Với giải Viết trang 37, 38 SBT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Những điều trông thấy (Truyện thơ Nôm và Nguyễn Du) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:
SBT Ngữ văn 11 Viết trang 37, 38 Tập 2 (Chân trời sáng tạo)
Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là kiểu bài dùng lí lẽ và bằng chứng để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội,... đáng quan tâm) được đặt ra trong tác phẩm văn học (xem Ngữ văn 11, tập hai, tr. 28).
Dựa vào định nghĩa trên, hãy nêu định nghĩa về kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật.
Trả lời:
- Định nghĩa: Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật là kiểu bài dùng lí lẽ và bằng chứng để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội) giàu ý nghĩa đối với cuộc sống được đặt ra trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật.
Trả lời:
Ngữ liệu: Tính chất phi thường trong con người bình thường Thuý Kiều (ngữ liệu đọc tham khảo 2, Bài 7. Những điều trông thấy, Ngữ văn 11, tập hai, tr.54 - 56)
- Luận đề: tính chất phi thường trong con người bình thường.
- Luận điểm 1: Không ai sinh ra như một kẻ phi thường hoặc tầm thường mà cuộc sống bên ngoài phối hợp với những phản ứng bên trong của nội giới làm ta trở thành người phi thường hay tầm thường.
+ Lí lẽ: Con người bình thường chính là con người đông đảo, con người phổ biến, ai cũng giống ai. Nhưng nhờ những khó khăn, phức tạp của đời sống đã tôi luyện nên tính chất phi thường trong con người bình thường…; Kiều chính là người như vậy.
+ Bằng chứng: bằng những bằng chứng từ nội dung Truyện Kiều để làm sáng tỏ lý lẽ mà tác giả bài viết đã đưa ra: Dù Kiều có trải qua biết bao thử thách, vùi dập, khốn đốn của cuộc sống dành cho mình nhưng nàng vẫn giữ được lẻ kinh nguyền, đó chính là kẻ phi thường.
- Luận điểm 2: Những điều phi thường đông đảo được xây dựng từ đạo lí ngàn đời của dân tộc.
+ Lí lẽ: Kiều là minh chứng cho luận điểm, khi nàng đã cố gắng để cuộc sống của mình hoàn thiện hơn.
Yêu cầu đối với kiểu bài:
- Bố cục bài viết nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học gồm ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu...................... cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểmcủa người viết về vấn đề.
+ Thân bài: Giải thích được vấn đề cần bàn luận; trình bày ......................,.......................,........................... để làm sáng tỏ cho quan điểm của ngườiviết; phản biện các ý kiến trái chiều.
+ Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề; đưa ra ........................,............................. phù hợp.
Trả lời:
Các từ điền vào chỗ trống: vấn đề xã hội - hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng - những đề xuất, giải pháp.
Câu 4 trang 38 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Xác định đề tài và lập dàn ý cho một trong hai đề bài sau:
a. Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra từ một tác phẩm văn học (một bài thơ hoặc một tác phẩm truyện,...) mà bạn quan tâm.
b. Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra từ một tác phẩm nghệ thuật (một bộ phim hoặc một bức tranh, một bài hát,...) mà bạn quan tâm.
Trả lời:
a. Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra từ một tác phẩm văn học (một bài thơ hoặc một tác phẩm truyện,...) mà bạn quan tâm.
Dàn ý
1, Mở bài: Giới thiệu vấn đề xã hội gợi ra từ tác phẩm truyện cổ tích Tấm Cám: Sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
- Thể hiện quan điểm cá nhân về vấn đề.
2,Thân bài:
- Giải thích vấn đề xã hội “Sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác gợi ra từ một tác phẩm Tấm cám.
- Hệ thống luận điểm:
+ Cô Tấm là đại diện cho nét đẹp toàn vẹn của người phụ nữ nhưng luôn gặp bất hạnh.
+ Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác trong xã hội đã có từ lâu.
+ Nhưng người tốt sau cũng sẽ gặp những điều tốt đẹp
- Phản biện các ý kiến tráichiều.
3, Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề; đưa ra nhữngđề xuất, giải pháp phù hợp.
Câu 5 trang 38 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Viết mở bài cho bài văn theo dàn ý đã lập ở câu 4.
Trả lời:
Tấm Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông qua câu chuyện cuộc đời của Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Chúng ta đều đã từng nghe câu chuyện về cô Tấm sinh ra trong quả thị qua lời kể của bà, của mẹ nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích, ta mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt.
I. Đọc (trang 28, 29, 30, 32, 34, 35, 36 SBT Ngữ Văn 11)
II. Tiếng Việt (trang 36, 37 SBT Ngữ Văn 11)
III. Viết (trang 37, 38 SBT Ngữ Văn 11)
IV. Nói và nghe (trang 38 SBT Ngữ Văn 11)
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.