Toptailieu.vn xin giới thiệu 50 câu trắc nghiệm Thực hành: tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau: Mời các bạn đón xem:
50 câu trắc nghiệm Thực hành: tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng (có đáp án) chọn lọc
Câu 1: Tiến hành thí nghiệm sau: thả một mẩu natri vào dung dịch chứa MgSO4.
Hiện tượng xảy ra được dự đoán như sau :
(a) Mẩu natri chìm xuống đáy dung dịch
(b) Kim loại magie màu trắng bạc thoát ra, lắng xuống đáy ống nghiệm.
(c) Dung dịch vẫn trong suốt.
(d) Có khí thoát ra.
Trọng các hiện tượng trên, số hiện tượng xảy ra đúng như dự đoán là
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án: A
Câu 2: Tiến hành đồng thời 3 thí nghiệm sau với cùng một khối lượng bột nhôm như nhau :
Thi nghiệm 1 : Cho bột nhôm vào dung dịch HCl dư thu được V1 lít khí không màu.
Thí nghiệm 2 : Cho bột nhôm vào dung dịch NaOH dư thu được V2 lít khí không màu.
Thí nghiệm 3 : Cho bột nhôm vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được khí V3 lít khí không màu và hoá nâu trong không khí.
Các thể tích V1,V2 và V3 đo ở cùng điều kiện.
Mối quan hệ giữa V1,V2 và V3 nào sau đây là đúng ?
A. V1=V2=V3
B. V1>V2>V3
C. V1<V2<V3
Đáp án: D
Câu 3: Khi cho nhôm tác dụng với dung dịch kiềm có hiện tượng gì xảy ra:
A. Kết tủa trắng
C. Kết tủa có màu nâu đỏ
D. Không có hiện tượng
Đáp án: B
Câu 4: Hiện tượng gì xảy ra khi cho một mẩu Na vào nước?
A. Không có hiện tượng gì
C. Natri tan dần sủi bọt khí thoát ra
D. Natri bốc cháy, tạo ra khói màu vàng
Đáp án: B
Câu 5: Khi đốt băng Mg rồi cho vào cốc đựng khí CO2 thì có hiện tượng gì xảy ra?
A. Băng Mg tắt ngay.
B. Băng Mg tắt dần.
C. Băng Mg tiếp tục cháy bình thường.
Đáp án: D
Câu 6: Cho Mg vào nước pha dd phenolphtaleion ở nhiệt độ thường, sau 1 thời gian quan sát hiện tượng:
B. Dung dịch chuyển sang màu hông
C. Dung dịch chuyển sang màu xanh
D. Dung dịch xuất hiện dạng keo
Đáp án: A
Câu 7: Tiến hành thí nghiệm sau: thả một mẩu natri vào dung dịch chứa MgSO4.
Hiện tượng xảy ra được dự đoán như sau :
(a) Mẩu natri chìm xuống đáy dung dịch
(b) Kim loại magie màu trắng bạc thoát ra, lắng xuống đáy ống nghiệm.
(c) Dung dịch vẫn trong suốt.
(d) Có khí thoát ra.
Trọng các hiện tượng trên, số hiện tượng xảy ra đúng như dự đoán là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D.4.
Đáp án: A
Câu 8: Tiến hành đồng thời 3 thí nghiệm sau với cùng một khối lượng bột nhôm như nhau :
Thi nghiệm 1 : Cho bột nhôm vào dung dịch HCl dư thu được V1 lít khí không màu.
Thí nghiệm 2 : Cho bột nhôm vào dung dịch NaOH dư thu được V2 lít khí không màu.
Thí nghiệm 3 : Cho bột nhôm vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được khí V3 lít khí không màu và hoá nâu trong không khí.
Các thểtích V1, V2 và V3 đo ở cùng điều kiện.
Mối quan hệ giữa V1, V2 và V3 nào sau đây là đúng ?
A. V1 = V2 = V3
B. V1 > V2 > V3
C. V1 < V2 < V3
D. V1 = V2 > V3
Đáp án: D
Câu 9: Hoà tan 7,584 gam một muối kép của nhôm sunfat có dạng phèn nhôm hoặc phèn chua vào nước ấm được dung dịch A. Đổ từ từ 300 ml dung dịch NaOH 0,18M vào dung dịch trên thì thấy có 0,78 gam kết tủa và không có khí thoát ra. Kim loại hoá trị I trong muối trên là
A. Li.
B. Na.
C. K.
D. Rb.
Đáp án: C
Câu 10: Khi nói về quá trình điều chế Al trong công nghiệp, mệnh đề nào dưới đây là không đúng?
A. Trong quặng boxit, ngoài Al2O3 còn có tạp chất là SiO2 và Fe2O3.
B. Cả 2 điện cực của thùng điện phân Al2O3 đều làm bằng than chì.
C. Trong quá trình điện phân, cực âm sẽ bị mòn dần và được hạ thấp dần xuống.
D. Sử dụng khoáng chất criolit sẽ giúp tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất.
Đáp án: C
Câu 11: Phân biệt ba hỗn hợp chất rắn là X (Fe, Al), Y(Al, Al2O3), Z(Fe, Al2O3) có thể chỉ dùng một hoá chất duy nhất là
A. Dung dịch HNO3 đặc nguội.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch HCl.
D. Dung dịch FeCl3.
Đáp án: B
Câu 12: Loại đá quặng nào sau đây không phải là hợp chất của nhôm?
A. Đá rubi.
B. Đá saphia.
C. Quặng boxit.
D. Quặng đôlômit.
Đáp án: D
Câu 13: Cho m gam một khối Al hình cầu có bán kính R vào 1,05 lít dung dịch H2SO4 0,1M. Biết rằng sau phản ứng hoàn toàn ta được một quả cầu có bán kính R/2. Giá trị của m là:
A. 2,16.
B. 3,78.
C. 1,08.
D. 3,24.
Đáp án: A
Câu 14: Cho 1,62 gam nhôm vào một dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng dung dịch tăng lên 1,62 gam. Cô cạn dung dịch này thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 12,78.
B. 14,58.
C. 25,58.
D. 17,58.
Đáp án: B
Câu 15: Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Al. Hòa tan hết X trong bằng dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít (đktc) khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al trong hỗn hợp đầu là:
A. 0,54 gam
B. 0,27 gam
C. 1,62 gam
D. 0,81 gam
Đáp án: C
Câu 16: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Al → X → Al2O3 → Y → Z → Al(OH)3
X, Y, Z lần lượt có thể là
A. Al(NO3)3, NaAlO2, AlCl3
B. Al(NO3)3, Al(OH)3, AlCl3
C. AlCl3, Al2(SO4)3, NaAlO2
D. AlCl3, NaAlO2, Al2(SO4)3
Đáp án: A
Câu 17: Khi cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] thì hiện tượng xảy ra là:
A. ban đầu xuất hiện kết tủa keo trắng, sau một thời gian kết tủa tan dần.
B. ban đầu không có hiện tượng gì, sau một thời gian xuất hiện kết tủa keo trắng.
C. xuất hiện kết tủa keo trắng.
D. không có hiện tượng gì xảy ra.
Đáp án: A
Câu 18: Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Cho sản phẩm sau phản ứng hoàn toàn tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 0,540.
B. 1,755.
C. 1,080.
D. 0,810.
Đáp án: C
Câu 19: Những vật dụng bằng nhôm không bị gỉ khi để lâu trong không khí vì bề mặt của những vật dụng này có một lớp màng. Lớp màng này là?
A. Al2O3 rất mỏng, bền và mịn, không cho nước và khí thấm qua.
B. Al(OH)3 không tan trong nước đã ngăn cản không cho Al tiếp xúc với nước và không khí.
C. Hỗn hợp Al2O3 và Al(OH)3 đều không tan trong nước đã bảo vệ nhôm.
D. Nhôm tinh thể đã bị thụ động hóa bởi nước và không khí.
Đáp án: A
Câu 20: Nhiệt phân 20 gam Al(NO3)3 một thời gian thu được 11,9 gam chất rắn Y. Hiệu suất quá trình nhiệt phân là
A. 46,75%.
B. 37,5%.
C. 62,50%.
D. 53,25%.
Đáp án: D
Câu 21: Thành phần hóa học chính của quặng boxit là
A. Na3AlF6
B. Al2O3.2H2O
C. FeS2
D. CuSO4.5H2O
Đáp án: A
Câu 22: Cho 2,7 gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư , thu được V lít H2 (đktc) . Giá trị của V là
A. 4,48 lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít
D. 6,72 lít
Đáp án: C
Câu 23: Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3 người ta lần lượt:
A. Dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH dư
B. Dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl dư
C. Dùng dung dịch NaOH dư, dung dịch HCl dư, rồi nung nóng.
D. Dùng dung dịch NaOH dư, khí CO2, rồi nung nóng.
Đáp án: D
Câu 24: Hòa tan hết 2,7 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng thu được sản phẩm khử duy nhất là bao nhiêu lít NO (đktc)?
A. 2,24 lít
B. 3,36 lít
C. 4,48 lít
D. 5,6 lít
Đáp án: A
Câu 25: Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. NaOH
B. BaCl2
C. HCl
D. Ba(OH)2
Đáp án: B
Câu 26: Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là
A. Fe
B. Cu
C. Ag
D. Al
Đáp án: D
Câu 27: Hợp chất nào của nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (theo tỉ lệ mol 1 : 1) cho sản phẩm NaAlO2
A. Al2(SO4)3
B. AlCl3
C. Al(NO3)3
D. Al(OH)3
Đáp án: D
Câu 28: Hòa tan 5,4 gam nột Al vào 150ml dung dịch chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 10,95
B. 13,20
D. 15,20
Đáp án: C
Câu 29: Cho m gam hỗn hợp gồm Al, Mg, Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3. Sau phản ứng thu được (m + 6,2 gam) muối khan (gồm 3 muối). Nung muối này tới khối lượng không đổi (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Khối lượng chất rắn thu được là
A. (m + 1,6) gam
B. (m + 3,2) gam
C. (m) gam
D. (m + 0,8) gam
Đáp án: D
Câu 30: Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là:
A. 150.
B. 100.
C. 200.
D. 300.
Đáp án: D
Câu 31: Khi cho phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) vào nước đục. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Không có hiện tượng gì
C. Nước trở nên trong đồng thời có sủi bọt khí mùi khai thoát ra
D. Nước trở nên trong và sủi bọt khí không màu thoát ra
Đáp án: B
Câu 32: Hòa tan 2,7 gam bột Al vào 100 ml dung dịch gồm NaNO3 0,3M và NaOH 0,8M sau khi kết thúc phản ứng thu được V lít hỗn hơp khí (đktc). Giá trị của V là:
A. 0,672
B. 1,008
D. 1,512
Đáp án: C
Câu 33: Khi nhỏ vài giọt quỳ tím vào dung dịch phèn nhôm amoni thì dung dịch có màu gì?
A. Màu xanh
C. Không có màu gì
D. Màu tím
Đáp án: B
Câu 34: Khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al(NO3)3. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Không có hiện tượng gì
B. Có kết tủa trắng keo xuất hiện không tan trong NaOH dư
C. Có kết tủa màu nâu đỏ xuất hiện , tan trong NaOH dư
Đáp án: D
Câu 35: Có 4 mẫu kim loại Na, Al, Ca, Fe. Chỉ dùng nước làm thuốc thử thì có thể nhận ra được bao nhiêu kim loại?
A. 2
B. 3
D. 1
Đáp án : C
Câu 36: Dãy gồm tất cả các chất tác dụng được với Al2O3 là:
A. Ba,HCl,NaOH,Cu(NO3)2
B. HNO3,Ca(OH)2,NH3
C. CO,H2SO4,Na2CO3
Đáp án: D
Câu 37: Khi cho phèn nhôm amoni ((NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) vào dung dịch Na2CO3. Hiện tượng xảy ra là:
A. Không có hiện tượng gì
C. Có sủi bọt khí không màu thoát ra
D. Có kết tủa trắng keo xuất hiện
Đáp án: B
Câu 38: Khi cho từ từ đến dư dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na[Al(OH)4]. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Không có hiện tượng gì
B. Có kết tủa trắng keo xuất hiện không tan trong H2SO4 dư
C. Có kết tủa màu hồng xuất hiện , tan trong H2SO4 dư
Đáp án: D
Câu 39: Trộn 8,1 gam bột Al với bột Fe2O3 và CuO rồi đốt nóng để tiễn hành phản ứng nhiệt nhôm một thời gian, thu được hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 đun nóng được V lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất) . Giá trị của V là:
A. 2,24
C. 0,224
D. 0,672
Đáp án: B
Câu 40: Có thể phân biệt hai kim loại Al và Zn bằng thuốc thử là:
A. NaOH
B. HCl
D. HCl và NaOH
Đáp án: C
Câu 41: Trộn 16,2 gam bột Al với 69,6 gam bột Fe3O4 thu được hỗn hợp X. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 17,64 lít H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 20%
B. 30%
C. 40%
Đáp án: D
Câu 42: Khối lượng Al2O3 và khối lượng than chì (C) đã dùng để sản xuất được 4,05 tấn Al, lần lượt là (cho rằng toàn bộ lượng O2 thoát ra ở cực dương đã đốt cháy than chì thành cacbon đioxit )
B. 11,475 tấn và 1,35 tấn
C. 5,7375 tấn và 0,675 tấn
D. 7,65 tấn và 0,675 tấn
Đáp án: A
Câu 43: Trong công nghiệp người ta sản xuất Al bằng cách nào dưới đây?
B. Điện phân nóng chảy AlCl3
C. Dùng chất khử mạnh như H2,CO,... để khử Al2O3 ở nhiệt độ cao
D. Dùng kim loại mạnh để khử Al ra khỏi muối
Đáp án: A
Câu 44: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng khi trộn hai dung dịch vào nhau?
A. AlCl3 và Na2CO3
B. HNO3 và NaHCO3
D. NaCl và AgNO3
Đáp án: C
Câu 45: Khi nhỏ từ từ tới dư dung dịch NH3 vào dung dịch Al(NO3)3.Hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Không có hiện tượng gì
C. Có kết tủa màu trắng xuất hiện , tan trong NH3 dư
D. Có kết tủa trắng keo xuất hiện tan trong NH3 dư
Đáp án: B
Câu 46: Hòa tan hoàn toàn 11,5 gam Na vào 400 ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l thu được dung dịch X. Dung dịch X hòa tan vừa đủ 8,1 gam Al thu được dung dịch Y. Dung dịch Y làm quỳ tím hóa xanh. Giá trị của a là:
A. 3,5
B. 1,0
C. 2,0
Đáp án: D
Câu 47: Có hỗn hợp 2 chất rắn Mg,Al,Al2O3. Nếu cho 9 gam hỗn hợp trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Nếu cũng cho hỗn hợp trên tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư sinh ra 7,84 lít khí H2 (đktc). Số gam Al2O3 trong hỗn hợp là:
A. 5,1 gam
B. 2,55 gam
D. 3,9 gam
Đáp án: C
Câu 48: Hòa tan 2,7 gam bột Al vào 100 ml dung dịch gồm NaNO3 0,3M và NaOH 0,8M sau khi kết thúc phản ứng thu được V lít hỗn hơp khí (đktc). Giá trị của V là:
A. 0,672
B. 1,008
D. 1,512
Đáp án: C
Câu 49: Có các chất: Mg,Al2O3,Al,Na. Thuốc thử cần dùng để phân biệt chúng là:
A. H2O
B. KOH
C. FeCl2
Đáp án: D
Câu 50: Cho các phát biểu sau:
(a) Nước cứng là nước có nhiều ion Ca2+ và Ba2+.
(b) Cho dung dịch HCl vào dung dịch K2CrO4 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
(c) Hỗn hợp tecmit dùng hàn đường ray xe lửa là hỗn hợp gồm Al và Fe2O3.
d) Al(OH)3, Cr(OH)2, Zn(OH)2 đều là hiđroxit lưỡng tính.
(e) Mg được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Đáp án: C
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.