50 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 7 (có đáp án)

Toptailieu.vn xin giới thiệu 50 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 7 (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa.

Mời các bạn đón xem:

50 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 7 (có đáp án)

 

Câu 1: Bề mặt đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm nổi bật là

A. Bị hệ thống đê ngăn lũ chia cắt thành nhiều ô

B. Được phân chia thành ba dải nằm song song với bờ biển

C. Có nhiều ô trũng, cồn cát, đầm phá

D. Có hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt

Đáp án: D

Câu 2: Đồng Bằng Sông Hồng được bồi tụ do phù sa của hệ thống sông:

A. Sông Tiền – Sông Hậu

B. Sông Hồng và Sông Đà

C. Sông Hồng – Sông Thái Bình

D. Sông Đà và Sông Lô

Đáp án: C

Câu 3: ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành 3 dải, lần lượt từ biển vào là

A. Vùng trũng thấp – cồn cát, đầm phá – đồng bằng

B. Cồn cát, đầm phá – đồng bằng – vùng thấp trũng

C. Cồn cát, dầm phá – vùng thấp trũng- đồng bằng

D. Đồng bằng – cồn cát – đầm phá – vùng thấp trũng

Đáp án: C

Câu 4: Khu vực đồi núi nước ta có nhiều cao nguyên rộng lớn cùng với nhiều đồng cỏ là điều kiện thuận lợi cho việc:

A. Phát triển du lịch sinh thái

B. Xây dựng các công trình thủy điện

C. Chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp

D. Phát triển lâm nghiệp

Đáp án: C

Câu 5: Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng lớn chưa được bồi lấp xong như

A. Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên     

B. Dọc sông Tiền, sông Hậu

C. Ven biển Đông và vịnh Thái Lan     

D. Cà Mau, Bạc Liêu

Đáp án: A

Câu 6: Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị nhiễm mặn vào mùa khô là do:

A. Địa hình thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển nên thủy triều dễ lấn sâu vào đất liền

B. Có nhiều vùng trũng rộng lớn.

C. Có 3 mặt giáp biển, có gió mạnh nên đưa nước biển vào

D. Sông ngòi nhiều tạo điều kiện dẫn nước biển vào sâu trong đất liền

Đáp án: A

Câu 7: "2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn" là đặc điểm của

A. Đồng bằng sông Hồng     

B. Đồng bằng thanh hóa

C. Đồng bằng Nghệ An     

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án: D

Câu 8: Dải đồng bằng miền Trung không liên tục bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do

A. Thềm lục địa ở khu vực này thu hẹp

B. Sông ở đây có lượng phù sa nhỏ

C. Có nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển

D. Có nhiều cồn cát, đầm phá

Đáp án: C

Câu 9: Đồng bằng có diện tích đất phèn, đất mặn chiếm 2/3 diện tích vùng là:

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long

 C.Đồng bằng duyên hải Miền Trung

D. Đồng bằng Tuy Hòa

Đáp án: B

Câu 10: Hình thái của đồng bằng sông Hồng có đặc điểm:

A. Cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển

B. Cao ở rìa phía Đông, giữa thấp trũng

C. Thấp phẳng, có nhiều ô trũng lớn

D. Vùng trong đê có nhiều ô trũng thường xuyên bị ngập nước

Đáp án: A

Câu 11: Diện tích của đồng bằng sông Cửu Long là:

A. 40.000 km2                   

B. 15.000 km2

C. 20.000 km2

D. 45.000 km2 

Đáp án: A

Câu 12: Đồng bằng sông Cửu Long có hai vùng trũng lớn là:

A. Cà mau và Đồng Tháp Mười.

B. Kiên giang và Đông Tháp Mười.

C. Tứ Giác Long Xuyên và Đông Tháp Mười

D. Tứ Giác Long Xuyên và Cà Mau

Đáp án: C

Câu 13: “ Về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng; về mùa cạn, nuwocs triều lấn mạnh” là đặc điểm của

A. Đồng bằng sông Hồng     

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Đồng bằng Quảng Nam     

D. Đồng bằng Tuy Hòa

Đáp án: B

Câu 14: Ở nước ta, trên bề mặt  các cao nguyên có điều kiện thuận lợi để phát triển:

A. Rừng, chăn nuôi, cây lương thực.

B. Rừng, chăn nuôi, thủy sản

C. Trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc

D. Chăn nuôi, thủy sản, cây công nghiệp

Đáp án: C

Câu 15: Thế mạnh đặc trưng của khu vực đồi núi nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội là:

A. Có nhiều khoáng sản

B. Có nhiều đồng cỏ

C. Có khí hậu mát mẻ

D. Có nguồn thủy năng dồi dào

Đáp án: D

Câu 16: Một trong những hạn chế của khu vực đồng bằng là:

A. Gây khó khăn cho việc đi lại và phát triển giao thông.

B. Chịu ảnh hưởng của thiên tai xói mòn, lũ quét…

C. Địa hình thấp chịu tác động mạnh của thủy triều và xâm nhập mặn

D. Nhiều thiên tai

Đáp án: C

Câu 17: Điểm giống nhau ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Có hệ thống đê điều chạy dài.

B. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt

C. Đều là những đồng bằng châu thổ do phù sa của các con sông lớn bồi đắp.

D. Bị nhiễm mặn nặng nề.

Đáp án: C

Câu 18: thế mạnh nào dưới đây không có ở khu vực đồi núi?

A. Khoáng sản     

B. nguồn thủy năng

C. nguồn hải sản     

D. rừng và đất trồng

Đáp án: C

Câu 19: Đây là đồng bằng lớn ở miền Trung là:

A. Đồng bằng sông Mã.

B. Đồng bằng sông Cả

C. Cả hai đều sai.

D. Cả hai đều đúng.

Đáp án: D

Câu 20: Đồng bằng sông Cửu Long còn được gọi là:

A. Đồng bằng miền Nam.

B. Đồng bằng Tây Nam Bộ

C. Đồng bằng phù sa.

D. Đồng bằng Chín Rồng

Đáp án: B

Câu 21: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là

A. Cổ Định     

B. Thạch Khê

C. Lệ Thúy     

D. Thạch Hà

Đáp án: B

Câu 22: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đất hiểm của nước ta phân bố chủ yếu ở

A. Đông Bắc     

B. Tây Bắc

C. Bắc Trung Bộ     

D. Tây Nguyên

Đáp án: B

Câu 23: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam phân bố ở tỉnh

A. Đồng Nai     

B. An Giang

C. Kiên Giang    

 D. Cà Mau

Đáp án: C

Câu 24: Đồng bằng nước ta được chia thành hai loại là

A. Đồng bằng thấp và đồng bằng cao

B. Đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển

C. Đồng bằng phù sa mới và đồng bằng phù sa cổ

D. Đồng bằng phù sa sông và đồng bằng pha cát ven biển

Đáp án: B

Câu 25: Các đồng bằng châu thổ sông ở nước ta gồm

A. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Thái Bình

B. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Đồng Nai

C. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

D. Đồng bằng sông Tiền và đồng bằng sông Hậu

Đáp án: C

Câu 26: Đồng bằng châu thổ sông ở nước ta đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên cơ sở

A. Vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng

B. Vịnh biển nông, thềm lục địa hẹp

C. Vịnh biển sâu, thềm lục địa mở rộng

D. Vịnh biển sâu, thềm lục địa hẹp

Đáp án: A

Câu 27: Bề mặt đồng bằng sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô là do

A. Có hệ thống kênh mương thủy lợi rất phát triển

B. Con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh

C. Phù sa sông bồi tụ trên một bề mặt không bằng phẳng

D. Có hệ thống đê ven sông ngăn lũ chia cắt

Đáp án: D

Câu 28: Ở đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là

A. Vùng trong đê

B. Vùng ngoài đê

C. Các ô trũng ngập nước

D. Rìa phía tây và tây bắc

Đáp án: B

Câu 29: Đặc điểm địa hình nổi bật nhất của đồng bằng sông Hồng là

A. Được con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh

B. Cao ở ria phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển

C. Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô do hệ thống đê ngăn lũ

D. Bề mặt khá bằng phẳng

Đáp án: C

Câu 30: So với đồng bằng sông Hồng thì đồng bằng sông Cửu Long

A. Thấp hơn và bằng phẳng hơn

B. Thấp hơn và ít bằng phẳng hơn

C. Cao hơn và bằng phẳng hơn

D. Cao hơn và ít bằng phẳng hơn

Đáp án: A

Câu 31: Bề mặt đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm nổi bật là

A. Bị hệ thống đê ngăn lũ chia cắt thành nhiều ô

B. Được phân chia thành ba dải nằm song song với bờ biển

C. Có nhiều ô trũng, cồn cát, đầm phá

D. Có hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt

Đáp án: D

Câu 32: Ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành 3 dải, lần lượt từ biển vào là

A. Vùng trũng thấp – cồn cát, đầm phá – đồng bằng

B. Cồn cát, đầm phá – đồng bằng – vùng thấp trũng

C. Cồn cát, đầm phá – vùng thấp trũng- đồng bằng

D. Đồng bằng – cồn cát – đầm phá – vùng thấp trũng

Đáp án: C

Câu 33: Các đồng bằng tương đối lớn nằm ven biển miền Trung, từ Bắc vào Nam lần lượt là

A. Nghệ An – Thanh Hóa – Quảng Nam – Tuy Hòa

B. Thanh Hóa – Nghệ An – Tuy Hòa – Quảng Nam

C. Nghệ An – Thanh Hóa – Tuy Hòa – Quảng Nam

D. Thanh Hóa – Nghệ An – Quảng Nam – Tuy Hòa

Đáp án: D

Câu 34: Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng lớn chưa được bồi lấp xong như

A. Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên

B. Dọc sông Tiền, sông Hậu

C. Ven biển Đông và vịnh Thái Lan

D. Cà Mau, Bạc Liêu

Đáp án: A

Câu 35: “Về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng; về mùa cạn, nước triều lấn mạnh” là đặc điểm của

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Đồng bằng Quảng Nam

D. Đồng bằng Tuy Hòa

Đáp án: B

Câu 36: "2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn" là đặc điểm của

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng thanh hóa

C. Đồng bằng Nghệ An

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án: D

Câu 37: Dải đồng bằng miền Trung không liên tục bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do

A. Thềm lục địa ở khu vực này thu hẹp

B. Sông ở đây có lượng phù sa nhỏ

C. Có nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển

D. Có nhiều cồn cát, đầm phá

Đáp án: C

Câu 38: Thế mạnh nào dưới đây không có ở khu vực đồi núi?

A. Khoáng sản

B. Nguồn thủy năng

C. Nguồn hải sản

D. Rừng và đất trồng

Đáp án: C

Câu 39: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đất hiểm của nước ta phân bố chủ yếu ở

A. Đông Bắc

B. Tây Bắc

C. Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Đáp án: B

Câu 40: Ý nào sau đây không phải là thuận lợi chủ yếu của khu vực đồng bằng?

A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.

B. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản

C. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm.

D. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

Đáp án: C

Câu 41: Thích hợp nhất đối với việc trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả là địa hình của

A. Cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du

B. Bán bình nguyên đồi và trung du, đồng bằng châu thổ

C. Các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới

D. Vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn.

Đáp án: A

Câu 42: Bão, lũ lụt, hạn hán, gió tây khô nóng là thiên tai xảy ra chủ yếu ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Tây Bắc.

C. Duyên hải miền Trung.

D. Tây Nguyên.

Đáp án: C

Câu 43: Thiên tai xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng đồng bằng, ven biển nước ta là

A. Bão.

B. Sạt lở bờ biển

C. Cát bay, cát chảy

D. Động đất

Đáp án: A

Câu 44: Thiên tai nào dưới đây không xảy ra ở khu vực đồi núi?

A. Lũ ống, lũ quét

B. Triều cường, ngập mặn

C. Động đất, trượt lở đất

D. Sương muối, rét hại

Đáp án: B

Câu 45: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, mỏ khoáng sản không phải mỏ than đá là

A. Vàng Danh

B. Quỳnh Nhai

C. Phong Thổ

D. Nông Sơn

Đáp án: C

Câu 46: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là

A. Cổ Định

B. Thạch Khê

C. Lệ Thúy

D. Thạch Hà

Đáp án: B

Câu 47: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đất hiểm của nước ta phân bố chủ yếu ở

A. Đông Bắc

B. Tây Bắc

C. Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Đáp án: B

Câu 48: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam phân bố ở tỉnh

A. Đồng Nai

B. An Giang

C. Kiên Giang

D. Cà Mau

Đáp án: C

Câu 49: Đặc điểm địa hình nổi bật nhất của đồng bằng sông Hồng là

A. Được con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh

B. Cao ở ria phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển

C. Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô do hệ thống đê ngăn lũ

D. Bề mặt khá bằng phẳng

Đáp án: C

Câu 50: So với đồng bằng sông Hồng thì đồng bằng sông Cửu Long

A. Thấp hơn và bằng phẳng hơn

B. Thấp hơn và ít bằng phẳng hơn

C. Cao hơn và bằng phẳng hơn

D. Cao hơn và ít bằng phẳng hơn

Đáp án: A

 

 

Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
415 8 1
12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Phạm Thị Huyền Trang 12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
313 5 1
25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
379 11 2
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
388 7 1
Tải xuống