Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Tóm tắt Nguyệt cầm hay nhất, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2024) giúp học sinh lớp 11 nắm được trọng tâm văn bản Nguyệt cầm từ đó học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
TOP 10 mẫu Tóm tắt Nguyệt cầm hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2024)
Video Tóm tắt Nguyệt cầm
Tóm tắt Nguyệt cầm - Mẫu 1
“Nguyệt cầm” là bài thơ hay và chứa nhiều cảm xúc mới mẻ của Xuân Diệu khi ông tiếp cận với trường phái văn học nước ngoài, đó là những cảm xúc mới lạ, tình cảm chất chứa nét trữ tình, ẩn sâu bên trong lời thơ đó là những lý tưởng, những ẩn ý qua lời thơ ấy, qua hình ảnh độc nhất trong bài thơ “Nguyệt cầm”, trong mỗi lời thơ là hình ảnh hòa quyện của ánh trăng trong bản trong bản nhạc đầy du dương và nhẹ nhàng của người nghệ sĩ, đó không chỉ là những âm thanh tuyệt vời mà nó còn là những hình ảnh độc đáo và đậm chất mới lạ hấp dẫn người xem, người nghe. Nhân vật trữ tình cũng được tác giả thể hiện rất nổi bật với một cay đàn và gảy trong một không gian của đêm trăng đầy xúc động của tác giả.
Bố cục Nguyệt cầm
Văn bản Nguyệt cầm gồm 2 phần:
+ Phần 1: Một không gian thiên nhiên tràn ngập ánh trăng và tiếng đàn
+ Phần 2: Nỗi sầu cô đơn của thi nhân trong cảnh đàn trăng
Nội dung chính Nguyệt cầm
Bài thơ Nguyệt cầm thể hiện tuyệt vời quan niệm về sự tương giao giữa các giác quan của Baudelaire: tiếng nhạc, ánh sáng và hơi lạnh – thính giác, thị giác và xúc giác, ba giác quan đều bén nhọn “tương giao” với nhau, diễn tả những rung cảm.
Vài nét về tác giả, tác phẩm
- Xuân Diệu (1916 – 1985) - Ngô Xuân Diệu, quê ông ở Hà Tĩnh nhưng được sinh ra ở Bình Định. Cha là Ngô Xuân Thọ và mẹ là Nguyễn Thị Hiệp
- Năm 1927, ông học ở Quy Nhơn
- Năm 1937 ông ra Huế học sau đó tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo
- Ông trở thành thành viên của Tự Lực Văn Đoàn.
- Đặc điểm nghệ thuật: thơ của ông mang làn điệu tươi trẻ, cái nhìn về tuổi trẻ, về cuộc đời con người thấm đẫm trong máu của ông, ông ý thức được sự chảy trôi của thời gian, đặc biệt là tuổi trẻ.
- Các tác phẩm của ông bao gồm nhiều thể loại từ thơ, văn xuôi, dịch thơ…
+ Tiểu luận phê bình: Đi trên đường lớn, Và cây đời mãi xanh tươi, Mài sắt nên kim, Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ…
+ Thơ: Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Một khối hồng, Thanh ca, Tôi giàu đôi mắt, Riêng chung, Mẹ con, Ngôi sao, Sáng, Dưới sao vàng…
+ Văn xuôi: Trường ca, Phấn thông vàng, Việt Nam trở dạ, Việt Nam nghìn dặm, Ký sự thăm nước Hung, Triều lên…
+ Dịch thơ: Những nhà thơ Bungari, Thi hào Nadim Hitmet, Vây giữa tình yêu...
1. Thể loại Thơ bảy chữ
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm Nguyệt Cầm in trong tập “Gửi hương cho gió” tập thơ xuất bản năm 1945.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt là Biểu cảm
4. Bố cục
Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Một không gian thiên nhiên tràn ngập ánh trăng và tiếng đàn
- Phần 2: Nỗi sầu cô đơn của thi nhân trong cảnh đàn trăng
5. Giá trị nội dung
- Nguyệt Cầm là một bài thơ nổi tiếng của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu. Ông chịu ảnh hưởng của trường phái văn Pháp, bài thơ Nguyệt cầm có nội dung là trường hợp thể hiện tuyệt vời quan niệm về sự tương giao giữa các giác quan của Baudelaire: tiếng nhạc, ánh sáng và hơi lạnh – thính giác, thị giác và xúc giác, ba giác quan đều bén nhọn “tương giao” với nhau, diễn tả những rung cảm.
6. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu và tinh tế
- Sử dụng nhịp thơ độc đáo
- Ngòi bút uyên bác và tạo được cái riêng
Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tóm tắt Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh
Tóm tắt Ét-va-mun-chơ và Tiếng thét
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.