngữ phong phú, gợi hình, gợi tả.

- BPTT:

+ Nghệ thuật đối: “vào sông ra bể”; “chìm sông lạc suối”;...

+ Câu hỏi tu từ, câu cảm thán

+ Điệp từ “hoặc”

+ Đảo ngữ “đau đớn thay phận đàn bà”

=> Tác dụng: tạo sự liên kết hài hòa, nổi bật cảm hứng chủ đạo là nỗi xót thương cho những kiếp mệnh bạc, sống đau đớn, khổ sở ở cõi nhân gian.

Câu 5 trang 36 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Những hiểu biết chung về Nguyễn Du và tác phẩm của ông đã giúp ích gì cho bạn trong việc đọc hiểu Văn tế thập loại chúng sinh?

Trả lời:

- Hiểu biết chung về Nguyễn Du gồm những hiểu biết về tiểu sử, cuộc đời và nhất là về con người ông, giúp nhận biết, đánh giá được lòng thương yêu con người, nhất là những người bất hạnh (rộng hơn là tình thần nhân đạo sâu sắc) của Nguyễn Du.

- Hiểu biết chung về tác phẩm của Nguyễn Du là hiểu biết về “những điều trông thấy" và nỗi “đau đớn lòng" trong sáng tác của ông. Nội dung của Văn tế thập loại chúng sinh cũng là một biểu hiện sinh động về “những điều trông thấy" và nỗi “đau đớn lòng". Tác phẩm của Nguyễn Du là đỉnh cao của thơ văn Việt Nam thời trung đại, nghệ thuật viết văn tế của ông cũng là nghệ thuật bậc thầy, làm rung động sâu sắc trái tim người đọc hôm qua và hôm nay.

II. Tiếng Việt (trang 36, 37 SBT Ngữ Văn 11)

Câu 1 trang 36 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra biện pháp tu từ đối và nêu tác dụng của biện pháp đó trong các trường hợp dưới đây

a. Một tay gây đựng cơ đồ,

Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b. Áo xiêm ràng buộc lấy nhau,

Vào luồn ra cái công hầu mà chi?

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

c. Chọc trời khuấy nước mặc đầu,

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trả lời:

a. - BPTT đối: bể Sở sông Ngô

- Tác dụng: Vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ, vừa thể hiện được sự xông pha, tung hoành ngang dọc của Từ Hải.

b. - BPTT đối: vào luồn ra cúi

- Tác dụng: Vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ, vừa thể hiện tình trạng luồn cúi nhục nhã ở chốn triều đình của kẻ đầu hàng.

c. - BPTT đối: chọc tròi khuấy nước

- Tác dụng: Vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ, vừa thể hiện tính cách ngang tàng, mạnh mẽ của Từ Hải.

Câu 2 trang 37 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Liệt kê những dòng thơ có sử dụng biện pháp tu từ đối trong văn bản Thuý Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến (từ dòng 2499 đến dòng 2536) và nêu tác dụng của biện pháp này.

Trả lời:

Những dòng thơ có sử dụng biện pháp tu từ đối:

- “Lễ tiên binh hậu”; “Lễ nghi dàn trước bác đồng phục sau”:

Tác dụng: Thể hiện sự nóng lòng, mau chóng muốn lật đổ, triệt hạ Từ Hải của bên Hồ Tôn Hiến.

- “Trơ như đá vững như đồng”

Tác dụng: thể hiện ý chí sắt đá đến cùng của Từ Hải.

- “Trong hào ngoài lũy tan hoang”

Tác dụng: thể hiện sự tan hoang, thất bại thảm hại của Từ Hải khi bị đánh lén.

- “Nàng vừa phục xuống Từ liền ngã ra”

Tác dụng: Vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ, vừa nhấn mạnh màu sắc tình nghĩa sắt son của Thúy Kiều - Từ Hải.

Câu 3 trang 37 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra biện pháp tu từ đối và cho biết cách sử dụng biện pháp tu từ này trong các trường hợp dưới đây có gì giống và khác nhau:

a. Gặp phải lúc đi đường lỡ bước

Cầu Nại Hà kẻ trước người sau

Mỗi người một nghiệp khác nhau

Hồn xiêu phách tán biết đâu bây giờ

(Nguyễn Du, Văn tế thập loại chúng sinh)

b. Sống đã chịu một đời phiền não

Thác lại nhờ hợp cháo lá đa,

Đau đớn thay phận đàn bà,

Kiếp sinh ra thể biết là tại đâu?

(Nguyễn Du, Văn tế thập loại chúng sinh)

c. Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn,

Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra,

Lôi thôi bồng trẻ dắt già,

Có khôn thiêng nhẽ lại mà nghe kinh.

(Nguyễn Du, Văn tế thập loại chúng sinh)

Trả lời:

Trường hợp

Biện pháp tu từ đối

Tác dụng

a

- kẻ trước người sau

- hồn xiêu phách tán

Vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câuthơ, vừa thể hiện được nỗi bất hạnhriêng của mỗi cô hồn.

b

Sống đã chịu một đời phiền não/ Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,

Vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho haidòng thơ 7 chữ, vừa thể hiện đượcnỗi bất hạnh riêng của mỗi cô hồn.

c

- Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn,/ Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra,

- bồng trẻ dắt già

Vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho haidòng thơ 7 chữ, vừa thể hiện cảnhsống lẩn lút, tối tăm của mỗi cô hồn.

- Vừa tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câuthơ, vừa thể hiện cảnh sống lôi thôi,bấu víu lẫn nhau giữa các cô hồn.

* Điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng biện pháp tu từ đối ở các trườnghợp a, b, c.

- Điểm giống nhau: Biện pháp tu từ đối được sử dụng trong các dòng thơ songthất lục bát và đều góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho dòng thơ, câu thơ.

- Điểm khác nhau:

+ Biện pháp tu từ đối được sử dụng trong các dòng thơ như: Sống đã chịu mộtđời phiền não/ Thác lại nhờ hớp cháo lá đa (trường hợp b) và Nghe gà gáy tìmđường lánh ẩn,/ Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra (trường hợp c) là trong hai dòng 7 chữ.

+ Biện pháp tu từ đối được sử dụng trong các cụm từ: kẻ trước người sau; hồnxiêu phách tán (trường hợp a) và bồng trẻ dắt già (trường hợp c) là trong nội bộdòng 7 chữ.

III. Viết (trang 37, 38 SBT Ngữ Văn 11)

Câu 1 trang 37 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Dưới đây là định nghĩa về kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học:

Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là kiểu bài dùng lí lẽ và bằng chứng để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội,... đáng quan tâm) được đặt ra trong tác phẩm văn học (xem Ngữ văn 11, tập hai, tr. 28).

Dựa vào định nghĩa trên, hãy nêu định nghĩa về kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật.

Trả lời:

- Định nghĩa: Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật là kiểu bài dùng lí lẽ và bằng chứng để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội) giàu ý nghĩa đối với cuộc sống được đặt ra trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật.

Câu 2 trang 37 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Dựa vào sơ đồ sau đây, hãy xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được trình bày trong bài viết Tính chất phi thường trong con người bình thường Thuý Kiều (ngữ liệu đọc tham khảo 2, Bài 7. Những điều trông thấy, Ngữ văn 11, tập hai, tr.54 - 56) hoặc bài Bức tranh “Đám cưới chuột” và bài học về sự hòa nhập, gắn bó (Ngữ liệu đọc tham khảo 1, Bài 7. Những điều trông thấy, Ngữ văn 11, tập hai, tr. 52 - 53):

SBT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Viết trang 37, 38

Trả lời:

Ngữ liệu: Tính chất phi thường trong con người bình thường Thuý Kiều (ngữ liệu đọc tham khảo 2, Bài 7. Những điều trông thấy, Ngữ văn 11, tập hai, tr.54 - 56)

- Luận đề: tính chất phi thường trong con người bình thường.

- Luận điểm 1: Không ai sinh ra như một kẻ phi thường hoặc tầm thường mà cuộc sống bên ngoài phối hợp với những phản ứng bên trong của nội giới làm ta trở thành người phi thường hay tầm thường.

+ Lí lẽ: Con người bình thường chính là con người đông đảo, con người phổ biến, ai cũng giống ai. Nhưng nhờ những khó khăn, phức tạp của đời sống đã tôi luyện nên tính chất phi thường trong con người bình thường…; Kiều chính là người như vậy.

+ Bằng chứng: bằng những bằng chứng từ nội dung Truyện Kiều để làm sáng tỏ lý lẽ mà tác giả bài viết đã đưa ra: Dù Kiều có trải qua biết bao thử thách, vùi dập, khốn đốn của cuộc sống dành cho mình nhưng nàng vẫn giữ được lẻ kinh nguyền, đó chính là kẻ phi thường.

- Luận điểm 2: Những điều phi thường đông đảo được xây dựng từ đạo lí ngàn đời của dân tộc.

+ Lí lẽ: Kiều là minh chứng cho luận điểm, khi nàng đã cố gắng để cuộc sống của mình hoàn thiện hơn.

Câu 3 trang 38 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tìm các từ ngữ thích hợp (đã được sử dụng trong Tri thức Ngữ văn) điền vào các chỗ trống để hoàn tất đoạn văn dưới đây:

Yêu cầu đối với kiểu bài:

- Bố cục bài viết nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học gồm ba phần:

+ Mở bài: Giới thiệu...................... cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểmcủa người viết về vấn đề.

+ Thân bài: Giải thích được vấn đề cần bàn luận; trình bày ......................,.......................,........................... để làm sáng tỏ cho quan điểm của ngườiviết; phản biện các ý kiến trái chiều.

+ Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề; đưa ra ........................,............................. phù hợp.

Trả lời:

Các từ điền vào chỗ trống: vấn đề xã hội - hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng - những đề xuất, giải pháp.

Câu 4 trang 38 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Xác định đề tài và lập dàn ý cho một trong hai đề bài sau:

a. Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra từ một tác phẩm văn học (một bài thơ hoặc một tác phẩm truyện,...) mà bạn quan tâm.

b. Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra từ một tác phẩm nghệ thuật (một bộ phim hoặc một bức tranh, một bài hát,...) mà bạn quan tâm.

Trả lời:

a. Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra từ một tác phẩm văn học (một bài thơ hoặc một tác phẩm truyện,...) mà bạn quan tâm.

Dàn ý

1, Mở bài: Giới thiệu vấn đề xã hội gợi ra từ tác phẩm truyện cổ tích Tấm Cám: Sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

- Thể hiện quan điểm cá nhân về vấn đề.

2,Thân bài:

- Giải thích vấn đề xã hội “Sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác gợi ra từ một tác phẩm Tấm cám.

- Hệ thống luận điểm:

+ Cô Tấm là đại diện cho nét đẹp toàn vẹn của người phụ nữ nhưng luôn gặp bất hạnh.

+ Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác trong xã hội đã có từ lâu.

+ Nhưng người tốt sau cũng sẽ gặp những điều tốt đẹp

- Phản biện các ý kiến tráichiều.

3, Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề; đưa ra nhữngđề xuất, giải pháp phù hợp.

Câu 5 trang 38 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Viết mở bài cho bài văn theo dàn ý đã lập ở câu 4.

Trả lời:

Tấm Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông qua câu chuyện cuộc đời của Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Chúng ta đều đã từng nghe câu chuyện về cô Tấm sinh ra trong quả thị qua lời kể của bà, của mẹ nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích, ta mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt.

IV. Nói và nghe (trang 38 SBT Ngữ Văn 11)

Câu 1 trang 38 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tóm tắt một số lưu ý trong khi trình bày bài nói (bước 2) hoặc trao đổi, đánh giá (bước 3) về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật.

Trả lời:

Một số lưu ý trong khi trình bày bài nói (bước 2) về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật:

- Lược bớt một số ý không thật cần thiết trong bài viết và xác định những chỗ cần nhấn mạnh.

- Tổ chức bài nói thành ba phần rõ ràng, phần mở đầu và kết thúc cần tạoấn tượng đối với người nghe.

- Sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngũ đểtăng tính trực quan và tính hấp dẫn cho bài nói.

- Dự kiến các câu hỏi, phản hồi của người nghe và chuẩn bị câu trả lời; tóm tắthệ thống ý dưới dạng sơ đồ.

Câu 2 trang 38 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Luyện tập các bước thực hiện bài nói theo quy trình đã học đối với đề tài: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học hay tác phẩm nghệ thuật (có thể trình bày vấn đề xã hội mà bạn đã chuẩn bị ở phần Viết).

Trả lời:

Bài nói tham khảo

Đề bài: Trình bày ý kiến về sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống thông qua truyện cổ tích Tấm Cám.

Xin chào thầy cô và các bạn. Hôm nay, em sẽ trình bày về một vấn đề xã hội mang tính thời sự, đó là vấn đề sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống thông qua truyện cổ tích mà ai trong chúng ta đều đã biết - truyện cổ tích Tấm Cám. Tấm Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông qua câu chuyện cuộc đời của Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Chúng ta đều đã từng nghe câu chuyện về cô Tấm sinh ra trong quả thị qua lời kể của bà, của mẹ nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích, ta mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt.

Sớm mồ côi cha mẹ, cô Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của dì ghẻ và Cám.Hằng ngày cô phải làm mọi công việc chỉ để đổi lấy đòn roi của dì và những câu mắng chửi của em. Cuộc sống cứ như thế trôi qua để lại cho cô gái hiền lành những vết thương khó có thể lành. Không ai biết về cô, không ai làm bạn cùng cô trong những đêm buồn tủi cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương in thêm nhưng vết thương nhưng cô vẫn giữ trọn chữ hiếu cùng dì và nghĩa với đứa em cay ác. Nếu tôi được nói một câu cùng cô, tôi sẽ nói rằng cô yếu đuối quá cô Tấm à! Hạnh phúc thật sự chỉ do bản thân mình tự mang lại mà thôi, vậy tại sao cô không thử đừng dậy đấu tranh cho bản thân mình?

Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải có được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.Việc hằng ngày dì ghé và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tổn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công dân xấu cả. Cái tốt, cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt. Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng.

Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao nhiêu lần để có được cái hạnh phúc ấy? Giả sử câu chuyện ấy kết thúc tại thời điểm cô Tấm chết, Cám làm hoàng hậu và hạnh phúc sống cùng vua và người mẹ độc ác của mình đến cuối đời thì sao? Lúc đó bạn sẽ không thể 1 lần nhìn thấy 2 tiếng "hòa bình" trong xã hội này đâu. Khi ấy những gì mà trẻ con học được ở trường là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ. Hãy tưởng tượng một buối sáng bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cụ vấp ngã và tất cả mọi người chung quanh bạn vẫn dửng dưng bước đi? Tưởng tượng rằng tất cả những cuốn truyện, bài thơ mang đầy tính nhân đạo, thông điệp khuyên nhủ con người sống mạnh mẽ, hiền hậu đều trở thành những cuốn truyện, bài thơ mang tư tưởng sai trái thì sao? Nếu vậy hẳn xã hội sẽ đảo lộn mọi chuẩn mực đạo đức, con người sẽ dễ dàng đối xử độc ác, tệ bạc với nhau, vùi dập nhau để vượt lên. Điều đó sẽ thật đáng buồn.

Chính vì vậy, để viễn cảnh đó không bao giờ diễn ra, con người chúng ta cần học cách yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Mỗi cá nhân là một cá thể độc lập, nhưng một tập thể sẽ làm nên sức mạnh. Nhưng để có được sức mạnh, trước hết con người cần đối xử tử tế với nhau. Chỉ có như vậy, xã hội mới ngày càng tốt đẹp hơn.

Bài trình bày của em đến đây là kết thúc. Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự phản hồi từ mọi người.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan

Bài 5: Băn khoăn tìm lẽ sống

Bài 6: Sống với biển rừng bao la (Truyện ngắn)

Bài 8: Cái tôi – Thế giới độc đáo

Bài 9: Những chân trời kí ức (truyện - truyện kí)

Đánh giá

0

0 đánh giá