SBT Ngữ văn 11 Viết trang 71, 72 Tập 2 (Chân trời sáng tạo)

210

Với giải Câu 1 trang 71 SBT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 9: Những chân trời kí ức (Truyện - truyện kí)  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Ngữ văn 11 Viết trang 71, 72 Tập 2 (Chân trời sáng tạo)

Câu 1 trang 71 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Điền từ ngữ thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn sau:

Thuyết minh về một đối tượng có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận là kiểu bài sử dụng kết hợp nhiều ............. để miêu tả, giải thích, làm rõ ............ của một đối tượng, giúp người đọc ................ đối tượng ấy.

Trả lời:

Đáp án:

Các từ điền lần lượt: yếu tố, phương tiện; đặc điểm; hiểu rõ.

Câu 2 trang 71 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Dựa vào bảng sau, chỉ ra yêu cầu về bố cục đối với mỗi kiểu bài thuyết minh về một đối tượng và thuyết minh về một quy trình (có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận):

Các phần

Thuyết minh

về một đối tượng

Thuyết minh

về một quy trình

Mở đầu

   

Nội dung chính

   

Kết thúc

   

Trả lời:

Các phần

Thuyết minh

về một đối tượng

Thuyết minh

về một quy trình

Mở đầu

Nêu nhan để bài viết và giới thiệu đối tượng cần thuyết mình.

Nêu nhan để bài viết và giới thiệu quy trình cần thuyết minh.

Nội dung chính

Lần lượt thuyết minh về các đặc điểm của đối tượng. Trong khi thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và có thể kết hợp sử dụng một số phương tiện phì ngôn ngữ để hỗ trợ làm rõ nội dung thuyết minh.

Lần lượt thuyết minh về các bước của quy trình hoạt động. Trong khi thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và có thể kết hợp sử dụng một số phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ làm rõ nội dung thuyết minh.

Kết thúc

Khẳng định giá trị của đối tượng trong đời sống hoặc nêu tác dụng của việc nhận thức đúng về đối tượng.

Khẳng định giá trị của quy trình trong đời sống hoặc nêu tác dụng của việc nhận thức đúng về quy trình hoạt động.

Câu 3 trang 72 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đọc lại hai bài viết tham khảo về kiểu bài thuyết minh ở Bài 1. Thông điệp từ thiên nhiên, Bài 9. Những chân trời kí ức và cho biết, mỗi ngữ liệu đã đáp ứng yêu cầu đối với kiểu bài như thế nào.

Trả lời:

1. Bài viết tham khảo về kiểu bài thuyết mình một quy trình ở Bài 1: Quy trình làm một chiếc nón lá đã đáp ứng yêu cầu đối với kiểu bài. Cụ thể:

- Mở đầu, nội dung chính, kết thúc của bài viết đã được triển khai đúng theo yêu cầu của kiểu bài thuyết minh một quy trình hoạt động.

- Nội dung thuyết minh về quy trình làm một chiếc nón lá được sắp xếp theo trình tự các thao tác, công việc nêu ở các đề mục: Chọn nguyên liệu làm lá nón; Dựng khuôn nón; Lợp lá nón; Chằm nón.

Tác dụng của việc sắp xếp nội dung thuyết minh theo trình tự nêu trên là giúp người đọc hiểu, hình dung được quy trình, thao tác của hoạt động làm nón. Việc sử dụng các yếu tố miêu tả có tác dụng giúp người đọc hình dung rõ hơn về các thao tác của hoạt động. Có thể chỉ ra một số chi tiết cho thấy bài viết tham khảo đã sử dụng yếu tố này. Ví dụ:

- Chọn loại lá non vừa độ, phần gân lá có màu xanh, lá màu trắng xanh.

- Khi nón đã chm hoàn tất, người ta đính thêm vào chóp nón một cái “xoài” được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên cho chiếc nón.

2. Tương tự, bài viết tham khảo về kiểu bài thuyết mình một đối tượng ở Bài 9:“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh: những thước phim đánh thức kí ức tuổi thơ và tình quê hương đã đáp ứng yêu cầu đối với kiểu bài. Cụ thể:

- Cách mở đầu và kết thúc của văn bản đã đáp ứng yêu cầu đối với kiểu bài thuyết minh về một đối tượng. Mở đầu: Nêu nhan đề bài viết và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh (bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và sự kiện ra mắt bộ phim này ở rạp). Kết thúc: Khẳng định giá trị của đối tượng (vượt lên trên những lợi ích và hiệu quả kinh tế, điều đáng trân trọng là giá trị nhân văn trong sáng mà bộ phim mang đến cho người xem: nó đánh thức kí ức tuổi thơ và tình quê hương).

Văn bản đã lồng ghép được các yếu tố theo yêu cẩu đối với kiểu bài:

- Yếu tố miêu tả: Qua các đoạn văn/ chi tiết miêu tả cảnh tượng, không khí khán giả đến rạp và sau khi xem phim.

- Yếu tố biểu cảm: Qua các câu thể hiện trực tiếp cảm xúc của người viết (ví dụ: Quả thật, trong thời gian gần đây, hiếm có bộ phim Việt Nam nào về tuổi thơ,được chào đón và hoan nghênh như bộ phim này).

- Yếu tố nghị luận: Qua trích dẫn các nhận định bình phẩm.

Câu 4 trang 72 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Thực hiện để bài sau:

Đề bài: Viết bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận về một trong những đối tượng sau:

– Một tác phẩm văn học;

– Một tác phẩm nghệ thuật (điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ,...);

– Một nhân vật sự kiện văn hoá...

Trả lời:

Bài viết tham khảo

Đề bài: Viết bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận về một tác phẩm văn học.

- Tác phẩm văn học: Đoạn trích “Hồi trống Cổ thành” trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi thứ 28 trích trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. La Quán Trung sinh năm 1330 mất năm 1400, ông sinh ra và lớn lên trong khoảng cuối thời nhà Nguyễn đầu thời nhà Minh. Ông là người có hiểu biết sâu rộng lại chịu tác động của tư tưởng nho giáo, thế nên tính cách của ông có phần rạch ròi, yêu ghét rõ ràng. Các sáng tác của ông thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, với ông, tư tưởng trung quân ái quốc là điều tất yếu được xem trọng. Ông nhìn đời với một con mắt tinh tường và sâu sắc, chính bởi sự nhận thức đúng đắn về xã hội cũng như các vấn đề chính chính trị nhưng lại không thể tự mình thực hiện, vậy nên ông gửi gắm vào tác phẩm. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ càng hơn về đoạn trích mang tên Hồi trống Cổ Thành.

Trước khi đến với nội dung đoạn trích, chúng ta cùng điểm qua vài nét về tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa. Tác phẩm được viết dựa trên những sự kiện lịch sử có thật diễn ra, mà nổi bật hơn hết là phản ánh sự tương tranh giữa ba tập đoàn phong kiến lớn Ngụy, Thục, Ngô. Tác phẩm này mang giá trị lịch sử và quân sự to lớn, vạch trần tội ác và sự tàn bạo của giai cấp thống trị với với con dân, đẩy họ vào bần cùng, bế tắc, do đó trong họ luôn ẩn chứa một ước mơ, khao khát về những vị vua hiền tướng giỏi, đủ sức đủ tài để có thể lãnh đạo, giải thoát họ ra khỏi cảnh áp bức, khốn cùng.

Hồi trống Cổ Thành là tên gọi do người biên soạn đặt, đoạn trích không phải toàn bộ hồi 28 mà là một phần giữa được trích ra, với hai câu thơ mở đầu:

“ Chém Sái Dương anh em hòa giải
Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”.

Ở Tam Quốc diễn nghĩa, có rất nhiều nhân vật anh hùng song tiêu biểu phải nhắc đến Quan Công và Trương Phi, hai nhân vật này là hai nhân vật đóng vai trò trung tâm trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành. Đoạn trích thuật lại cuộc hội ngộ, đoàn tụ và giải quyết hiềm khích giữa hai anh em Quan Công và Trương Phi, đồng thời đề cao lòng trung nghĩa và tài năng của cả hai.

Đoạn trích được chia thành ba phần chính tương thích với ba giai đoạn, phần một là cuộc gặp mặt giữa Quan Công và Trương Phi, phần hai là diễn biến cũng là cao trào xung đột, mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, tiếp nối phần hai là phần ba mâu thuẫn được giải quyết, anh em đoàn tụ.

Đoạn trích kể về cuộc chạm tráng đầy kịch tính giữa Quan Công và Trương Phi đương lúc cả hai đang xảy ra mâu thuẫn. Quan Công trên đường hộ tống hai người chị dâu đi tìm Lưu Bị cần vượt qua các cửa ải của các tướng giặc Tào, vì Tào Tháo suy tính Quan Công là người hữu dụng muốn giữ lại dùng cho sau này nên không cấp giấy phép cho Quan Công qua ải, nhưng cũng không cho người truy bắt.

Trước tình thế tiến thoái lưỡng nang, Quan Công quyết định mở cho mình một con đường máu, giết sạch các tướng giặc ở năm ải. Đến trước Cổ Thành, ông nghe ngóng được Trương Phi – người em kết nghĩa đang ở đó, ông vui mừng khôn xiết, những tưởng sẽ có cuộc đoàn viên sum họp nhưng Trương Phi vốn bản tính đa nghi, nghĩ rằng Quan Công ăn ở hai lòng đến bắt mình nộp cho Tào Tháo; mặc kệ Quan Công và hai người chị dâu phân trần, Trương Phi quyết không mở cửa thành, buông lời mắng nhiếc, phỉ báng còn dọa đánh Quan Công.

Đúng lúc đó, tướng giặc Tào là Sái Dương mang quân đến, điều này càng làm mối nghi ngờ của Trương Phi tăng thêm, không biết làm cách nào để giải thích cho em, Quan Công hứa chặt đầu Sái Dương để chứng minh mình trong sạch. Thấy Quan Công quả quyết vậy, Trương Phi đưa ra điều kiện sau ba hồi trống, Quan Công phải chặt được đầu Sái Dương thì mới tin. Trương Phi vừa đánh lên hồi trống đầu tiên, Sái Dương đã đầu rơi xuống đất, thấy vậy Trương Phi nguôi giận, cho phép Quan Công cùng hai người chị dâu vào thành; sau khi nghe cả ba phân trần, Trương Phi hiểu rõ đầu đuôi ngọn ngành mọi chuyện, rỏ nước mắt khóc, cúi lạy Quan Công.

Cổ Thành cũng chính là cửa ải thứ sáu mà Quan Công phải vượt qua, đây là cửa ải hiểm hóc nhất thử thách lòng trung nghĩa. Nếu ở năm cửa ải trước, kẻ thù được xác định trước mắt là tướng giặc, Quan Công sẽ dễ dàng đưa ra quyết định diệt trừ, dù có hiểm nguy, chông gai nhưng nó chẳng là gì so với nỗi oan mà Quan Công đang phải chịu, bởi ông là một vị chủ tướng vì thế oan tình của ông cũng có phần đặc biệt. Rõ ràng là người ngay thẳng, cương trực nhưng trước sự nghi oan của người em kết nghĩa, Quan Công phải nhún nhường để thanh minh, ông còn cầu cứu hai người chị dâu nhờ phân trần hộ mình.

Không phải Quan Công không đủ sức phá thành vượt ải, mà nói một cách chính xác hơn, Quan Công coi trọng lòng trung nghĩa, ông không thể coi người em kết nghĩa là kẻ thù cho được. Người đời gọi ông là người tuyệt nghĩa, song mấy ai hay chữ nghĩa cũng có hai mặt bao gồm trung nghĩa và tín nghĩa, trong trung nghĩa ai cũng biết đến là trung quân ái quốc, nhưng còn phần tín nghĩa với anh em, bạn bè cũng không nên xem nhẹ.

Qua đoạn trích trên tác giả muốn người đọc thấy được tài năng cũng như bản lĩnh của Quan Công, một người luôn cẩn trọng với lòng trung nghĩa tuyệt đối. Đối lập với đó là tính cách nóng nảy, hấp tấp của Trương Phi. Tác giả muốn dùng Quan Công để làm nền nhằm để tính cách Trương Phi được bộc lộ một cách rõ ràng nhất có thể. Mặc dù hai tính cách có phần đối lập nhưng xét cho cùng họ đều là những người tài, mong muốn cống hiến sức mình cho đất nước vậy nên tác giả không biểu thị thái độ phê phán hay coi thường bất kì ai mà bằng lời nói và hành động biểu thị rõ nét tính cách của họ.

“Hồi trống” gợi lên không khí chiến trận kịch tính làm nên đỉnh điểm cuộc xung đột giữa hai anh em Quan Công và Trương Phi, nhưng cùng với đó mâu thuẫn giữa Quan Công và Sái Dương cũng đồng thời được phản ánh, tuy chỉ là mâu thuẫn thứ yếu trong cuộc xung đột chính nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự góp phần của nó giúp cao trào được đẩy lên đỉnh điểm, nó cũng chính là chiếc chìa khóa mở ra nút thắt mâu thuẫn.

Hồi trống là sự thách thức các bậc trượng phu, nó như một chướng ngại bắt buộc vượt qua để làm nên chiến tích, ở đây hồi trống chính là công cụ mà quan tòa – Trương Phi dùng để phán xét Quan Công trung thành hay phản bội, ba hồi trống là ba cơ hội dành cho Quan Công. Và ba hồi trống cũng là dấu hiệu cho sự hóa giải mọi hiềm khích giữa hai anh em, là ba hồi trống đoàn tụ gia đình.

Với lời kể hấp dẫn, lôi cuốn, đoạn trích khiến người đọc như chính tai nghe mắt thấy tất thảy sự việc diễn ra, chúng trở nên sinh động một cách lạ kỳ. Hồi trống Cổ Thành có kết cấu hoàn chỉnh như một vở kịch chính thống hơn là một câu chuyện. Thay vì tác giả chỉ ra tính cách cũng như áp đặt cho nhân vật một tính cách một hình tượng đặc trưng thì La Quán Trung lại lựa chọn để nhân vật tự bộc lộ tính cách cũng như bản lĩnh thông qua lời nói và hành động, điều này cho thấy tác giả vô cùng thông minh bởi cách này giúp nhân vật trở nên thật và có hồn hơn. Đọc qua đoạn trích tự bản thân người đọc hình dung được hai bức tượng đài sừng sững về lòng trung nghĩa; sự chân thành có ở hai anh em Quan Công và Trương Phi.

Nói về nghệ thuật chúng ta không thể bỏ qua cách tạo dựng tình huống truyện có cao trào và đầy kịch tính của tác giả. Cao trào của truyện được lồng ghép vào đó nhiều tình tiết hấp dẫn, nhất là các mâu thuẫn có mối liên hệ với nhau, chính mâu thuẫn này làm nền để bật lên mâu thuẫn kia và ngược lại, chúng tác động nhau theo nhiều cách nhưng dù ở cách nào đi chăng nữa, nhờ có chúng cao trào mới được đẩy lên một cách đỉnh điểm thỏa mãn nhu cầu người đọc. Việc chọn lựa những chi tiết đưa vào truyện cũng là một trong các yếu tố góp phần làm nên thành công của Hồi trống Cổ Thành.

Tác phẩm Hồi trống Cổ Thành trích trong hồi 28 Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung thực sự là bức tranh lịch sử, bức tranh thời đại dựng nên bằng ngôn từ. Dù chủ đề được lựa chọn là chiến tranh là trận mạc, là sự tranh đấu giữa các triều đại song song đó nó vẫn hàm chứa những bài học quý báu về cách làm người. Hơn hết, nó thể hiện tư tưởng Nho giáo của người phương Đông về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, tất cả đều được bộc lộ thông qua các nhân vật. Ngoài giá trị lịch sử to lớn, tác phẩm này của La Quán Trung còn được xem là binh pháp cơ bản, là nghệ thuật đánh trận dụng binh được vận dụng trong cả thời đại ngày nay, bấy nhiêu đó đủ cho chúng ta thấy được sự tồn tại vượt thời gian cũng như sức ảnh hưởng to lớn mà tác phẩm này mang lại.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

I. Đọc (trang 65, 66, 67, 70 SBT Ngữ Văn 11)

II. Tiếng Việt (trang 71 SBT Ngữ Văn 11)

IV. Nói và nghe (trang 72 SBT Ngữ Văn 11)

Đánh giá

0

0 đánh giá