Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Ngữ văn 11 sách Chân trời sáng tạo chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Ngữ văn lớp 11
Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Ôn tập trang 103 Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nhận diện và phân tích được sự kết hợp giữa hư cấu và phi hứ cấu trong truyện kí.
- Nhận diện và phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cây chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Nhận biết và sửa được một số kiểu lỗi về thành phần câu.
- Viết được bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
- Biết thảo luận, tranh luận một cách có hiệu quả và có văn hóa về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.
2. Về năng lực
- Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề...
3. Về phẩm chất
- Ý thức tự giác, chủ động trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung các bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Khái quát, tổng hợp tri thức Ngữ văn.
b) Nội dung:
GV tổ chức trò chơi “Chiếc nón kì diệu”
c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được
- Xác định được kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”. Giáo viên chiếu slide với các câu hỏi trắc nghiệm ôn lại một số nội dung trong bài đọc văn bản.
Câu 1: Văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự” (trích Tuấn – chàng trai nước Việt) được kể ở ngôi…
A. Thứ nhất |
C. Thứ ba |
B. Thứ hai |
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và thứ ba |
Câu 2: Trong văn bản “Tôi đã học tập như thế nào?” một dấu mốc quan trọng trên bước đường học tập và trưởng thành của Pê-xcốp là ….
A. đến trường và bị chế nhạo vì chiếc sơ mi vàng khến cậu mang biệt hiệu “thằng tù khổ sai”.
B. mặc dù học khá nhưng cậu bị đuổi khỏi trường vì hạnh kiểm xấu.
C. thời gian đầu, Pê-xcốp say sưa với cái mới và vì giá trị tinh thần lớn lao của cái thế giới mà sách mở ra.
D. biết đọc sách một cách có ý thức năm lên 14 tuổi.
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau đây:
“Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giưa dòng trôi?”
A. Câu hỏi tu từ, điệp từ
B. Câu hỏi tu từ, ẩn dụ, điệp từ
C. Câu hỏi tu từ, điệp từ, nhân hóa
D. Câu hỏi tu từ, ẩn dụ, nhân hóa
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh lắng nghe câu hỏi và suy nghĩ trả lời nhanh.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời 3 HS trả lời các câu hỏi:
Câu 1: A
Câu 2: D
Câu 3: C
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng củng cố lại các nội dung gắn với các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe đã học ở bài 9.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): HĐ nhóm - GV hướng dẫn HS ôn tập về tri thức Ngữ văn bài 9. B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu. B3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày; Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung (Phần thuyết trình có thể thuyết trình kết hợp với các slile hoặc sapo) B4: Kết luận, nhận định (GV): - Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức chuyển sang hoàn thiện phiếu học tập số 2. Nhận xét phần trình bày của các nhóm. |
1. Truyện kí là thể loại trung gian giữa truyện và kí. Truyện kí rất gần với kí ở yêu cầu về tính xác thực dựa trên việc ghi chép người thật, việc thật; nhưng cũng gần với truyện ở chỗ thường có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh. Tuy được xem là thể loại phi hư cấu nhưng do yêu cầu dung hoà yếu tố truyện với yếu tố kì yêu cầu thể hiện tính xác thực theo cách riêng của thể loại, người viết truyện kí cũng được phép hư cấu ở một mức độ nhất định. 2. Sự kết hợp giữa phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí Phi hư cấu là cách phản ánh hiện thực theo nguyên tắc đề cao tính xác thực bằng cách gọi thẳng tên và miêu tả càng chính xác càng tốt những con người và sự kiện có thực”, đặc biệt là đối với các chi tiết, sự kiện mang thông tin xác định, có thể kiểm chứng (gọi là “thành phần xác định”) như: tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, nguồn gốc gia đình, ngọn nguồn văn hoá, quan hệ gia đình – xã hội... của nhân vật; thời gian, không gian, địa điểm.... thuộc bối cảnh của câu chuyện hay diễn biến của sự việc... Hư cấu là dùng trí tưởng tượng sáng tạo ra cái mới, những điều khác lạ không có hoặc chưa có trong thế giới thực nhằm mục đích nghệ thuật. Trong truyện kí, có không ít loại chi tiết, yếu tố không xác định, không cần và không thể kiểm chứng như: diễn biến nội tâm của nhân vật, tác động của cảnh sắc thiên nhiên, sinh hoạt xã hội đối với tình cảm, cảm xúc của con người, các hành vi, lời thoại giao tiếp ngẫu hứng của nhân vật, sự góp mặt của các nhân vật phụ.... (gọi chung là “thành phần không xác định”). 3. Lỗi về thành phần câu và cách sửa Lỗi về thành phần câu là các lỗi liên quan đến các thành phần trong câu như chủ ngữ vị ngữ, trạng ngữ... Sau đây là một số kiểu lỗi về thành phần câu và cách sửa: • Thiếu thành phần câu – Thiếu thành phần chủ ngữ Ví dụ: Qua tác phẩm “Tắt đèn” cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ dù chịu nhiều áp bức, bất hạnh nhưng vẫn luôn mạnh mẽ, quật cường. Cách sửa: thêm chủ ngữ “tác giả” trước “cho thấy” hoặc bỏ từ “qua” để “tác phẩm Tắt đèn” trở thành chủ ngữ. – Thiếu thành phần vị ngữ Ví dụ: Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình. Cách sửa: thêm thành phần vị ngữ cho câu. Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình là nguồn động lực kích thích mạnh mẽ sức sáng tạo của thế hệ trẻ. – Thiếu cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ Ví dụ: Khi tôi đến Đà Lạt vào mùa xuân. Cách sửa: thêm thành phần chủ ngữ, vị ngữ cho câu. Khi đến Đà Lạt vào mùa xuân, tôi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các loài hoa ở nơi này. • Không phân định rõ các thành phần câu Ví dụ: Về cách làm công nghiệp hoá của nhiều cán bộ khoa học, cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí, công nhân, viên chức, các nhà doanh nghiệp tập trung kiến nghị: [...]. Cách sửa: phân định rõ các thành phần câu. Về cách làm công nghiệp hoá, nhiều cán bộ khoa học, cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí, công nhân, viên chức, các nhà doanh nghiệp tập trưng kiến nghị: [...]. • Sắp xếp sai trật tự thành phần câu Ví dụ: Vào ba giờ sáng ngày mai, tôi quyết định đi ra sân bay. Cách sửa: sắp xếp lại vị trí các thành phần trong câu cho phù hợp. Tôi quyết định đi ra sân bay vào bầy giờ sáng ngày mai. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 22 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Ôn tập trang 103.
Để mua Giáo án Ngữ văn 11 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:
Xem thêm Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 92
Giáo án Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.