TOP 10 mẫu Tóm tắt Kính gửi cụ Nguyễn Du hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2024)

68

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Tóm tắt Kính gửi cụ Nguyễn Du hay nhất, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2024) giúp học sinh lớp 11 nắm được trọng tâm văn bản Kính gửi cụ Nguyễn Du từ đó học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

TOP 10 mẫu Tóm tắt Kính gửi cụ Nguyễn Du hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2024)

Video Tóm tắt Kính gửi Cụ Nguyễn Du

Tóm tắt Kính gửi cụ Nguyễn Du - Mẫu 1

Bằng những vần thơ lục bát đậm đà tính dân tộc cùng với hình thức lẫy kiều. Tố Hữu thể hiện lòng thông cảm sâu xa và sự kính trọng rất mực đối với Nguyễn Du, Thúy Kiều, đối với di sản tinh thần của ông cha. Đồng thời thể hiện ý thức về mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.

Bố cục Kính gửi Cụ Nguyễn Du

- Phần 1 (4 câu đầu): mảnh đất sinh ra con người thiên tài Nguyễn Du.

- Phần 2 (4 câu thơ tiếp): Nỗi thương tiếc cho những số phận của chính Nguyễn Du và nhân vật trong tác phẩm của ông.

- Phần 3 (8 câu thơ tiếp theo): Tố Hữu đã bày tỏ nỗi lòng thành kính của mình khi nhắc lại những băn khoăn trăn trở của nhà thơ hai trăm năm trước

- Phần 4 (Trải bao...nghìn thu.): số phận người đàn bà qua câu thơ của Nguyễn Du.

- Phần 5 (còn lại): Tấm lòng thương nhớ kính trọng tổ tiên của nhà thơ với Nguyễn Du

Nội dung chính Kính gửi Cụ Nguyễn Du

Bài thơ thể hiện cảm hứng ngợi ca lí tưởng nhân đạo của dân tộc qua thơ Nguyễn Du. Đồng thời cũng thể hiện tình cảm và tâm huyết của Tố Hữu đối với văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam và niềm hy vọng của tác giả vào một tương lai tươi sáng.

Vài nét về Tác giả, tác phẩm

I. Tác giả Tố Hữu

- Tố Hữu sinh năm 1920, mất năm 2000, tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành

- Quê quán: làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế

- Đường thơ, đường cách mạng: con đường thơ và con đường hoạt động cách mạng của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là một chặng đường cách mạng.

- Tác phẩm: Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946); Tập thơ “Việt Bắc” (1946-1954); Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961)...

- Thơ Tố Hữu là tấm gương phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai tươi đẹp của dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người.

II. Tìm hiểu tác phẩm Kính gửi cụ Nguyễn Du

1. Thể loại Thơ lục bát

2. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

3. Xuất xứ

- Bài thơ ra đời vào ngày 1-11-1965.

4. Bố cục

5 phần:

+ Phần 1 (4 câu đầu): mảnh đất sinh ra con người thiên tài Nguyễn Du.

+ Phần 2 (4 câu thơ tiếp): Nỗi thương tiếc cho những số phận của chính Nguyễn Du và nhân vật trong tác phẩm của ông.

+ Phần 3 (8 câu thơ tiếp theo): Tố Hữu đã bày tỏ nỗi lòng thành kính của mình khi nhắc lại những băn khoăn trăn trở của nhà thơ hai trăm năm trước

+ Phần 4 (Trải bao...nghìn thu.): số phận người đàn bà qua câu thơ của Nguyễn Du.

+ Phần 5 (còn lại): Tấm lòng thương nhớ kính trọng tổ tiên của nhà thơ với Nguyễn Du

5. Tóm tắt

Bằng những vần thơ lục bát đậm đà tính dân tộc cùng với hình thức lẫy kiều, Tố Hữu đã tạo ra một tác phẩm mang đậm sắc thái văn hóa Việt Nam. Tác phẩm của ông không chỉ là một sự tôn vinh đối với Nguyễn Du và Thúy Kiều, mà còn là một sự kính trọng đối với di sản tinh thần của ông cha chúng ta. Tố Hữu thể hiện lòng thông cảm sâu xa và sự tôn trọng vô cùng đối với những nhân vật lịch sử và tác phẩm văn học nổi tiếng. Từ những câu thơ của ông, chúng ta cảm nhận được ý thức về mối quan hệ quan trọng giữa quá khứ và hiện tại. Tố Hữu đã khéo léo kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong tác phẩm của mình, tạo nên một tác phẩm độc đáo và sáng tạo.

6. Giá trị nội dung

- “Kính gửi cụ Nguyễn Du” đã thể hiện cách tiếp nhận của Tố Hữu về quá khứ, đồng thời gắn kết tư tưởng của cha ông ta ngày xưa với tinh thần của thời đại ta ngày nay. Điều này nằm trong dòng tư tưởng và tinh thần dân tộc ta trong cuộc chiến đấu đánh Mỹ để giành độc lập.

7. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ lục bát

- Hình ảnh thơ hàm súc, giàu giá trị biểu tượng.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Trao duyên

Tóm tắt Độc Tiểu Thanh kí

Tóm tắt Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh

Tóm tắt Nguyệt cầm

Tóm tắt Thời gian

 

Đánh giá

0

0 đánh giá