Bố cục Kính gửi Cụ Nguyễn Du (Chân trời sáng tạo) CHÍNH XÁC NHẤT

237

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu bố cục bài Kính gửi Cụ Nguyễn Du Ngữ văn lớp 11 bộ Chân trời sáng tạo chính xác nhất gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và tóm tắt văn bản hay nhất. Từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Bố cục Kính gửi Cụ Nguyễn Du (Chân trời sáng tạo) CHÍNH XÁC NHẤT

Video Bài giảng Kính gửi Cụ Nguyễn Du (Chân trời sáng tạo) Ngữ văn 11

 

Bố cục Kính gửi Cụ Nguyễn Du

- Phần 1 (4 câu đầu): mảnh đất sinh ra con người thiên tài Nguyễn Du.

- Phần 2 (4 câu thơ tiếp): Nỗi thương tiếc cho những số phận của chính Nguyễn Du và nhân vật trong tác phẩm của ông.

- Phần 3 (8 câu thơ tiếp theo): Tố Hữu đã bày tỏ nỗi lòng thành kính của mình khi nhắc lại những băn khoăn trăn trở của nhà thơ hai trăm năm trước

- Phần 4 (Trải bao...nghìn thu.): số phận người đàn bà qua câu thơ của Nguyễn Du.

- Phần 5 (còn lại): Tấm lòng thương nhớ kính trọng tổ tiên của nhà thơ với Nguyễn Du

 

Kết quả hình ảnh cho Kính gửi cụ Nguyễn Du

Nội dung chính Kính gửi Cụ Nguyễn Du

Bài thơ thể hiện cảm hứng ngợi ca lí tưởng nhân đạo của dân tộc qua thơ Nguyễn Du. Đồng thời cũng thể hiện tình cảm và tâm huyết của Tố Hữu đối với văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam và niềm hy vọng của tác giả vào một tương lai tươi sáng.

 

Ý nghĩa nhan đề Kính gửi Cụ Nguyễn Du

Bài thơ thể hiện niềm cảm thông, lòng biết ơn, ca ngợi với tiếng thơ, tiếng thơ, tiếng lòng của thi nhân xưa (sức mạnh của truyền thống).

Giá trị nội dung Kính gửi Cụ Nguyễn Du

Đoạn thơ cũng như cả bài thơ còn thể hiện được thái độ rất mực cảm thông, hết sức trân trọng, vô cùng biết ơn của Tố Hữu đối với đại thi hào dân tộc, sâu xa hơn là đối với những giá trị tốt đẹp mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ con cháu. Nhà thơ tiếp tục phát triển, nâng cao các giá trị ấy trong thời đại mới.

Giá trị nghệ thuật Kính gửi Cụ Nguyễn Du

Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu là một bài thơ đậm đà tính dân tộc và màu sắc cổ điển. Đoạn thơ trích trên đây đã phần nào thể hiện cái hay đó ở các phương diện: thể thơ, giọng điệu thơ, hình ảnh và ngôn ngữ thơ.

Tóm tắt Kính gửi Cụ Nguyễn Du

Bằng những vần thơ lục bát đậm đà tính dân tộc cùng với hình thức lẫy kiều. Tố Hữu thể hiện lòng thông cảm sâu xa và sự kính trọng rất mực đối với Nguyễn Du, Thúy Kiều, đối với di sản tinh thần của ông cha. Đồng thời thể hiện ý thức về mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.

Kết quả hình ảnh cho Kính gửi cụ Nguyễn Du

 

Đọc tác phẩm Kính gửi Cụ Nguyễn Du

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân

Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều...

Hỡi lòng tê tái thương yêu

Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh

Ngổn ngang bên nghĩa bên tình

Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?

Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào

Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!

Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương:

Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng...

Nhân tình, nhắm mắt, chưa xong

Biết ai hậu thế, khóc cùng Tố Như

Mai sau, dù có bao giờ...

Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay!

Tiếng đàn xưa đứt ngang dây

Hai trăm năm lại càng say lòng người

Trải bao gió dập sóng dồi

Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha

Đau đớn thay phận đàn bà

Hỡi ôi, thân ấy biết là mấy thân!

Ngẫm xem qua kiếp phong trần

Đời vui nay đã nửa phần vui đây

Song còn bao nỗi chua cay

Gớm quân Ung Khuyển, ghê bầy Sở Khanh.

Cũng loài hổ báo ruồi xanh

Cũng phường gian ác hội tanh hại người

Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày

Hỡi Người xưa của ta nay

Khúc vui xin lại so dây cùng Người!

Sông Lam nước chảy bên đồi

Bỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân...

 

Xem thêm các bài bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bố cục Độc Tiểu thanh kí

Bố cục Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư –Thúc Sinh

Bố cục Nguyệt cầm

Bố cục Thời gian

Bố cục Ét-Va Mun-Chơ (Edvard Munch) và tiếng thét

Đánh giá

0

0 đánh giá