Với soạn bài Kiến Nguyệt cầm trang 60 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:
Vẽ một bức tranh thể hiện hình dung của bạn sau khi đọc bài thơ hoặc viết một đoạn văn ngắn
Bài tập sáng tạo (trang 62 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Vẽ một bức tranh thể hiện hình dung của bạn sau khi đọc bài thơ hoặc viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về bài thơ.
Trả lời:
Bài thơ Nguyệt Cầm là một thi phẩm đặc sắc của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu. Thi sĩ chịu ảnh hưởng sâu sắc trường phái thơ tượng trưng Pháp, trước hết là Baudelaire. Bài này là trường hợp thể hiện tuyệt vời quan niệm về sự tương giao giữa các giác quan của Baudelaire (Correspondances): tiếng nhạc, ánh sáng và hơi lạnh – thính giác, thị giác và xúc giác, ba giác quan đều bén nhọn “tương giao” với nhau, diễn tả những rung cảm, đúng ra, những run rẩy của “Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề”. ”Nguyệt cầm” là bài thơ Xuân Diệu viết để thể hiện những cảm xúc, tình cảm đầy chất trữ tình, đặc biệt là những ẩn ý của cảm xúc ấy được thể hiện qua một hình ảnh mới lạ “nguyệt cầm”. Với nhan đề của bài thơ này ta có thể liên tưởng về sự hòa quyện của ánh trăng trong bản nhạc của người nghệ sĩ, sự hòa quyện này không chỉ tạo nên khung cảnh tuyệt sắc mà còn tạo ra âm thanh du dương, quyến rũ, hấp dẫn người nhìn, người xem. Không gian được nhà thơ Xuân Diệu gợi mở ra ở đây chính là không gian của một đêm trăng, đối tượng soi chiếu của ánh trăng đó được gợi nhắc cụ thể ở đây, chính là “cung nguyệt”. Thể hiện sự tiếp xúc giữa ánh trăng với cung đàn, Xuân Diệu đã thể hiện thông qua động từ “nhập”, từ này có sức ám ảnh mạnh mẽ, vì nó không chỉ gợi ra sự giao hòa của trăng- đàn mà nó còn gợi ra sự hợp nhất thành một giữa chúng. Ngay câu thơ đầu tiên, nhà thơ Xuân Diệu đã tạo cho bài thơ một âm hưởng trầm buồn, và nỗi buồn ấy được thể hiện ngay trong câu thơ sau đó “Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần”, vầng trăng trong cái nhìn của nhà thơ cũng đâu phải là một hiện tượng của thiên nhiên mà nó như một con người, có sự đa cảm nhất định, biết thương, biết nhớ. Tương đồng với dòng xúc cảm của vầng trăng, cung đàn dường như cũng u uất, lặng lẽ trong giai điệu “Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm”, và trong cách miêu tả của nhà thơ, ta lại liên tưởng đến đàn và trăng như một đôi tình nhân, và giữa họ là một chuyện tình buồn “Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân”, “giọt rơi” ở đây có thể là ánh trăng. Hiểu như vậy ta có thể thấy được cái độc đáo trong cảm nhận của Xuân Diệu, vì nhà thơ đã dùng âm thanh để miêu tả cái hình ảnh, ánh trăng buông xuống như những giọt lệ sầu thương. Nguyệt Cầm là một thi phẩm hay mang đậm phong cách thơ Xuân Diệu. Bài thơ làm nên một tiếng vang lớn trong nền văn học nước nhà.
Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 59
Soạn bài Ét-Va Mun-Chơ (Edvard Munch) và tiếng thét
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.