TOP 10 mẫu Tóm tắt Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2024)

232

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Tóm tắt Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự hay nhất, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2024) giúp học sinh lớp 11 nắm được trọng tâm văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự từ đó học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

TOP 10 mẫu Tóm tắt Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự hay, ngắn gọn (Chân trời sáng tạo 2024)

Video Tóm tắt Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Tóm tắt Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự - Mẫu 1

Phan Bội Châu là một nhà cách mạng lỗi lạc được bao nhiêu người Việt Nam ngưỡng mộ. Cả cuộc đời của ông sống vì nước vì dân, minh bạch và tao nhã. Chính vì thế, một người thanh niên như Tuấn rất muốn được đến thăm nhà cụ Phan và có thể gặp được cụ. Khi cậu đến gặp cụ Phan thì thấy cụ đang bán gạo cho các bà các cô trong xóm. Được tận mắt thấy cụ Phan, tâm trạng của Tuấn vừa hồi hộp vừa vui mừng. Cụ Phan hiện lên với dáng vẻ nho nhã và giản dị với cây gậy ba toong và bộ quần áo màu trắng. Cụ ung dung bước đến và trò chuyện cùng với Tuấn và Quỳnh, hỏi han hai cậu về nơi học. Sau đó thì chỉ dạy cho hai cậu về tinh thần yêu nước của dân tộc ta và cho xem những cuốn sách do chính cụ soạn. Khi nói xong cụ lại đi bán gạo cho người khác, thì Tuấn mới có dịp ngắm căn nhà mà cụ Phan ở. Căn nhà cụ Phan ở là một căn nhà ở xóm Bến Ngự, do những người dân yêu quý cụ đóng góp để xây tặng. Đó là một căn nhà tranh đơn sơ, có ba gian và xung quanh có rất nhiều cây. Bên trong có phòng tắm và phòng đọc sách của cụ và được treo rất nhiều tranh. Không khí xung quanh căn nhà rất yên tĩnh và thoáng đãng, thi thoảng mới nghe thấy tiếng bước chân qua lại. Căn nhà đơn sơ, giản dị nhưng Tuấn lại nhìn thấy rất nhiều sự đầm ấm thân thuộc như chính con người cụ Phan vậy. Hàng ngày cụ Phan sống trong căn nhà đơn sơ của mình, không vương khói bụi nhân gian. Sống cuộc sống tự do tự tại, rồi lại đi giao du kết bạn với những người thanh niên yêu nước ở khắp mọi miền tổ quốc. Chính lối sống cởi mở, tự tại mà uyên bác đó khiến cho rất nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam ngưỡng mộ và noi theo gương của cụ. Họ trân trọng những cuốn sách cụ để lại, học tập theo những gì mà cụ chỉ bảo.

Tóm tắt Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự - Mẫu 2

Tuấn cùng với người bạn của mình là Quỳnh đã cùng nhau đến thăm nhà cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Phan Bội Châu là một nhà cách mạng lỗi lạc được bao nhiêu người Việt Nam ngưỡng mộ. Ông sống cả cuộc đời vì nước, vì dân, sống minh bạch và tao nhã. Và Tuấn rất ngưỡng mộ những bài học và sách vở do cụ Phan chỉ dạy. Khi cậu đến gặp cụ Phan thì thấy cụ đang bán gạo cho các bà các cô trong xóm. Được tận mắt thấy cụ Phan, tâm trạng của Tuấn vừa hồi hộp vừa vui mừng.

Tóm tắt Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự - Mẫu 3

Tuấn cùng với người bạn của mình là Quỳnh đã cùng nhau đến thăm nhà cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Cụ Phan là người được rất nhiều người yêu mến và kính trọng, Tuấn rất ngưỡng mộ những bài học và sách vở do cụ Phan chỉ dạy. Bất chấp việc đến thăm cụ Phan sẽ có mật thám theo, nhưng Tuấn vẫn rất muốn đến nhà cụ để gặp cụ.

Tóm tắt Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự - Mẫu 4

Phan Bội Châu là một nhà cách mạng lỗi lạc được bao nhiêu người Việt Nam ngưỡng mộ. Cả cuộc đời của ông sống vì nước vì dân, minh bạch và tao nhã. Chính vì thế, một người thanh niên như Tuấn rất muốn được đến thăm nhà cụ Phan và có thể gặp được cụ. Khi cậu đến gặp cụ Phan thì thấy cụ đang bán gạo cho các bà các cô trong xóm. Được tận mắt thấy cụ Phan, tâm trạng của Tuấn vừa hồi hộp vừa vui mừng.

Tóm tắt Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự - Mẫu 5

Sự ngưỡng mộ và tôn trọng của Tuấn đối với cụ Phan Bội Châu là điều tự nhiên, bởi cụ Phan Bội Châu là một trong những nhân vật lịch sử quan trọng và được nhiều người Việt Nam ngưỡng mộ sâu sắc. Cả cuộc đời của ông đã được cống hiến hoàn toàn cho việc nâng cao tình hình của dân tộc và đất nước, với tinh thần minh bạch và tao nhã. Sự tận mắt chứng kiến cụ Phan Bội Châu đang bán gạo cho các bà các cô trong xóm đã khiến tâm trạng của Tuấn trở nên hồi hộp và vui mừng. Cụ Phan không chỉ nổi tiếng với vai trò của mình trong lịch sử nước nhà mà còn là một người thầy đầy tri thức, tác giả của nhiều tác phẩm văn học và triết học quan trọng. Những bài học và sách vở mà cụ Phan Bội Châu đã sáng tạo và dạy đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng của Tuấn và nhiều người khác. Sự ngưỡng mộ của Tuấn không chỉ dừng lại ở sự tôn trọng với một người anh hùng lịch sử mà còn về tài năng và kiến thức của cụ. Dù biết rằng việc đến thăm cụ Phan có thể có người mật thám theo dõi, Tuấn vẫn rất quyết tâm và không quan trọng vấn đề này. Điều quan trọng với cậu là có cơ hội được gặp gỡ và học hỏi từ một tượng đài vĩ đại như cụ Phan Bội Châu. Cuộc gặp gỡ này có thể giúp Tuấn và người bạn của mình, Quỳnh, thấu hiểu sâu hơn về những giá trị và tri thức mà cụ Phan đã chia sẻ, từ đó lan tỏa những kiến thức và ý nghĩa này đến thế hệ sau

Tóm tắt Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự - Mẫu 6

Tuấn cùng với người bạn của mình là Quỳnh đã cùng nhau đến thăm nhà cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Cụ Phan là người được rất nhiều người yêu mến và kính trọng, Tuấn rất ngưỡng mộ những bài học và sách vở do cụ Phan chỉ dạy. Bất chấp việc đến thăm cụ Phan sẽ có mật thám theo, nhưng Tuấn vẫn rất muốn đến nhà cụ để gặp cụ. Căn nhà mà cụ Phan đang ở là một căn nhà tranh ba gian, giản dị và đơn sơ. Xung quanh ngôi nhà có rất nhiều cây cối và lúc nào cũng được mở ra cho mọi người vào. Căn nhà không có tiếng người mà rất yên bình và tĩnh lặng. Tuấn đến thì không dám vào trong mà ngó xem nhưng không gặp được cụ Phan Bội Châu. Thông qua một em bé trong nhà cụ Phan, thì Tuấn biết được cụ Phan đang bán gạo cho những người dân nghèo quanh đó. Khi gặp được cụ Phan tuấn trở lên căng thẳng khi gặp người mà mình đã ngưỡng mộ từ lâu. Cụ Phan xuất hiện với dáng vẻ hiền từ, phong thái thư thả và giản dị. Cụ ung dung và thoải mái đến chỗ Tuấn và hỏi han về thông tin của hai cậu. Sau đó cụ còn chỉ dạy rất nhiều cho Tuấn về cuộc sống, về lòng yêu đất nước và biết yêu thương nhân dân. Cụ đứng nói chuyện với hai cậu nhưng vẫn không quên đi bán gạo cho bà con. Sau đó họ lại được chứng kiến rõ hơn căn nhà mà cụ Phan đang ở, qua sự chỉ dẫn của một em bé sống trong nhà của cụ. Căn nhà của cụ rất đơn sơ mộc mạc, xung quanh được treo một số bức tranh. Ngôi nhà của cụ ở trên một xóm nhỏ, xa xa là kinh thành Huế và các khu chợ đông đúc. Nhưng ngôi nhà như không vướng chút khói bụi nhộn nhịp nào mà chỉ có sự giản dị và tình yêu nước thương dân của con người nơi đây. Cả cuộc đời cụ Phan sống với nước với dân, thanh bạch và chí dũng. Chính vì thế không chỉ riêng Tuấn, mà các thế hệ thanh niên lúc bấy giờ đều vô cùng ngưỡng mộ cụ và luôn tuân theo những sự chỉ dạy của cậu.

Tóm tắt Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự - Mẫu 7

Sự ngưỡng mộ và tôn trọng của Tuấn đối với cụ Phan Bội Châu không thể phủ nhận. Cụ Phan Bội Châu, một trong những biểu tượng của cuộc đấu tranh cho độc lập và tự do của Việt Nam, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử và tâm hồn của nhiều người dân Việt Nam. Cả cuộc đời và sự nghiệp của ông được xem là ví dụ về lòng tự do, kiên định và tinh thần hy sinh cao cả. Tuấn và người bạn của mình, Quỳnh, không chỉ ngưỡng mộ cụ Phan vì những gì ông đã làm cho đất nước mà còn vì những giá trị tinh thần mà ông đại diện. Cụ Phan không chỉ là một người cách mạng mà còn là một nhà văn, triết học, và nhà giáo dục xuất sắc. Những tác phẩm văn học và triết học của ông đã để lại sự ảnh hưởng lâu dài trong văn hoá và tư tưởng của Việt Nam. Việc đến thăm nhà cụ Phan Bội Châu không chỉ là sự kiện quan trọng đối với Tuấn và Quỳnh mà còn là cơ hội học hỏi và trải nghiệm giá trị văn hóa và tri thức của một người thông thái. Mặc cho nguy cơ có người mật thám theo dõi, sự khao khát được gặp gỡ và học hỏi từ cụ Phan vượt lên trên hết. Cuộc gặp gỡ này có thể là cơ hội hiếm có trong cuộc đời để chạm trán với một người anh hùng và học hỏi từ những kiến thức và sự hy sinh của ông.

Tóm tắt Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự - Mẫu 8

Sự kính trọng và ngưỡng mộ đối với Phan Bội Châu là điều tự nhiên của nhiều người Việt Nam, và câu chuyện về Tuấn đến thăm cụ Phan thể hiện điều này rất rõ. Cuộc sống và sự cống hiến của Phan Bội Châu cho dân tộc đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng mọi người. Khi Tuấn đến thăm cụ Phan và thấy cụ đang bán gạo cho người dân trong xóm, cậu không chỉ được tận mắt chứng kiến sự đơn sơ và tốt bụng của cụ mà còn cảm nhận được sự nhẹ nhàng và minh bạch trong cuộc sống của một người tưởng như vĩ đại và xa vời như Phan Bội Châu. Điều này có thể làm cho Tuấn cảm thấy hồi hộp và vui mừng vì được tiếp xúc trực tiếp với một biểu tượng lớn của lịch sử Việt Nam. Cuộc gặp gỡ này có thể là cơ hội quý báu để Tuấn học hỏi và lấy động lực từ tinh thần và tri thức của Phan Bội Châu, đồng thời thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với những người tiền bối đã hy sinh và đóng góp cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước

Bố cục văn bản Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự 

 Phần 1 (Tuấn ở trọ...yết kiến cụ): Cuộc trò chuyện của Tuấn và Quỳnh.

- Phần 2 (một lát...chờ lâu): Cuộc trò chuyện giữa Cụ Phan Bội Châu và Tuấn, Quỳnh.

- Phần 3 (Cụ Phan Bội CHâu chống ba...sùng bái cụ): Ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu

- Phần 4 (còn lại): Lòng kính trọng, biết ơn đối với cụ Phan Bội Châu.

Kết quả hình ảnh cho Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Nội dung chính Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

"Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự" là một câu chuyện lịch sử về một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

Vài nét về tác giả, tác phẩm

I. Tác giả Nguyễn Vỹ

- Nguyễn Vỹ (1912-1971) tại làng Tân Hội (sau đổi là Tân Phong, năm 1945 lại đổi là Phổ Phong), huyện Ðức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Cha ông tên Nguyễn Thuyên từng làm quan ở huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, nhưng sau từ chức để chống Pháp. Mẹ ông là bà Trần Thị Luyến.

- Ông từng theo học tại trường Trung học Pháp-Việt ở Quy Nhơn 1924-1927, rồi gián đoạn vì tham gia các cuộc vận động chống thực dân, sau đó ông ra Bắc theo học ban tú tài tại Hà Nội.

- Năm 1934, ông xuất bản tập thơ đầu tiên, tên là Tập thơ đầu, gồm hơn 30 bài thơ Việt và thơ Pháp. Thi phẩm này in ra không được nhiều thiện cảm, bị cho là rườm rà, “nhiều chân” và là đối tượng chê bai chính của Lê Ta trên các báo.

II. Tìm hiểu tác phẩm Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự

1. Thể loại Truyện kí

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Trích từ tác phẩm: Tuấn- chàng trai nước Việt (1970)

+ Là tác phẩm văn xuôi tự sự lớn gồm 45 chương.

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

4. Bố cục bài Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở bến Ngự

2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “trở thành người Quốc Gia” – Cuộc gặp gỡ với cụ Phan Bội Châu.

+ Phần 2: Còn lại – Hình ảnh về cụ Phan Bội Châu.

5. Giá trị nội dung

- "Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự" là một câu chuyện lịch sử về một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của cụ Phan Bội Châu đối với dân tộc Việt Nam, cũng như sự nỗ lực của ông trong việc giáo dục, truyền đạt tinh thần đấu tranh cho thế hệ sau.

6. Giá trị nghệ thuật

- Bút pháp hiện thực sắc sảo.

- Ghi chép những sự thật ở đời một cách chân thực => Giúp cho người đọc có cái nhìn toàn cảnh về hiện trạng xã hội đương thời.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Ét-va-mun-chơ và Tiếng thét

Tóm tắt Gai

Tóm tắt Tôi đã học tập như thế nào?

Tóm tắt Nhớ con sông quê hương

Tóm tắt Xà bông con vịt

 

Đánh giá

0

0 đánh giá