SBT Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Những chân trời kí ức (truyện - truyện kí)

271

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Những chân trời kí ức (truyện - truyện kí) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Ngữ văn 11 Bài 9 từ đó học tốt mô Ngữ văn 11.

SBT Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Những chân trời kí ức (truyện - truyện kí)

I. Đọc (trang 65, 66, 67, 70 SBT Ngữ Văn 11)

A. Câu hỏi củng cố kiến thức, kĩ năng theo sách giáo khoa

Câu 1 trang 65 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phương án nào sau đây nêu đúng nhất đặc điểm chung của truyện kí?

A. Là thể loại mang một số yếu tố của truyện.

B. Là thể loại mang một số yếu tố của kí.

C. Là thể loại kết hợp phi hư cấu và hư cấu.

D. Là thể loại được viết bằng văn xuôi.

Trả lời:

Đáp án C

Câu 2 trang 66 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Điền vào bảng sau một số chi tiết thuộc thành phần xác định (có thể kiểm chứng) và thành phần không xác định (không thể kiểm chứng) trong một số văn bản truyện kí đã học:

Văn bản

Ví dụ về chi tiết thuộc thành phần xác định (có thể kiểm chứng)

Ví dụ chi tiết thuộc thành phần không xác định (không thể kiểm chứng)

Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

 
   

Xà bông “Con Vịt”

   

Trả lời:

Văn bản

Ví dụ về chi tiết thuộc thành phần xác định (có thể kiểm chứng)

Ví dụ chi tiết thuộc thành phần không xác định (không thể kiểm chứng)

Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Nhà cụ lợp bằng tranh, ở giữa một xóm nhà tranh,và cao ráo khoáng đãng, tiền của đồng bào toàn quốc khắp ba kì, tự động đóng góp, ...

Trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào, đang bước thung dung ở dưới bóng cây.

Xà bông “Con Vịt”

Cậu Út của bà, ông Lê Văn Cửu, một trong số tám người gốc gác dân Mỹ Tho, là sáng lập viên Công ty Cổ phần "Nam Kù Minh Tân công nghệ"

Mùi xà bông thoang thoảng hương dầu dừa thơm tình quê.Trong tâm trí Cai Tuất, mường tượng đàn vịt đang chạy đồng rộng bao la trên vùng đất Nam Kỳ. Tự nhiên Cai Tuất cười một mình như người nằm mơ vừa bắt được giấc mơ.

Câu 3 trang 66 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tóm tắt nội dung câu chuyện được kể trong văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (trích Tuấn – chàng trai nước Việt – Nguyễn Vỹ).

Trả lời:

Văn bản thuật lại việc Tuấn cùng với bạn mình là Quỳnh đến thăm cụ Phan Bội Châu tại ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự vào một ngày Chủ nhật, năm 1927. Qua đó, Tuấn hiểu thêm về cuộc sống, con người Phan Bội Châu; tình cảm của thanh niên, học sinh và các tầng lớp nhân dân đối với cụ và càng thêm ngưỡng mộ cụ.

Câu 4 trang 66 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Có thể xem nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự được miêu tả trong văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (trích Tuấn – chàng trai nước Việt – Nguyễn Vỹ) là “chứng tích thời đại đầu thế kỉ XX” hay không? Vì sao?

Trả lời:

Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự đều có thể xem là “chứng tích thời đại đầu thế kỉ XX" với các lí do:

1. Cụ là nhân vật có thật, gắn với bối cảnh sự vật có thật mang tính xác thực cao (có thể dễ dàng kiểm chứng); cuộc đời của cụ là biên niên sử đáng tin cậy.

2. Nhân vật Phan Bội Châu trong văn bản là chứng tích quan trọng, gợi nhắc đời sống nhân cách của một nhân vật lịch sử, một giai đoạn lịch sử của đất nước.

3. Phan Bội Châu được miêu tả, qua cái nhìn của các nhân chứng Tuấn, Quỳnh - hai thanh niên đương thời.

4. Việc miêu tả cụ Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự như những “chứng tích thời đại đầu thế kỉ XX" là ý đồ nghệ thuật của chính tác giả đã được nói rõ trong lời mở đầu tác phẩm.

Câu 5 trang 66 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phân tích một số chi tiết trong văn bản Tôi đã học tập như thế nào? (M. Go-rơ-ki) cho thấy nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm và nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ có những điểm khác biệt. Giải thích lí do của sự khác biệt ấy.

Trả lời:

1. Có một khoảng cách khá xa giữa thời điểm xảy ra các sự việc, câu chuyện về nhân vật Pê-xcốp trong tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? và thời điểm tác giả viết tác phẩm này.

- Các câu chuyện được kể lại là hồi ức - những sự việc, mấu chuyện xảy ra đã lâu vào khoảng từ những năm Pê-xcốp lên 6 - 7 tuổi cho đến khi cậu trở thành một người lao động chín chẳn, trưởng thành (ngoài 20 tuổi).

- Thời điểm tác giả M. Go-rơ-ki viết Tôi đã học tập như thế nào? là khoảng vào năm 1917 -1918 (trước đó, ông đã viết Thời thơ ấu vào năm 1913 - 1914, Kiếm sống vào năm 1915 - 1916). Tức là truyện Tôi đã học tập như thế nào? được viết khi nhà văn đã ở tuổi 45 - 50 (ông sinh năm 1868). Khoảng cách giữa thời điểm xảy ra các sự vệc với Pê-xcốp ở ngôi trường của nhà thờ (năm 6 - 7 tuổi) và thời điểm nhà văn viết truyện ngắn là gần nửa thế kỉ.

2. Nhận thức của tác giả ở thời điểm viết tác phẩm tất nhiên sẽ khác nhiều với nhận thức của nhân vật chính (tác giả hồi bé, thời trẻ). Muốn hiểu đúng cảm hứng, chủ đề, tư tưởng và thông điệp của tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? không thể không lưu ý đến điều này. Quả vậy, trong văn bản có không ít chi tiết cho thấy khoảng cách thời gian, tuổi tác và nhận thức giữa người viết và nhân vật. Chẳng hạn, ở phần đầu, từ thời điểm viết tác phẩm nhìn nhận lại sự việc và cách hành xử của cậu bé, tác giả đã thể hiện rõ cái nhìn và giọng điệu của tự phê phán, tự giễu mình trong nhiều câu văn:

- Tôi trả thù ông ta bằng một trò nghịch ngợm man rợ ...

- Những đứa hát sai, bị gã giọt thước kẻ vào đầu, giọt kêu khá đặc biệt và buồncười. Nhưng không đau.

- Tôi rất xúc động, một tình cảm đặc biệt rộn rực trong ngực tôi, và ngay cả khi thầy giáo đã cho cả lớp về nhưng giữ tôi lại và nói rằng bây giờ tôi phải lặng hơn nước, thấp hơn cỏ thì tôi vui lòng, chăm chú nghe từ đầu đến cuối.

Ở phần sau, nhận thức của tác giả về sách, cuộc đời, con người càng lúc càng rõ hơn, chín hơn, gần chân lí hơn và cũng gần với nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm hơn. Ví dụ:

- [ ... ] tôi đã bắt đầu hiểu được vẻ đẹp của những đoạn văn miêu tả, bắt đầu suy nghĩ về tính cách các nhân vật, lờ mờ đoán được mục đích của tác giả cuốn sách và lo ngại cảm thấy sự khác nhau giữa cái mà sách nói đến với cái mà cuộc sống khuyên bảo.

- Và chính trong hoàn cảnh đáng nguyền rủa như thế, lần đầu tiên tôi bắt đầu đọc sách hay, nghiêm túc của văn học nước ngoài.

- Thậm chí tôi còn có cảm giác rằng cuộc đời xung quanh tôi, tất cả những gì khắc nghiệt, bẩn thỉu và tàn bạo hằng ngày diễn ra trước mắt tôi đều không phải là cái có thực, đều là thừa. Cái có thực và cần thiết chỉ ở trong sách, nơi mà mọi cái đều hợp lí hơn, đẹp hơn, nhân đạo hơn.

- Thời gian đầu, say sưa vì cái mới và vì giá trị tinh thần lớn lao của cái thế giới mà sách đã mở ra trước mắt tôi, tôi bắt đầu coi sách tốt đẹp hơn, lí thú hơn, gần gũi hơn với mọi người, và dường như hơi bị loà, tôi nhìn cuộc đời thực qua sách. Nhưng cuộc sống khôn ngoan khắc nghiệt đã quan tâm chữa cho tôi cái bệnh mùdễ chịu ấy.

- Tôi càng đọc nhiều thì sách càng làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời cũng càng trở nên rực rỡ, có ý nghĩa đối với tôi.

3. Sự phân biệt này giúp người đọc hiểu đúng và đầy đủ hơn về quá trình học tập,trưởng thành hay quá trình phát triển nhân cách của nhân vật chính; từ đó,hiểu đúng thông điệp từ tác phẩm.

Câu 6 trang 66 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Từ các văn bản truyện kí đã học, nếu một số lưu ý về cách đọc một văn bản thuộc thể loại truyện kí.

Trả lời:

Lưu ý về cách đọc một văn bản thuộc thể loại truyện kí:

- Cũng như cách đọc văn bản truyện hay văn bản kí, khi đọc một văn bản thuộc thể loại truyện kí, cần nhận biết, phân tích, đánh giá được giá trị nội dung, cũng như các yếu tố thuộc hình thức nghệ thuật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhưng với thể loại này, một điều rất quan trọng là cần xác định được các yếu tố phi hư cấu (thành phần xác định, có thể kiểm chứng), yếu tố hư cấu (thành phần không xác định, không thể/ không cần kiểm chứng) và đánh giá được tác dụng của sự kết hợp giữa hai loại yếu tố này.

B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu

Đọc văn bản Em Din (Hồ Dzếnh) trong SBT Ngữ văn 11, tập 2 tr. 66-70 và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu hỏi trong khi đọc:

Câu 1 (Theo dõi) trang 67 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Người kể chuyện ở đây là ai? Phần văn bản này là tự sự, trữ tình hay kết hợp cả hai?

Trả lời:

- Người kể chuyện: nhân vật người anh, xưng “tôi”.

- Phần văn bản kết hợp cả tự sự và trữ tình.

Câu 2 (Suy luận) trang 67 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Những quan niệm của anh Hai và “tôi” trong đoạn này có phải là của chính tác giả Hồ DZếnh không? Vì sao?

Trả lời:

Những quan niệm của anh Hai và “tôi” trong đoạn này là của chính tác giả Hồ DZếnh vì tác giả chính là người kể chuyện, đặt mình vào vị trí “tôi” để xây dựng nội dung câu chuyện, thể hiện những quan điểm, suy nghĩ cá nhân.

Câu hỏi trong khi đọc:

Câu 1 trang 70 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tóm tắt nội dung của văn bản.

Trả lời:

Sau một thời gian tò mò theo dõi, cậu bé "tôi” phát hiện em Dìn - người em gái cùng cha khác mẹ của cậu, ở tuổi mười lăm - nhiều lần nhân dịp đi đòi nợ cho mẹ đã hẹn hò, gặp gỡ một người bạn trai. Thương Dìn, cậu bé không nỡ nói với mẹ Dìn. Nhưng rồi sự việc cũng bị phát hiện. Dìn bị mẹ đánh đòn tàn nhẫn và nhốt không cho ra khỏi nhà. Nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, thân thiết giữa hai anh em, “tôi” rất thương xót, ái ngại cho tình cảnh của em.

Vào một buổi sáng, “tôi” cùng người nhà hốt hoảng, nháo nhác tìm kiếm em Dìn không thấy. Thì ra, em Dìn đã liều lĩnh bỏ trốn theo người yêu. Chẳng bao lâu sau, người mẹ của Dìn cũng ra đì, mang theo bao tài sản đáng giá của gia đình, phó thác trách nhiệm thờ chồng, nuôi con cho người mẹ cả.

Một năm sau, vào dịp Tết, Dìn đột ngột trở về với nỗi buồn tủi bị cậu bạn bỏ rơi. Nhớ mẹ, nhớ người thân, nhưng Dìn không dám vào nhà thăm ai, chỉ kín đáo nhắn “tôi" ra ngoài. Hai anh em gặp nhau lần cuối, trước khi Dìn bước vào kiếp sống lưu lạc.

Câu 2 trang 70 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Kẻ bảng dưới đây vào vở, thống kê số lượt lời của các nhân vật và điền số liệu phù hợp vào bảng (trong văn bản truyện, mỗi lượt lời của nhân vật đánh dấu bằng một dấu gạch đầu dòng):

Phần văn bản

Ranh giới

Số lượt lời

của các nhân vật

Phần I

Từ đầu đến “... nhất là quê hương thứ hai của tôi lại không được huy hoàng rực rỡ!”

 

Phần II

Từ “Một năm trôi qua... đến hết văn bản

 

Từ số liệu trong bảng thống kê trên, cho biết vì sao có sự khác biệt về tỉ trọng giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản trên và điều đó có tác dụng gì.

Trả lời:

Phần văn bản

Ranh giới

Số lượt lời

của các nhân vật

Phần I

Từ đầu đến “... nhất là quê hương thứ hai của tôi lại không được huy hoàng rực rỡ!”

4

Phần II

Từ “Một năm trôi qua... đến hết văn bản

14

* Nhận xét: Số liệu từ bảng trên cho thấy, tuy Phần I và Phần II có độ dài tương đương, nhưng có sự khác biệt rất đáng lưu ý:

- Ở Phần I, tổng số lượt lời của các nhân vật là 4 lượt (còn lại là lời của người kể chuyện).

- Ở Phần II, số lượt lời của nhân vật tăng lên rất cao (nhiều gấp 3,5 lần so với Phần I), còn lời của người kể chuyện giảm xuống đáng kể.

* Tác dụng:

- Tác dụng của việc chủ yếu sử dụng lời của người kể chuyện, kết hợp sử dụng lời của nhân vật một thưa thớt, chọn lọc là: Giúp cho văn bản tập trung vào việc khắc hoạ bối cảnh, các mối quan hệ, nhân vật, thuật lại hàng loạt sự việc buồn, vui tiếp nối; đồng thời, bộc lộ những tâm tình, suy tư, hồn nhiên của người kể chuyện là cậu bé xưng “tôi", ...

- Tác dụng của việc tăng cường và sử dụng khá dày đặc lời thoại của nhân vật là làm nổi bật cuộc gặp gỡ, trò chuyện của “tôi” và em Dìn.

Câu 3 trang 70 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phân tích tình cảm mà nhân vật “tôi” dành cho em Dìn và tình cảm mà em Dìn dành cho nhân vật “tôi”.

Trả lời:

- Tình cảm của "tôi" dành cho Dìn: Nhân vật “tôi” luôn xưng gọi và nói về em Dìn với tất cả sự trìu mến: "em tôi ... ". Ví dụ: "Người con gái ngây thơ, vô tội là em tôi ngày xưa, bây giờ đang yêu thắm thiết, yêu mê say ... " Đó là tình cảm nửa anh em ruột thịt, nửa bạn bè, hồn nhiên, trong sáng của một cậu bé ngây thơ nhưng chân thành, nhạy cảm và giảu tình yêu thương.

- Tình cảm của em Dìn dành cho "tôi": Cũng là một tình cảm tin cậy, nửa anh em, nửa bạn bè. Trong ngày trở về tủi nhục, trước khi dấn bước vào kiếp sống lưu lạc, Dìn vẫn tin yêu ở người anh tuổi nhỏ và dành tất cả niềm thương nhớ choanh: "Em lại đây cốt được trông thấy anh, và xin anh ... mấy xu mừng tuổi gọi làn hớ lại ngày nào anh mừng tuổi em!".

- Tình cảm của hai anh em dành cho nhau, gắn với những kỉ niệm sâu sắc, được biểu đạt bằng cả một đoạn văn thật đẹp và man mác buồn thương:

Tôi không quên được ngày đó. Nó là cái kỉ niệm đẹp để của đời tôi mà em tôi vừa nhắc lại. Một cánh đồng c xanh mượt nằm ngủ dưới chân đi, mới ba giờ chiều đã mở, vì bóng núi che khuất mặt tròi đổ lên đó. Chúng tôi thả trâu cho tự do ăn cỏ,lòng thanh thản dưới một bầu tri sáng đẹp. Đôi lúc tiếng sáo của dân Mường từ xa vẳng lại, là những thanh âm độc nhất hiu hắt trong cái rộng rãi, cố quạnh của linh hồn. Chúng tôi đánh trâu bò lên đi vào lúc m sáng, và trở về nhà khi nắng vàng chỉ còn nửa đốt ngón tay trên đầu bụi trúc.

Đàn vật nối nhau theo hàng một, từ trên đi uể oải xuống, làm thành một cái dòng màu xám chảy chm chậm trong ánh mở nhạt của hoàng hôn.

Ngoài mấy người con gái mà tôi mến rất nhẹ nhàng và rất kì dị, em tôi là người bạn nhỏ hin hậu của tôi ngày ấy. Chúng tôi cùng để lòng ước mong những chuyệnkhông thể có, em tôi mơ được một căn nhà ngói dựng trên đi, và tôi kh khạo hơn, giản dị hơn, được bình yên chăn trâu trọn kiếp. Hai tôi lấy hoa sim cài lên đầu, lênáo, và cùng cho rằng hương hoa sim thơm, tuy thực ra nó vô cùng nht nho. Chính ở cái chốn mà mây gió còn giữ nguyên màu dĩ vãng đó, chúng tôi lớn lên hồn nhiên giữa bài thơ tưng bừng của sự sống, hồn nhiên nhận biết cái tang máu mủ lần thứ nhất xảy ra trong cuộc đời chúng tôi: ba tôi mất. Cái chết lặng lẽ của người trái hẳn với tháng ngày sôi nổi người sống, làm nhiều khi tôi sinh lòng ngơ ngẩn trước thiên luật không thể cưỡng lại gieo xuống muôn loài. Đời sống lôi cuốn chúng tôi về những hoàn cảnh khác. Chúng tôi đau đớn thấy mây gió ngày xưa dần dần xa vắng bên những giấc mộng chỉ còn là nỗi thương tiếc nức nở giữa cuộc đời.”

Câu 4 trang 70 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tìm hiểu tiểu sử của nhà văn Hồ Dzếnh và một số thông tin liên quan đến việc viết tập truyện Chân trời cũ của ông. Từ đó, chỉ ra sự kết hợp giữa kí và truyện, phi hư cấu và hư cấu; nếu tác dụng của việc kết hợp các loại yếu tố ấy trong Em Dìn.

Trả lời:

1. Một số thông tin về tiểu sử, tuổi thơ của Hồ Dzếnh liên quan đến tác phẩm: Cha ông là một khách thương người Hoa đến lập nghiệp ở một vùng quê trung du Thanh Hóa, có hai người vợ Việt Nam. Người vợ cả sinh được ba anh em trai, Hồ Dzếnh là con út, người mẹ kế là mẹ đẻ em Dìn. Họ chung sống trong một nhà. Cha Hồ Dzếnh mất sớm. Hai người mẹ và các con riêng của họ vẫn phải sống chung và có không ít những hiểm khích giữa hai bên. Trong ba anh em trai, Hồ Dzếnh thân với Dìn hơn cả vì trạc tuổi nhau và giữa hai anh em có chung nhiều kỉ niệm tuổi thơ.

2. - Yếu tố kí - phi hư cấu (thành phần xác định, có thể kiểm chứng): Nhân vật chính là em Dìn, tên và số lượng những người trong nhà; mối quan hệ phức tạp, khác thường giữa các nhân vật (bố, hai người mẹ, các anh em cùng cha khác mẹ, ... ) trong gia đình Hồ Dzếnh; tình cảm nửa anh em, nửa bạn bè giữa Hồ Dzếnh và em Dìn ;...

- Yếu tố truyện - hư cấu (thành phần không xác định, không thể/ không cần kiểm chứng): Những suy nghĩ, lời nói, hành vi cụ thể của các nhân vật; các trữ tình ngoại đề của người kể chuyện xưng “tôi" ;...

3. Tác dụng của việc kết hợp các loại yếu tố ấy trong Em Dìn: Yếu tố phi hư cấu(cùng với hình thức tự thuật của nhân vật “tôi” - Hồ Dzếnh) bảo đảm tính trung thực, tin cậy cho câu chuyện. Việc kết hợp phi hư cấu làm cho câu chuyện sinh động hấp dẫn, sâu sắc hơn.

Câu 5 trang 70 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Xác định chủ đề và thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

Trả lời:

- Chủ để: Tình anh em và những kỉ niệm buồn thương thời niên thiếu giữa hai anh em cùng cha khác mẹ - người kể chuyện xưng “tôi" và em Dìn.

- Thông điệp: Khi trẻ em phạm sai lầm thì sai lầm ấy suy cho cùng là lỗi của người lớn; hãy độ lượng, yêu thương và tạo môi trường giáo dục gia đình tốt nhất cho các em.

Câu 6 trang 70 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Trong Tự sự của tác giả, Hồ Dzếnh bộc bạch: Mỗi khi viết về một mảnh đời nhọc nhằn, khổ ải trong Chân trời cũ, “hơi thở” của “những linh hồn bạn” “đã hoà vào hơi thở của tôi”. Theo bạn, điều này có đúng với trường hợp viết Em Dìn không? Vì sao?

Trả lời:

Đúng như Hồ Dzếnh đã tự bạch: Mỗi khi viết về một mảnh đời nhọc nhằn, khổ ải trong Chân trời cũ, “"hơi thở” của “những linh hồn bạn” “đã hoà vào hơi thở của tôi”, ông viết Em Dìn cũng trong một trạng thái hóa thân cao độ và thở chung hơi thở của các nhân vật, nhất là với em Dìn. Ông đã viết về sai lầm của em Dìn như sai lầm của chính ông, nỗi buồn đau, bất hạnh của em Dìn như nỗi buồn đau, bất hạnh của chính ông. Từng nhịp kể, lời thoại, từng câu chữ trong truyện như đều thấm đẫm nước mắt của tình thương yêu tha thiết, nồng nàn.

II. Tiếng Việt (trang 71 SBT Ngữ Văn 11)

Câu 1 trang 71 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Kẻ bảng sau vào vở, dựa vào tri thức tiếng Việt đã học trong Bài 9. Những chân trời kí ức, nêu ví dụ và cách sửa đối với từng kiểu lỗi nêu trong bảng:

Kiểu lỗi về thành phần câu

Ví dụ

Cách sửa

Lỗi thiếu thành phần chủ ngữ

   

Lỗi thiếu thành phần vị ngữ

   

Lỗi thiếu thành phần chủ ngữ và vị ngữ

   

Lỗi không phân định rõ các thành phần câu

   

Lỗi sắp xếp sai trật tự thành phần câu

   

Trả lời:

Kiểu lỗi về thành phần câu

Ví dụ

Cách sửa

Lỗi thiếu thành phần chủ ngữ

Qua tác phẩm “Tắt đèn” cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ dù chịu nhiều áp bức, bất hạnh nhưng vẫn luôn mạnh mẽ, quật cường.

Thêm chủ ngữ “tác giả” trước “cho thấy” hoặc thêm thành phần chủ ngữ cho câu bằng cách bỏ từ “qua” để “tác phẩm Tắt đèn” trở thành chủ ngữ.

Lỗi thiếu thành phần vị ngữ

Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình.

Thêm thành phần vị ngữ cho câu

Lỗi thiếu thành phần chủ ngữ và vị ngữ

Khi tôi đến Đà Lạt vào mùa xuân

Thêm thanh phần chủ ngữ, vị ngữ cho câu.

Lỗi không phân định rõ các thành phần câu

Về cách làm công nghiệp hóa của nhiều cán bộ khoa học, cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí, công nhân, viên chức, các nhà doanh nghiệp tập trung kiến nghị: [ ... ].

Phân định rõ các thành phần câu.

Lỗi sắp xếp sai trật tự thành phần câu

Vào bảy giờ sáng ngày mai, tôi quyết định ra sâu bay.

Sắp xếp lại vị trí các thành phần trong câu cho phù hợp.

Câu 2 trang 71 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Dòng nào dưới đây không phải là lỗi thiếu thành phần câu?

A. Thiếu thành phần chủ ngữ.

B. Thiếu thành phần vị ngữ.

C. Thiếu thành phần chủ ngữ và vị ngữ.

D. Không phân định rõ các thành phần câu.

Trả lời:

Đáp án D

Câu 3 trang 71 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Cho biết các câu sau mắc lỗi gì và nêu cách sửa (chú ý đối chiếu với những thông tin trong các văn bản ở Bài 9 sách giáo khoa và sách bài tập):

a. Trong khoảng 45 năm đầu thế kỉ XX, “Tuấn – chàng trai nước Việt”, một tác phẩm văn xuôi tự sự cô lớn, đã ghi lại những chứng tích thời đại”.

b. Qua truyện “Em Dìn” đã khơi đậy bao kỉ niệm buồn thương.

c. Truyện “Em Din” (Hồ Dzếnh) in trong “Chân trời cũ”, Nhà xuất bản Á Châu, Hà Nội, 1946, hoàn thành vào tháng 12 năm 1943.

Trả lời:

a. Lỗi sắp xếp sai trật tự thành phần câu. Cách sửa: Sắp xếp lại vị trí các thành phần trong câu cho phù hợp.

→Câu đúng: “Tuấn - chàng trai nước Việt", một tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ lớn, đã ghi lại những “chứng tích thời đại” trong khoảng 45 năm đầu thế kỉ XX.

b. Lỗi thiếu thành phần chủ ngữ. Cách sửa: Thêm chủ ngữ “tác giả” trước “đã khơi dậy" hoặc bỏ từ “qua” để “truyện Em Dìn" trở thành chủ ngữ.

c. Lỗi sắp xếp sai trật tự thành phần câu. Trong câu này, việc sắp xếp vị ngữ “hoàn thành vào tháng 12 năm 1943” sau vị ngữ “in trong Chân trời cũ, Nhà xuất bản Á Châu, Hà Nội, 1946" là không hợp lí. Cách sửa: Sắp xếp lại vị trí các thành phần trong câu cho phù hợp.

→Câu đúng Truyện “Em Dìn” (Hồ Dzếnh) hoàn thành vào tháng 12 năm 1943, in trong “Chân trời cũ", Nhà xuất bản Á Châu, Hà Nội, 1946.

III. Viết (trang 71, 72 SBT Ngữ Văn 11)

Câu 1 trang 71 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Điền từ ngữ thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn sau:

Thuyết minh về một đối tượng có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận là kiểu bài sử dụng kết hợp nhiều ............. để miêu tả, giải thích, làm rõ ............ của một đối tượng, giúp người đọc ................ đối tượng ấy.

Trả lời:

Đáp án:

Các từ điền lần lượt: yếu tố, phương tiện; đặc điểm; hiểu rõ.

Câu 2 trang 71 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Dựa vào bảng sau, chỉ ra yêu cầu về bố cục đối với mỗi kiểu bài thuyết minh về một đối tượng và thuyết minh về một quy trình (có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận):

Các phần

Thuyết minh

về một đối tượng

Thuyết minh

về một quy trình

Mở đầu

   

Nội dung chính

   

Kết thúc

   

Trả lời:

Các phần

Thuyết minh

về một đối tượng

Thuyết minh

về một quy trình

Mở đầu

Nêu nhan để bài viết và giới thiệu đối tượng cần thuyết mình.

Nêu nhan để bài viết và giới thiệu quy trình cần thuyết minh.

Nội dung chính

Lần lượt thuyết minh về các đặc điểm của đối tượng. Trong khi thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và có thể kết hợp sử dụng một số phương tiện phì ngôn ngữ để hỗ trợ làm rõ nội dung thuyết minh.

Lần lượt thuyết minh về các bước của quy trình hoạt động. Trong khi thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và có thể kết hợp sử dụng một số phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ làm rõ nội dung thuyết minh.

Kết thúc

Khẳng định giá trị của đối tượng trong đời sống hoặc nêu tác dụng của việc nhận thức đúng về đối tượng.

Khẳng định giá trị của quy trình trong đời sống hoặc nêu tác dụng của việc nhận thức đúng về quy trình hoạt động.

Câu 3 trang 72 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đọc lại hai bài viết tham khảo về kiểu bài thuyết minh ở Bài 1. Thông điệp từ thiên nhiên, Bài 9. Những chân trời kí ức và cho biết, mỗi ngữ liệu đã đáp ứng yêu cầu đối với kiểu bài như thế nào.

Trả lời:

1. Bài viết tham khảo về kiểu bài thuyết mình một quy trình ở Bài 1: Quy trình làm một chiếc nón lá đã đáp ứng yêu cầu đối với kiểu bài. Cụ thể:

- Mở đầu, nội dung chính, kết thúc của bài viết đã được triển khai đúng theo yêu cầu của kiểu bài thuyết minh một quy trình hoạt động.

- Nội dung thuyết minh về quy trình làm một chiếc nón lá được sắp xếp theo trình tự các thao tác, công việc nêu ở các đề mục: Chọn nguyên liệu làm lá nón; Dựng khuôn nón; Lợp lá nón; Chằm nón.

Tác dụng của việc sắp xếp nội dung thuyết minh theo trình tự nêu trên là giúp người đọc hiểu, hình dung được quy trình, thao tác của hoạt động làm nón. Việc sử dụng các yếu tố miêu tả có tác dụng giúp người đọc hình dung rõ hơn về các thao tác của hoạt động. Có thể chỉ ra một số chi tiết cho thấy bài viết tham khảo đã sử dụng yếu tố này. Ví dụ:

- Chọn loại lá non vừa độ, phần gân lá có màu xanh, lá màu trắng xanh.

- Khi nón đã chm hoàn tất, người ta đính thêm vào chóp nón một cái “xoài” được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên cho chiếc nón.

2. Tương tự, bài viết tham khảo về kiểu bài thuyết mình một đối tượng ở Bài 9:“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh: những thước phim đánh thức kí ức tuổi thơ và tình quê hương đã đáp ứng yêu cầu đối với kiểu bài. Cụ thể:

- Cách mở đầu và kết thúc của văn bản đã đáp ứng yêu cầu đối với kiểu bài thuyết minh về một đối tượng. Mở đầu: Nêu nhan đề bài viết và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh (bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và sự kiện ra mắt bộ phim này ở rạp). Kết thúc: Khẳng định giá trị của đối tượng (vượt lên trên những lợi ích và hiệu quả kinh tế, điều đáng trân trọng là giá trị nhân văn trong sáng mà bộ phim mang đến cho người xem: nó đánh thức kí ức tuổi thơ và tình quê hương).

Văn bản đã lồng ghép được các yếu tố theo yêu cẩu đối với kiểu bài:

- Yếu tố miêu tả: Qua các đoạn văn/ chi tiết miêu tả cảnh tượng, không khí khán giả đến rạp và sau khi xem phim.

- Yếu tố biểu cảm: Qua các câu thể hiện trực tiếp cảm xúc của người viết (ví dụ: Quả thật, trong thời gian gần đây, hiếm có bộ phim Việt Nam nào về tuổi thơ,được chào đón và hoan nghênh như bộ phim này).

- Yếu tố nghị luận: Qua trích dẫn các nhận định bình phẩm.

Câu 4 trang 72 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Thực hiện để bài sau:

Đề bài: Viết bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận về một trong những đối tượng sau:

– Một tác phẩm văn học;

– Một tác phẩm nghệ thuật (điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ,...);

– Một nhân vật sự kiện văn hoá...

Trả lời:

Bài viết tham khảo

Đề bài: Viết bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận về một tác phẩm văn học.

- Tác phẩm văn học: Đoạn trích “Hồi trống Cổ thành” trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi thứ 28 trích trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. La Quán Trung sinh năm 1330 mất năm 1400, ông sinh ra và lớn lên trong khoảng cuối thời nhà Nguyễn đầu thời nhà Minh. Ông là người có hiểu biết sâu rộng lại chịu tác động của tư tưởng nho giáo, thế nên tính cách của ông có phần rạch ròi, yêu ghét rõ ràng. Các sáng tác của ông thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, với ông, tư tưởng trung quân ái quốc là điều tất yếu được xem trọng. Ông nhìn đời với một con mắt tinh tường và sâu sắc, chính bởi sự nhận thức đúng đắn về xã hội cũng như các vấn đề chính chính trị nhưng lại không thể tự mình thực hiện, vậy nên ông gửi gắm vào tác phẩm. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ càng hơn về đoạn trích mang tên Hồi trống Cổ Thành.

Trước khi đến với nội dung đoạn trích, chúng ta cùng điểm qua vài nét về tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa. Tác phẩm được viết dựa trên những sự kiện lịch sử có thật diễn ra, mà nổi bật hơn hết là phản ánh sự tương tranh giữa ba tập đoàn phong kiến lớn Ngụy, Thục, Ngô. Tác phẩm này mang giá trị lịch sử và quân sự to lớn, vạch trần tội ác và sự tàn bạo của giai cấp thống trị với với con dân, đẩy họ vào bần cùng, bế tắc, do đó trong họ luôn ẩn chứa một ước mơ, khao khát về những vị vua hiền tướng giỏi, đủ sức đủ tài để có thể lãnh đạo, giải thoát họ ra khỏi cảnh áp bức, khốn cùng.

Hồi trống Cổ Thành là tên gọi do người biên soạn đặt, đoạn trích không phải toàn bộ hồi 28 mà là một phần giữa được trích ra, với hai câu thơ mở đầu:

“ Chém Sái Dương anh em hòa giải
Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”.

Ở Tam Quốc diễn nghĩa, có rất nhiều nhân vật anh hùng song tiêu biểu phải nhắc đến Quan Công và Trương Phi, hai nhân vật này là hai nhân vật đóng vai trò trung tâm trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành. Đoạn trích thuật lại cuộc hội ngộ, đoàn tụ và giải quyết hiềm khích giữa hai anh em Quan Công và Trương Phi, đồng thời đề cao lòng trung nghĩa và tài năng của cả hai.

Đoạn trích được chia thành ba phần chính tương thích với ba giai đoạn, phần một là cuộc gặp mặt giữa Quan Công và Trương Phi, phần hai là diễn biến cũng là cao trào xung đột, mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, tiếp nối phần hai là phần ba mâu thuẫn được giải quyết, anh em đoàn tụ.

Đoạn trích kể về cuộc chạm tráng đầy kịch tính giữa Quan Công và Trương Phi đương lúc cả hai đang xảy ra mâu thuẫn. Quan Công trên đường hộ tống hai người chị dâu đi tìm Lưu Bị cần vượt qua các cửa ải của các tướng giặc Tào, vì Tào Tháo suy tính Quan Công là người hữu dụng muốn giữ lại dùng cho sau này nên không cấp giấy phép cho Quan Công qua ải, nhưng cũng không cho người truy bắt.

Trước tình thế tiến thoái lưỡng nang, Quan Công quyết định mở cho mình một con đường máu, giết sạch các tướng giặc ở năm ải. Đến trước Cổ Thành, ông nghe ngóng được Trương Phi – người em kết nghĩa đang ở đó, ông vui mừng khôn xiết, những tưởng sẽ có cuộc đoàn viên sum họp nhưng Trương Phi vốn bản tính đa nghi, nghĩ rằng Quan Công ăn ở hai lòng đến bắt mình nộp cho Tào Tháo; mặc kệ Quan Công và hai người chị dâu phân trần, Trương Phi quyết không mở cửa thành, buông lời mắng nhiếc, phỉ báng còn dọa đánh Quan Công.

Đúng lúc đó, tướng giặc Tào là Sái Dương mang quân đến, điều này càng làm mối nghi ngờ của Trương Phi tăng thêm, không biết làm cách nào để giải thích cho em, Quan Công hứa chặt đầu Sái Dương để chứng minh mình trong sạch. Thấy Quan Công quả quyết vậy, Trương Phi đưa ra điều kiện sau ba hồi trống, Quan Công phải chặt được đầu Sái Dương thì mới tin. Trương Phi vừa đánh lên hồi trống đầu tiên, Sái Dương đã đầu rơi xuống đất, thấy vậy Trương Phi nguôi giận, cho phép Quan Công cùng hai người chị dâu vào thành; sau khi nghe cả ba phân trần, Trương Phi hiểu rõ đầu đuôi ngọn ngành mọi chuyện, rỏ nước mắt khóc, cúi lạy Quan Công.

Cổ Thành cũng chính là cửa ải thứ sáu mà Quan Công phải vượt qua, đây là cửa ải hiểm hóc nhất thử thách lòng trung nghĩa. Nếu ở năm cửa ải trước, kẻ thù được xác định trước mắt là tướng giặc, Quan Công sẽ dễ dàng đưa ra quyết định diệt trừ, dù có hiểm nguy, chông gai nhưng nó chẳng là gì so với nỗi oan mà Quan Công đang phải chịu, bởi ông là một vị chủ tướng vì thế oan tình của ông cũng có phần đặc biệt. Rõ ràng là người ngay thẳng, cương trực nhưng trước sự nghi oan của người em kết nghĩa, Quan Công phải nhún nhường để thanh minh, ông còn cầu cứu hai người chị dâu nhờ phân trần hộ mình.

Không phải Quan Công không đủ sức phá thành vượt ải, mà nói một cách chính xác hơn, Quan Công coi trọng lòng trung nghĩa, ông không thể coi người em kết nghĩa là kẻ thù cho được. Người đời gọi ông là người tuyệt nghĩa, song mấy ai hay chữ nghĩa cũng có hai mặt bao gồm trung nghĩa và tín nghĩa, trong trung nghĩa ai cũng biết đến là trung quân ái quốc, nhưng còn phần tín nghĩa với anh em, bạn bè cũng không nên xem nhẹ.

Qua đoạn trích trên tác giả muốn người đọc thấy được tài năng cũng như bản lĩnh của Quan Công, một người luôn cẩn trọng với lòng trung nghĩa tuyệt đối. Đối lập với đó là tính cách nóng nảy, hấp tấp của Trương Phi. Tác giả muốn dùng Quan Công để làm nền nhằm để tính cách Trương Phi được bộc lộ một cách rõ ràng nhất có thể. Mặc dù hai tính cách có phần đối lập nhưng xét cho cùng họ đều là những người tài, mong muốn cống hiến sức mình cho đất nước vậy nên tác giả không biểu thị thái độ phê phán hay coi thường bất kì ai mà bằng lời nói và hành động biểu thị rõ nét tính cách của họ.

“Hồi trống” gợi lên không khí chiến trận kịch tính làm nên đỉnh điểm cuộc xung đột giữa hai anh em Quan Công và Trương Phi, nhưng cùng với đó mâu thuẫn giữa Quan Công và Sái Dương cũng đồng thời được phản ánh, tuy chỉ là mâu thuẫn thứ yếu trong cuộc xung đột chính nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự góp phần của nó giúp cao trào được đẩy lên đỉnh điểm, nó cũng chính là chiếc chìa khóa mở ra nút thắt mâu thuẫn.

Hồi trống là sự thách thức các bậc trượng phu, nó như một chướng ngại bắt buộc vượt qua để làm nên chiến tích, ở đây hồi trống chính là công cụ mà quan tòa – Trương Phi dùng để phán xét Quan Công trung thành hay phản bội, ba hồi trống là ba cơ hội dành cho Quan Công. Và ba hồi trống cũng là dấu hiệu cho sự hóa giải mọi hiềm khích giữa hai anh em, là ba hồi trống đoàn tụ gia đình.

Với lời kể hấp dẫn, lôi cuốn, đoạn trích khiến người đọc như chính tai nghe mắt thấy tất thảy sự việc diễn ra, chúng trở nên sinh động một cách lạ kỳ. Hồi trống Cổ Thành có kết cấu hoàn chỉnh như một vở kịch chính thống hơn là một câu chuyện. Thay vì tác giả chỉ ra tính cách cũng như áp đặt cho nhân vật một tính cách một hình tượng đặc trưng thì La Quán Trung lại lựa chọn để nhân vật tự bộc lộ tính cách cũng như bản lĩnh thông qua lời nói và hành động, điều này cho thấy tác giả vô cùng thông minh bởi cách này giúp nhân vật trở nên thật và có hồn hơn. Đọc qua đoạn trích tự bản thân người đọc hình dung được hai bức tượng đài sừng sững về lòng trung nghĩa; sự chân thành có ở hai anh em Quan Công và Trương Phi.

Nói về nghệ thuật chúng ta không thể bỏ qua cách tạo dựng tình huống truyện có cao trào và đầy kịch tính của tác giả. Cao trào của truyện được lồng ghép vào đó nhiều tình tiết hấp dẫn, nhất là các mâu thuẫn có mối liên hệ với nhau, chính mâu thuẫn này làm nền để bật lên mâu thuẫn kia và ngược lại, chúng tác động nhau theo nhiều cách nhưng dù ở cách nào đi chăng nữa, nhờ có chúng cao trào mới được đẩy lên một cách đỉnh điểm thỏa mãn nhu cầu người đọc. Việc chọn lựa những chi tiết đưa vào truyện cũng là một trong các yếu tố góp phần làm nên thành công của Hồi trống Cổ Thành.

Tác phẩm Hồi trống Cổ Thành trích trong hồi 28 Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung thực sự là bức tranh lịch sử, bức tranh thời đại dựng nên bằng ngôn từ. Dù chủ đề được lựa chọn là chiến tranh là trận mạc, là sự tranh đấu giữa các triều đại song song đó nó vẫn hàm chứa những bài học quý báu về cách làm người. Hơn hết, nó thể hiện tư tưởng Nho giáo của người phương Đông về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, tất cả đều được bộc lộ thông qua các nhân vật. Ngoài giá trị lịch sử to lớn, tác phẩm này của La Quán Trung còn được xem là binh pháp cơ bản, là nghệ thuật đánh trận dụng binh được vận dụng trong cả thời đại ngày nay, bấy nhiêu đó đủ cho chúng ta thấy được sự tồn tại vượt thời gian cũng như sức ảnh hưởng to lớn mà tác phẩm này mang lại.

IV. Nói và nghe (trang 72 SBT Ngữ Văn 11)

Câu hỏi trang 72 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đề tài: Lớp bạn tổ chức buổi thảo luận về chủ điểm: “Vấn đề đời sống mà bạn quan tâm”. Ban tổ chức gợi ý một số vấn đề như sau:

-Học sinh cấp Trung học phổ thông nên đọc những loại sách nào?

– Kĩ năng sống là gì, vì sao bạn cần phải rèn luyện kĩ năng sống?

- Sự độ lượng và sự dễ dãi trong tình bạn có gì khác nhau?

- Các ý kiến tư vấn của phụ huynh, người thân, bạn bè về hướng nghiệp có ý

nghĩa như thế nào đối với bạn?

...

Hãy chọn một trong các vấn đề nêu trên, chuẩn bị ý kiến để tham gia thảo luận, tranh luận.

Lưu ý: Không chọn và trình bày đề tài mà bạn đã thực hiện trên lớp.

Trả lời:

Bài nói tham khảo

Đề bài: Kĩ năng sống là gì, vì sao bạn cần phải rèn luyện kĩ năng sống?

Cuộc sống vốn là chuỗi ngày không dự báo trước. Chúng ta không thể biết ngày mai, ngày kia thậm chí là ngày hôm nay sẽ xảy ra chuyện gì. Có một câu nói nổi tiếng, đó là: Cuộc sống vốn thú vị vì không ai biết trước nó sẽ như thế nào ư? Nhưng tôi lại nghĩ, cuộc sống với đầynhững điều bất ngờ chỉ có thể trở nên thú vị với những người có sự chuẩn bị từ trước. Không có sự chuẩn bị để đối mặt với những vấn đề cuộc sống mang lại, thì cũng giống như đón một cơn bão cấp 12 mà chưa gia cố đê điều, chưa neo buộc lại nhà cửa hay là chưa mua sẵn lương thực dựtrữ ... Điều đó thực sự nguy hiểm. Vậy làm thế nào để có thể tận hưởng cuộc sống đầy những điều bất ngờ không báo trước đây ạ? Theo tôi, chỉ cómột cách duy nhất, chính là không ngừng học tập, không ngừng rèn luyện những kỹ năng sống.

Kỹ năng sống không phải là điều gì quá xa lạ. Ngày nay, có rất nhiều lớp học về kỹ năng sống, có rất nhiều sách về kỹ năng sống. Nhưng nếu nói thật rõ ràng, thì kỹ năng sống là gì? Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào. Ví dụ như “Có kỹ năng sống thì khi gặp động đất, gặp lũ lụt, gặp hỏa hoạn, chúng ta biết cách để bảo vệ bản thân và giúp đỡ người khác. Hay đơn giản hơn, có kỹ năng sống thì khi bài kiểm tra đến rất gần, chúng ta vẫn biết cách phân bổ thời gian để ôn tập một cách hợp lý và đạt điểm cao. Hay đơn giản hơn nữa thì có kỹ năng sống, chúng ta sẽ biết cách bảo vệ những lợi ích chính đáng của bản thân mình, biết nêu ra lập trường và thực hiện các mục tiêu đã đề ra, chúng ta biến cuộc sống của mình trở nên đơn giản và vui vẻ hơn nhiều. Tôi sẽ kể cho các bạn một câu chuyện nhỏ về một chú lạc đà con.

Lạc đà con hỏi mẹ:

“Tại sao lạc đà nhà mình lại có bướu hả mẹ?”

“À, chúng ta là động vật sa mạc nên cần có bướu để giữ nước”, mẹ lạc đà trả lời.

“Vậy sao chân mình dài thế hả mẹ?”

“Đó là phương tiện tốt nhất đi trên sa mạc tốt hơn bất cứ loài nào khác đấy, con yêu”.

“Thế tại sao lông mi mình lại dài thế hả mẹ? Thỉnh thoảng chúng lại cọ cọ vào mắt con, rõ ngứa?”

“Con yêu, lông mi mình dài đề bảo vệ mắt khỏi gió cát sa mạc đấy”.

“Ồ, con hiểu rồi, bướu để trữ nước, chân dài để đi, mi mắt dài để che chắn ... Con hỏi thêm 1 câu nữa nha”.

“Hỏi đi con yêu .. “, mẹ lạc đà ôn tồn nói

“Vậy tại sao chúng ta phải ở trong sở thú vậy mẹ?”

Trong câu chuyện dí dỏm trên, chú lạc đà con đáng thương đang ở nhầm nơi để sống. Bản thân chú lạc đà tuy có rất nhiều tiềm năng khác nhau,nhưng tất cả đều không có cơ hội để phát huy hết những khả năng mình có. Nó cũng giống như khi bạn đã có những kiến thức cứng nhưng lại không có các kỹ năng mềm để phát huy hết những kiến thức của mình có vậy. Bạn không thể giao tiếp, không thể phát huy khả năng tư duy sáng tạo ... rồi sẽ đến lúc nào đó, bạn cũng không thể nhớ được ngay từ đầu mình đã có những lợi thế gì. Qua đây ta có thể thấy Kỹ năng sống quan trọng như vậy nhưng thứ gì vốn quan trọng lại luôn không thể đạt được một cách dễ dàng. Làm thế nào để có thể rèn được kỹ năng sống một cách hiệu quả đây?

Theo tôi, các kỹ năng sống cần được xây dựng một cách từ từ, thông qua các hoạt động hàng ngày chứ không thể cứng nhắc học vẹt 1+1=2 được. Các kỹ năng sống có thể được lồng ghép trong các hoạt động trên lớp. Ví như, Thảo luận nhóm là một hình thức để xây dựng, rèn luyện kỹ năng thể hiện và thuyết phục người khác, cũng như kỹ năng làm việc nhóm. Dần dần theo thời gian, kỹ năng thể hiện bản thân trước đám đông sẽ được hình thành một cách tự nhiên và giúp đỡ cho sự phát triển sau này. Hay ví như, viêc bạn học tốt giúp đỡ bạn kém tiến bộ cũng là một hình thức rèn luyện kỹ năng hợp tác, chia sẻ. Xây dựng, phát triển kỹ năng qua các hoạt động ngoại khóa cũng là một phương pháp rèn kỹ năng sống hiệu quả. Các hoạt động ngoại khóa nênthu hút được thật nhiều các bạn học sinh tham gia chứ không chỉ bó gọn trong một số ít bạn. Mỗi một học sinh, từ những bạn năng nổ nhiệt tình đếnnhững bạn hiền lành nhút nhát ít nói đều được tham gia các hoạt động ngoại khóa hấp dẫn, để từ đó mà học tập thêm các kỹ năng sống. Các buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy, hay hướng dẫn cách sơ cứu khi bị thương cũng là những hoạt động ngoại khóa giúp chúng em rèn luyện kỹ năng sinh tồn, ứng biến và xử lý của mình. Hiện nay, tôi thấy các hoạt đông rèn luyện kỹ năng sống mang tính chất công thức, bài bản như tập xử lý phòng cháy chữa cháy, tập xử lí khi đuối nước,... làm rất quan trọng và cũng đang được các trường trên địa bàn Hà Nội tích cực phổ biến đến học sinh.

Giáo dục kỹ năng sống có thể cung cấp cho mỗi chúng em những kỹ năng cơ bản. Tuy nhiên, từnhững kỹ năng sống cơ bản đó, học sinh sẽ có vốn liếng để đối mặt với các vấn đề của cuộc sống. Điều quan trọng hơn hết chính là những giá trị, những quy tắc sống học sinh được tiếp thu qua các bài dạy của thầy cô. Do đó, tôi nghĩ, bên cạnh những kỹ năng sống đơn thuần giúp học sinh biết được cách để bảo vệ bản thân, để thể hiện bản thân thì những bài học về cách làm người, về cách phân biệt những điều nên làm, những điều đúng điều sai cũng vô cùng quan trọng. Chính những điều này mới là những điều giúp học sinh vượt qua khó khăn và thử thách của cuộc đời sau này. Kỹ năng làm người mới chính là kỹ năng sống quan trọng nhất.

Chúng ta có thể tự ti và mất đi sự tự tin của chính bản thân vì điểm số không cao, lại không thông minh như một số bạn. Nhưng đừng nản chí, có nhiều nhà khoa học đã đồng ý rằng Kĩ năng sống, kĩ năng mềm chiếm đến 75% sự thành đạt của bạn. Sau đây tôi sẽ đưa ra các tip nhỏ mà tôi thấy nó sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều:

1, Hãy nhìn đời bằng con mắt lạc quan. Chúng ta phải hiểu nếu ta nhìn cốc nước trên bàn và nghĩ nó còn Đầy một nửa thì chắc chắn sẽ tốt hơn nếu ta nghĩ nó đã vơi đi, nó còn có một nửa. Điều này có thể giữ được nhiệt huyết của bạn trên chặng đường dài, nó tạo sự thích thú say mê cho bạn.

2, Làm việc nhóm, Hòa đồng với tập thể. Đừng bao giờ có suy nghĩ mình là số một, mình sẽ làm được mọi chuyện mà không cần ai. Đối với Các nhà tuyển dụng ngày nay, tiêu chí làm việc nhóm và hòa đồng luôn là một tiêu chí quan trọng để đánh giá bạn đỗ hay trượt phỏng vấn.

3, Giao tiếp hiệu quả. Đó chính là thế mạnh đối với bất cứ ai trong cuộc sống. Vì nó rất quan trọng nên tôi sẽ thử đưa ra một vài chia sẻ về những điềutôi làm và tôi thấy nó khá thành công. Đó là:

- Nhìn thằng vào mắt người đối diện, và cười đúng lúc, thể hiện cảm xúc đúng chỗ.

- Đừng tỏ ra bồn chồn hay run sợ, tự ti.

- Đừng cố cướp lời, hãy biết đó là lúc nên nói hay lắng nghe người khác nói.

- Hãy sử dụng ngôi nói một cách hợp lí, đúng lứa tuổi, đúng hoàn cảnh.

- Chấp nhận và học hỏi sự phê bình. Để đúc rút nó thành kinh nghiệm cho bản thân. Nó thể hiện một cái nhìn khách quan cho người khác. Nó thể hiện bạn là người sẵn sàng cải thiện khiếm khuyết của bản thân mà không cứng nhắc.

- Xác định được những việc mình cần phải làm và sắp xếp nó vào thời gian cụ thể.

- Điều cuối cùng đó chính là tự tin. Samuel Johnson từng nói “Tự tin là điều kiện đầu tiên để làm được những việc lớn lao”. Liệu ai có thể đặt niềm tin vào một người mà ngay chính bản thân họ cũng không tự tin về bản thân mình.

Qua bài thuyết trình này, tôi chỉ muốn nhấn mạnh một điều rằng, kỹ năng sống không phải là một thứ gì xa vời. Nó luôn bên cạnh chúng ta, ở ngay trong những hành vi hàng ngày của các bạn, ở ngay trong cuộc sống thường nhật của các bạn. Khi các bạn tham gia giao thông, các bạn chấp hành đúng luật như đội mũ bảo hiểm, không dàn hàng ngang, ... hay khi các bạn vứtrác đúng nơi quy định, thực hiện cam kết không sử dụng pháo, chất cháy nổ cũng là kỹ năng sống. Bởi như đã nói, kỹ năng sống không phải được xây dựng ngay trong ngày một ngày hai mà phải là một quá trình dài để ta học tập và rèn luyện.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan

Bài 5: Băn khoăn tìm lẽ sống

Bài 6: Sống với biển rừng bao la (Truyện ngắn)

Bài 7: Những điều trông thấy

Bài 8: Cái tôi – Thế giới độc đáo

Đánh giá

0

0 đánh giá