TOP 10 mẫu Tóm tắt Nhớ con sông quê hương hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2024)

225

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Tóm tắt Nhớ con sông quê hương hay nhất, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2024) giúp học sinh lớp 11 nắm được trọng tâm văn bản Nhớ con sông quê hương từ đó học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

TOP 10 mẫu Tóm tắt Nhớ con sông quê hương hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2024)

Video Tóm tắt Nhớ con sông quê hương 

Tóm tắt Nhớ con sông quê hương - Mẫu 1

Bài thơ Nhớ con sông quê hương là sự ca ngợi về vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của nhà thơ – đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông.

Bố cục Nhớ con sông quê hương

- Phần 1(Quê hương tôi... lấp loáng): Vẻ đẹp của con sông quê

- Phần 2 (Hỡi con sông...ôm tôi vào dạ): Dòng sông lưu giữ kỷ niệm

- Phần 3 (Vẫn trở về...ửng hồng): Nỗi nhớ sông quê khi chia xa

- Phần 4 (Tôi hôm nay...tình thương): Nỗi niềm gửi tới miền Nam

Kết quả hình ảnh cho con sông. kích thước: 174 x 185. Nguồn: toplist.vn

Nội dung chính Nhớ con sông quê hương

Bài thơ là sự miêu tả về hình ảnh con sông quê, đó là cuộc trò chuyện thầm thì với dòng sông thân yêu của cuộc đời nhà thơ. Một dòng sông quê hương giản dị, đầy xúc cảm. Nhà thơ như hóa thân vào chính dòng sông quê, dòng sông ấy chính là tâm hồn, tình cảm của nhà thơ.

Vài nét về Tác giả, tác phẩm

I. Tác giả Tế Hanh

- Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh

- Quê quán: sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi

- Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương.

- Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến.

- Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

- Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết.

- Tác phẩm chính: các tập thơ Hoa niên (1945), Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963).

II. Tìm hiểu tác phẩm Nhớ con sông quê hương

1. Thể loại Thơ tự do

2. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt chính là Biểu cảm.

3. Xuất xứ

- Bài thơ được sáng tác khi tác giả tập kết ra miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1956.

4. Bố cục

4 phần:

- Phần 1: Từ “Quê hương…lấp loáng”: Vẻ đẹp của con sông quê

- Phần 2: Từ “Hỡi con sông…ôm tôi vào dạ”: Dòng sông lưu giữ kỉ niệm

- Phần 3: Từ “Vẫn trở về… ửng hồng”: Nỗi nhớ sông quê khi chia xa

- Phần 4: Từ “Tôi hôm nay…của tình thương”: Nỗi niềm gửi tới miền Nam

5. Tóm tắt

Bài thơ Nhớ con sông quê hương là sự ca ngợi về vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của nhà thơ – đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông.

6. Giá trị nội dung

- Bài thơ Nhớ con sông quê hương ca ngợi vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của tác giả – một vẻ đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông.

7. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng lời thơ mộc mạc, hồn nhiên, gần gũi, chân chất làm cho bao lòng người xao xuyến khi đọc

- Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

- Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, cảm xúc được dồn nén qua hồi tưởng và kỉ niệm.

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như: Ẩn dụ hình thức: “Nước gương trong”, nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”, so sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Ét-va-mun-chơ và Tiếng thét

Tóm tắt Gai

Tóm tắt Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự

Tóm tắt Tôi đã học tập như thế nào?

Tóm tắt Xà bông con vịt

 

Đánh giá

0

0 đánh giá