Bố cục Nguyệt cầm (Chân trời sáng tạo) CHÍNH XÁC NHẤT

263

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu bố cục bài Nguyệt cầm Ngữ văn lớp 11 bộ Chân trời sáng tạo chính xác nhất gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và tóm tắt văn bản hay nhất. Từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Bố cục Nguyệt cầm (Chân trời sáng tạo) CHÍNH XÁC NHẤT

Video Bài giảng Nguyệt cầm (Chân trời sáng tạo) Ngữ văn 11

 

Bố cục Nguyệt cầm

Văn bản Nguyệt cầm gồm 2 phần:

+ Phần 1: Một không gian thiên nhiên tràn ngập ánh trăng và tiếng đàn

+ Phần 2: Nỗi sầu cô đơn của thi nhân trong cảnh đàn trăng

Kết quả hình ảnh cho nguyệt cầm

Nội dung chính Nguyệt cầm

Bài thơ Nguyệt cầm thể hiện tuyệt vời quan niệm về sự tương giao giữa các giác quan của Baudelaire: tiếng nhạc, ánh sáng và hơi lạnh – thính giác, thị giác và xúc giác, ba giác quan đều bén nhọn “tương giao” với nhau, diễn tả những rung cảm.

 

Ý nghĩa nhan đề Nguyệt cầm

Ý nghĩa của nhan đề Nguyệt cầm: gợi cho người đọc những liên tưởng về sự hòa quyện của ánh trăng trong bản nhạc của người nghệ sĩ, sự hòa quyện này không chỉ tạo nên khung cảnh tuyệt sắc mà còn tạo ra âm thanh du dương, quyến rũ, hấp dẫn người nhìn, người xem. Mặt khác cũng gợi đến bóng dáng của nhân vật trữ tình với cây đàn cầm gảy trong đêm trăng.

Giá trị nội dung Nguyệt cầm

Bài thơ Nguyệt cầm thể hiện sự giao cảm giữa hương sắc và thanh âm, giữa đất trời và cỏ cây, giữa vũ trụ và con người, giữa trần gian và âm cảnh. Thông qua bài thơ, ta thấy được trực giác mẫn cảm của Xuân Diệu, ông đã nắm bắt giây phút hội ngộ thiêng liêng giữa thực tại và siêu hình, giữa nội tâm và ngoại giới để đạt tới thăng hoa trong tác phẩm nghệ thuật.

Giá trị nghệ thuật Nguyệt cầm

  • Bài thơ Nguyệt Cầm của Xuân Diệu thuộc thể thơ 7 chữ.
  • Sử dụng thủ pháp xáo trộn hình ảnh, biến cái thực là “dây đàn” thành cái ảo là “trăng”.
  • Hình ảnh thơ cụ thể, sinh động, mang tính gợi rất cao.
  • Nhà thơ đã dùng âm thanh để miêu tả cái hình ảnh, ánh trăng buông xuống như những giọt lệ sầu thương.

Tóm tắt Nguyệt cầm

“Nguyệt cầm” là bài thơ hay và chứa nhiều cảm xúc mới mẻ của Xuân Diệu khi ông tiếp cận với trường phái văn học nước ngoài, đó là những cảm xúc mới lạ, tình cảm chất chứa nét trữ tình, ẩn sâu bên trong lời thơ đó là những lý tưởng, những ẩn ý qua lời thơ ấy, qua hình ảnh độc nhất trong bài thơ “Nguyệt cầm”, trong mỗi lời thơ là hình ảnh hòa quyện của ánh trăng trong bản trong bản nhạc đầy du dương và nhẹ nhàng của người nghệ sĩ, đó không chỉ là những âm thanh tuyệt vời mà nó còn là những hình ảnh độc đáo và đậm chất mới lạ hấp dẫn người xem, người nghe. Nhân vật trữ tình cũng được tác giả thể hiện rất nổi bật với một cay đàn và gảy trong một không gian của đêm trăng đầy xúc động của tác giả.

Kết quả hình ảnh cho nguyệt cầm

 

Đọc tác phẩm Nguyệt cầm

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh,

Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.

 

Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh;

Linh lung bóng sáng bỗng rung mình

Vì nghe nương tử trong câu hát

Đã chết đêm rằm theo nước xanh.

Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,

Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi...

Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:

Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người.

 

Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê

Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề.

Sương bạc làm thinh, khuya nín thở

Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê.

 

Xem thêm các bài bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bố cục Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh

Bố cục Thời gian

Bố cục Ét-Va Mun-Chơ (Edvard Munch) và tiếng thét

Bố cục Gai

Bố cục Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Đánh giá

0

0 đánh giá