SBT Ngữ văn 11 Nói và nghe trang 38 Tập 2 (Chân trời sáng tạo)

67

Với giải Nói và nghe trang 38 Tập 2 SBT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Những điều trông thấy (Truyện thơ Nôm và Nguyễn Du)  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Ngữ văn 11 Nói và nghe trang 38 Tập 2 (Chân trời sáng tạo)

Câu 1 trang 38 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tóm tắt một số lưu ý trong khi trình bày bài nói (bước 2) hoặc trao đổi, đánh giá (bước 3) về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật.

Trả lời:

Một số lưu ý trong khi trình bày bài nói (bước 2) về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật:

- Lược bớt một số ý không thật cần thiết trong bài viết và xác định những chỗ cần nhấn mạnh.

- Tổ chức bài nói thành ba phần rõ ràng, phần mở đầu và kết thúc cần tạoấn tượng đối với người nghe.

- Sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngũ đểtăng tính trực quan và tính hấp dẫn cho bài nói.

- Dự kiến các câu hỏi, phản hồi của người nghe và chuẩn bị câu trả lời; tóm tắthệ thống ý dưới dạng sơ đồ.

Câu 2 trang 38 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Luyện tập các bước thực hiện bài nói theo quy trình đã học đối với đề tài: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học hay tác phẩm nghệ thuật (có thể trình bày vấn đề xã hội mà bạn đã chuẩn bị ở phần Viết).

Trả lời:

Bài nói tham khảo

Đề bài: Trình bày ý kiến về sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống thông qua truyện cổ tích Tấm Cám.

Xin chào thầy cô và các bạn. Hôm nay, em sẽ trình bày về một vấn đề xã hội mang tính thời sự, đó là vấn đề sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống thông qua truyện cổ tích mà ai trong chúng ta đều đã biết - truyện cổ tích Tấm Cám. Tấm Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông qua câu chuyện cuộc đời của Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Chúng ta đều đã từng nghe câu chuyện về cô Tấm sinh ra trong quả thị qua lời kể của bà, của mẹ nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích, ta mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt.

Sớm mồ côi cha mẹ, cô Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của dì ghẻ và Cám.Hằng ngày cô phải làm mọi công việc chỉ để đổi lấy đòn roi của dì và những câu mắng chửi của em. Cuộc sống cứ như thế trôi qua để lại cho cô gái hiền lành những vết thương khó có thể lành. Không ai biết về cô, không ai làm bạn cùng cô trong những đêm buồn tủi cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương in thêm nhưng vết thương nhưng cô vẫn giữ trọn chữ hiếu cùng dì và nghĩa với đứa em cay ác. Nếu tôi được nói một câu cùng cô, tôi sẽ nói rằng cô yếu đuối quá cô Tấm à! Hạnh phúc thật sự chỉ do bản thân mình tự mang lại mà thôi, vậy tại sao cô không thử đừng dậy đấu tranh cho bản thân mình?

Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải có được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.Việc hằng ngày dì ghé và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tổn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công dân xấu cả. Cái tốt, cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt. Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng.

Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao nhiêu lần để có được cái hạnh phúc ấy? Giả sử câu chuyện ấy kết thúc tại thời điểm cô Tấm chết, Cám làm hoàng hậu và hạnh phúc sống cùng vua và người mẹ độc ác của mình đến cuối đời thì sao? Lúc đó bạn sẽ không thể 1 lần nhìn thấy 2 tiếng "hòa bình" trong xã hội này đâu. Khi ấy những gì mà trẻ con học được ở trường là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ. Hãy tưởng tượng một buối sáng bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cụ vấp ngã và tất cả mọi người chung quanh bạn vẫn dửng dưng bước đi? Tưởng tượng rằng tất cả những cuốn truyện, bài thơ mang đầy tính nhân đạo, thông điệp khuyên nhủ con người sống mạnh mẽ, hiền hậu đều trở thành những cuốn truyện, bài thơ mang tư tưởng sai trái thì sao? Nếu vậy hẳn xã hội sẽ đảo lộn mọi chuẩn mực đạo đức, con người sẽ dễ dàng đối xử độc ác, tệ bạc với nhau, vùi dập nhau để vượt lên. Điều đó sẽ thật đáng buồn.

Chính vì vậy, để viễn cảnh đó không bao giờ diễn ra, con người chúng ta cần học cách yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Mỗi cá nhân là một cá thể độc lập, nhưng một tập thể sẽ làm nên sức mạnh. Nhưng để có được sức mạnh, trước hết con người cần đối xử tử tế với nhau. Chỉ có như vậy, xã hội mới ngày càng tốt đẹp hơn.

Bài trình bày của em đến đây là kết thúc. Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự phản hồi từ mọi người.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

I. Đọc (trang 28, 29, 30, 32, 34, 35, 36 SBT Ngữ Văn 11)

II. Tiếng Việt (trang 36, 37 SBT Ngữ Văn 11)

III. Viết (trang 37, 38 SBT Ngữ Văn 11)

IV. Nói và nghe (trang 38 SBT Ngữ Văn 11)

 

Đánh giá

0

0 đánh giá