Các cảm giác “lạnh” (khổ 1), “rung mình” (khổ 2), “ghê như nước” (khổ 3), “rợn” (khổ 4) ... là cảm giác của ai

94

Với soạn bài Kiến Nguyệt cầm trang 60 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Các cảm giác “lạnh” (khổ 1), “rung mình” (khổ 2), “ghê như nước” (khổ 3), “rợn” (khổ 4) ... là cảm giác của ai

Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Các cảm giác “lạnh” (khổ 1), “rung mình” (khổ 2), “ghê như nước” (khổ 3), “rợn” (khổ 4) ... là cảm giác của ai và toát ra từ đâu?

Trả lời:

- Cảm giác “lạnh” (khổ 1) và “ghê như nước” (khổ 3) có thể đến từ dây đàm kim loại (cảm nhận xúc giác của người chơi đàn khi chạm vào dây dàn) hoặc cũng có thể đến từ âm sắc trong vắt, cao vút của tiếng đàn (cảm nhận thính giác của chủ thể trữ tình khi lắng nghe tiếng đàn cất lên trong đêm vắng). Tiếng đàn chậm rãi, buồng từng nốt ở khổ 1 (tạo cảm giác lạnh đột ngột) và nhanh, réo rắt ở khổ 3 (tạo ấn tượng như dòng nước chảy).

- Cảm giác “rung mình" (khổ 2) đến từ sự mờ nhòe của “bóng sáng”, đó có thể là bóng trăng mờ ảo, huyền hoặc trong không gian đêm khuya (cảm nhận xúc giác của bóng trăng chuyển hoá thành cảm nhận xúc giác của chủ thể trữ tình).

- Cảm giác “rợn” (khổ 4) là cảm giác của chủ thể trữ tình khi bạn bè xung quanh là "ánh nhạc: biển pha lễ” tràn ngập ánh sáng (cảm nhận thị giác) và tràn ngập một dòng âm thanh trong trẻo như pha lê với tiết tấu nhanh, hối hả (cảm nhận thính giác).

Đánh giá

0

0 đánh giá