Nêu tác dụng của một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, từ ngữ hình ảnh, các biện pháp tu từ,...) trong việc thể hiện cảm hứng chủ đạo của tác phẩm

249

Với giải Câu 4 trang 36 SBT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Những điều trông thấy (Truyện thơ Nôm và Nguyễn Du)  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Nêu tác dụng của một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, từ ngữ hình ảnh, các biện pháp tu từ,...) trong việc thể hiện cảm hứng chủ đạo của tác phẩm

Câu 4 trang 36 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu tác dụng của một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, từ ngữ hình ảnh, các biện pháp tu từ,...) trong việc thể hiện cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.

Trả lời:

- Về vần: Tiếng cuối của dòng 7 chữ trên vần với tiếng thứ năm của dòng 7 chữ dưới; tiếng cuối của dòng 7 chữ dưới vần với tiếng thứ sáu của dòng 6 chữ; tiếng cuối của dòng 6 chữ vần với tiếng thứ sáu của dòng 8 chữ ;...

- Về nhịp: Nhịp trong hai dòng thơ 7 chữ: 3/4; nhịp ở hai dòng 6 chữ, 8 chữ thông thường là nhịp chẵn: 2/2/2 (ở câu sáu); 2/2/2/2 hoặc 4/4, 2/4/2, ... (ở câu tám).

=> Vần và nhịp tạo nên sự hài hòa, nhịp nhàng, làm nỏi bật hình thức tho song thất lục bát mà giúp nhà thơ truyền tải suy nghĩ của mình.

- Từ ngữ: Từ ngữ phong phú, gợi hình, gợi tả.

- BPTT:

+ Nghệ thuật đối: “vào sông ra bể”; “chìm sông lạc suối”;...

+ Câu hỏi tu từ, câu cảm thán

+ Điệp từ “hoặc”

+ Đảo ngữ “đau đớn thay phận đàn bà”

=> Tác dụng: tạo sự liên kết hài hòa, nổi bật cảm hứng chủ đạo là nỗi xót thương cho những kiếp mệnh bạc, sống đau đớn, khổ sở ở cõi nhân gian.

Đánh giá

0

0 đánh giá