50 câu trắc nghiệm Ôn tập Hóa 12 chương 6 (có đáp án) chọn lọc

Toptailieu.vn xin giới thiệu 50 câu trắc nghiệm Ôn tập hóa 12 chương 6 (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau: Mời các bạn đón xem:

50 câu trắc nghiệm Ôn tập hóa 12 chương 6 (có đáp án) chọn lọc

Câu 1: Cho các phát biểu sau :

(1) Có thể tìm được kim loại kiềm ở dạng nguyên chất ở những mỏ nằm sâu trong lòng đất.

(2) Trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất.

(3) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ nóng chảy của các kim loại tăng dần.

(4) Trong bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm, nhiệt độ sôi của các kim loại giảm dần.

(5) Kim loại kiềm đều là những kim loại nhẹ hơn nước.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

A 2    

B. 3.    

C. 4.    

D. 5.

 Đáp án: A

Câu 2: Khi điều chế Na, người ta điện phân nóng chảy NaCl với anot làm bằng:

A. thép    

B. nhôm.    

C. than chì.    

D. magie.

 Đáp án: C

Câu 3: Phản ứng nào sau đây không đúng:

A. 2KNO3 −to→ 2KNO2 + O2

B. 2NaCl + 2H2O −ddpddd, m.n→ 2NaOH + Cl2 + H2

C. 3Cu + 2KNO3 + 8HCl −to→ 3CuCl2 + 2NO + 2KCl + 4H2O

D. 4KNO3 + 2H2O −đpdd→ 4KOH + 4NO2 + O2

 Đáp án: D

Câu 4: Cho các phát biểu sau về ứng dụng của kim loại kiềm :

(1) Kim loại kiềm dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp,

(2) Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại hiếm bằng phương pháp nhiệt kim loại.

(3) Kim loại kiềm dùng đề làm xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.

(4) Kim loai kiềm dùng để làm điện cực trong pin điện hóa

(5) Kim loại kiềm dùng để gia công các chi tiết chịu mài mòn trong máy bay, tên lửa, ô tô

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

A. 1.    

B. 2.    

C. 3.    

D.4

Đáp án: C

Câu 5:  Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây ?

A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.

B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.

C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.

D. Chỉ có sủi bọt khí.

 Đáp án: B

Câu 6: Cho 3,36 gam hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm A vào nước thấy thoát ra 1,792 lít H2. Thành phần phần trăm về khối lượng của A là

A. 18,75 %.    

B. 10,09%.    

C. 13,13%.    

D. 55,33%.

Đáp án: A

Câu 7: Đặt một mẩu nhỏ natri lên một tờ giấy thấm gấp thành dạng thuyền. Đặt chiếc thuyền giấy này lên một chậu nước có nhỏ sẵn vài giọt phenolphtalein.

Dự đoán hiện tượng có thể quan sát được ở thí nghiệm như sau :

(a) Chiếc thuyền chạy vòng quanh chậu nước.

(b) Thuyền bốc cháy.

(c) Nước chuyển màu hồng.

(d) Mẩu natri nóng chảy.

Trong các dự đoán trên, số dự đoán đúng là:

A. 1.    

B. 2.    

C. 3.   

D. 4.

Đáp án: D

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 ?

A. Cả 2 muối đều dễ bị nhiệt phân.

B. Cả 2 muối đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2.

C. Cả 2 muối đều bị thủy phân tạo mỗi trường kiềm yếu.

D. Cả 2 muối đều có thể tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 tạo kết tủa.

 Đáp án: A

Câu 9:  Cho các chất sau : Na, Na2O, NaCl. NaHCO3, Na2CO3. Số chất có thể tạo ra NaOH trực tiếp từ một phản ứng là:

A,2   

B.3   

C. 4.   

D. 5.

 Đáp án: D

Câu 10: Hấp thụ hết x lít khí CO2 (đktc) vào đung dịch hỗn hợp X gồm 0.4 mol KOH, 0,3 mol NaOH và 0,4 mol K2CO3 thu được dung dich Y. Cho Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là:

A. 18,92    

B 15,68.   

C. 20,16.   

D. 16,72.

 Đáp án: C

Câu 11: Cho các phát biểu sau :

Trong nhóm IIA của bảng tuần hoàn, đi từ Be đến Ba,

(1) bán kính nguyên tử tăng dần

(2) tính kim loại tăng dần.

(3) nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

(4) nhiệt độ sôi giảm dần.

(5) khối lượng riêng thay đổi không theo quy luật

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

A. 2    

B. 3   

C. 4    

D. 5

 Đáp án: B

Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Trong các nhóm IIA chỉ có Be không phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường.

B. Có thể dùng cát để dập tắt đám cháy Mg.

C. Ca có thể đẩy Fe ra khỏi dung dịch muối

D. Trong số các kim loại kiềm thổ bền, chỉ có kim loại bari có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.

 Đáp án: D

Câu 13: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 với số mol các chất bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư và đun nóng. Các chất tan trong dung dịch thu được là:

A. NaCl, NaOH, BaCl2.    

B. NaCl, NaOH.

C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2.    

D. NaCl.

 Đáp án: D

Câu 14: Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH a mol/lít và Ba(OH)2 b mol/lít. Để trung hoà 50 ml dung dịch X cần 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác, sục 179,2 ml CO2 (đktc) vào 50 ml dung dịch X thu được 0,2955 gam kết tủa. Giá trị của a là :

A.0,17.    

B. 0,14.   

C. 0,185.    

D. 0,04.

 Đáp án: B

Câu 15: Cho 0,88 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,85 gam muối khan. Kim loại kiềm thổ là:

A. Ca.    

B. Mg.    

C. Ba.    

D. Sr.

 Đáp án: B

Câu 16: Cho 0,448 lít CO2 hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:

A. 1,182.    

B. 3,940.   

C. 2,364.    

D. 1,970

 Đáp án: D

Câu 17: Một hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ. Hoà tan hết A bằng H2SO4 loãng thu được khí B, cho B hấp thụ hết vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M được 15,76 gam kết tủa. Nếu thêm nước vôi trong vào dung dịch sau phản ứng lại thấy có kết tủa xuất hiện. Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn họp A là:

A. Be.    

B. Mg.    

C. Ca.    

D. Sr.

 Đáp án: A

Câu 18: Nước cứng không gây tác hại nào sau đây ?

A. Lâm giám khá năng tẩy rửa của xà phòng, làm cho quần áo mau mục hát.

B. Làm tác các đường ống nước nóng,

C. Gây ngộ độc khí uống.

D. Làm giảm mùi vị của thực phấm khi nâu.

 Đáp án: C

Câu 19: Cho các chất sau đây: MCl, NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3. NaHCO3. Số chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là:

A. 5.    

B. 3.    

C. 2.    

D. 1

 Đáp án: C

Câu 20: Hòa tan 2,7 gam bột Al vào 100 ml dung dịch gồm NaNO3 0,3M và NaOH 0,8M sau khi kết thúc phản ứng thu được V lít hỗn hơp khí (đktc). Giá trị của V là:

A. 0,672

B. 1,008

C. 1,344

D. 1,512

Đáp án: C

Câu 21:  Khi nhỏ vài giọt quỳ tím vào dung dịch phèn nhôm amoni thì dung dịch có màu gì?

A. Màu xanh

B. Màu hồng

C. Không có màu gì

D. Màu tím

Đáp án: B

Câu 22: Khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al(NO3)3. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Không có hiện tượng gì

B. Có kết tủa trắng keo xuất hiện không tan trong NaOH dư

C. Có kết tủa màu nâu đỏ xuất hiện , tan trong NaOH dư

D. Có kết tủa trắng keo xuất hiện tan trong NaOH dư

Đáp án: D

Câu 23: Có 4 mẫu kim loại Na, Al, Ca, Fe. Chỉ dùng nước làm thuốc thử thì có thể nhận ra được bao nhiêu kim loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Đáp án : C

Câu 24: Dãy gồm tất cả các chất tác dụng được với Al2O3 là:

A. Ba,HCl,NaOH,Cu(NO3)2

B. HNO3,Ca(OH)2,NH3

C. CO,H2SO4,Na2CO3

D. NaHSO4,KOH,HBr

Đáp án: D

Câu 25: Khi cho phèn nhôm amoni ((NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) vào dung dịch Na2CO3. Hiện tượng xảy ra là:

A.  Không có hiện tượng gì

B. Có kết tủa trắng keo xuất hiện và sủi bọt khí không màu mùi khai thoát ra 

C. Có sủi bọt khí không màu thoát ra

D. Có kết tủa trắng keo xuất hiện

Đáp án: B

Câu 26: Khi cho từ từ đến dư dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na[Al(OH)4]. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Không có hiện tượng gì

B. Có kết tủa trắng keo xuất hiện không tan trong H2SO4 dư

C. Có kết tủa màu hồng xuất hiện , tan trong H2SO4 dư

D. Có kết tủa trắng xuất hiện , tan trong H2SO4 dư

Đáp án: D

Câu 27: Trộn 8,1 gam bột Al với bột Fe2O3 và CuO rồi đốt nóng để tiễn hành phản ứng nhiệt nhôm một thời gian, thu được hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 đun nóng được V lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất) . Giá trị của V là:

A. 2,24

B. 6,72

C. 0,224

D. 0,672

Đáp án: B

Câu 28: Có thể phân biệt hai kim loại Al và Zn bằng thuốc thử là:

A. NaOH

B. HCl

C. HCl và NH3

D. HCl và NaOH

Đáp án: C

Câu 29: Trộn 16,2 gam bột Al với 69,6 gam bột Fe3O4 thu được hỗn hợp X. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 17,64 lít H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là:

A. 20%

B. 30%

C. 40%

D. 50%

Đáp án: D

Câu 30:  Khối lượng Al2O3 và khối lượng than chì (C) đã dùng để sản xuất được 4,05 tấn Al, lần lượt là (cho rằng toàn bộ lượng O2 thoát ra ở cực dương đã đốt cháy than chì thành cacbon đioxit )

A. 7,65 tấn và 1,35 tấn

B. 11,475 tấn và 1,35 tấn

C. 5,7375 tấn và 0,675 tấn

D. 7,65 tấn và 0,675 tấn

Đáp án: A

Câu 31: Trong công nghiệp người ta sản xuất Al bằng cách nào dưới đây?

A. Điện phân hỗn hợp nóng chảy của Al2O3 và criolit

B. Điện phân nóng chảy AlCl3

C. Dùng chất khử mạnh như H2,CO,... để khử Al2O3 ở nhiệt độ cao

D. Dùng kim loại mạnh để khử Al ra khỏi muối

Đáp án: A

Câu 32: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng khi trộn hai dung dịch vào nhau?

A. AlCl3 và Na2CO3

B. HNO3 và NaHCO3

C. NaOH và NaAlO2

D. NaCl và AgNO3

Đáp án: C

Câu 33: Khi nhỏ từ từ tới dư dung dịch NH3 vào dung dịch Al(NO3)3.Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Không có hiện tượng gì

B. Có kết tủa trắng keo xuất hiện không tan trong NH3 dư

C. Có kết tủa màu trắng xuất hiện , tan trong NH3 dư

D. Có kết tủa trắng keo xuất hiện tan trong NH3 dư

Đáp án: B

Câu 34: Hòa tan hoàn toàn 11,5 gam Na vào 400 ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l thu được dung dịch X. Dung dịch X hòa tan vừa đủ 8,1 gam Al thu được dung dịch Y. Dung dịch Y làm quỳ tím hóa xanh. Giá trị của a là:

A. 3,5

B. 1,0

C. 2,0

D. 0,5

Đáp án: D

Câu 35: Có hỗn hợp 2 chất rắn Mg,Al,Al2O3. Nếu cho 9 gam hỗn hợp trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Nếu cũng cho hỗn hợp trên tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư sinh ra 7,84 lít khí H2 (đktc). Số gam Al2O3 trong hỗn hợp là:

A. 5,1 gam

B. 2,55 gam

C. 1,5 gam

D. 3,9 gam

Đáp án: C

Câu 36: Hòa tan 2,7 gam bột Al vào 100 ml dung dịch gồm NaNO3 0,3M và NaOH 0,8M sau khi kết thúc phản ứng thu được V lít hỗn hơp khí (đktc). Giá trị của V là:

A. 0,672

B. 1,008

C. 1,344

D. 1,512

Đáp án: C

Câu 37: Có các chất: Mg,Al2O3,Al,Na. Thuốc thử cần dùng để phân biệt chúng là:

A. H2O

B. KOH

C. FeCl2

D. H2O hoặc FeCl2

Đáp án: D

Câu 38: Cho các phát biểu sau:

(a) Nước cứng là nước có nhiều ion Ca2+ và Ba2+.

(b) Cho dung dịch HCl vào dung dịch K2CrO4 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

(c) Hỗn hợp tecmit dùng hàn đường ray xe lửa là hỗn hợp gồm Al và Fe2O3.

d) Al(OH)3, Cr(OH)2, Zn(OH)2 đều là hiđroxit lưỡng tính.

(e) Mg được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.

Số phát biểu đúng là:

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Đáp án: C

Câu 39:  Nhiệt phân 20 gam Al(NO3)3 một thời gian thu được 11,9 gam chất rắn Y. Hiệu suất quá trình nhiệt phân là

A. 46,75%.

B. 37,5%.

C. 62,50%.

D. 53,25%.

Đáp án: D

Câu 40: Thành phần hóa học chính của quặng boxit là

A. Na3AlF6

B. Al2O3.2H2O

C. FeS2

D. CuSO4.5H2O

Đáp án: A

Câu 41: Cho 2,7 gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư , thu được V lít H2 (đktc) . Giá trị của V là

A. 4,48 lít

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D. 6,72 lít

Đáp án: C

Câu 42: Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3 người ta lần lượt:

A. Dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH dư

B. Dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl dư

C. Dùng dung dịch NaOH dư, dung dịch HCl dư, rồi nung nóng.

D. Dùng dung dịch NaOH dư, khí CO2, rồi nung nóng.

Đáp án: D

Câu 43: Hòa tan hết 2,7 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng thu được sản phẩm khử duy nhất là bao nhiêu lít NO (đktc)?

A. 2,24 lít

B. 3,36 lít

C. 4,48 lít

D. 5,6 lít

Đáp án: A

Câu 44: Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây?

A. NaOH

B. BaCl2

C. HCl

D. Ba(OH)2

Đáp án: B

Câu 45: Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là

A. Fe

B. Cu

C. Ag

D. Al

Đáp án: D

Câu 46:  Hợp chất nào của nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (theo tỉ lệ mol 1 : 1) cho sản phẩm NaAlO2

A. Al2(SO4)3

B. AlCl3

C. Al(NO33

D. Al(OH)3

Đáp án: D

Câu 47: Hòa tan 5,4 gam nột Al vào 150ml dung dịch chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 10,95

B. 13,20

C. 13,80

D. 15,20

Đáp án: C

Câu 48: Cho m gam hỗn hợp gồm Al, Mg, Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3. Sau phản ứng thu được (m + 6,2 gam) muối khan (gồm 3 muối). Nung muối này tới khối lượng không đổi (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Khối lượng chất rắn thu được là

A. (m + 1,6) gam

B. (m + 3,2) gam  

C. (m) gam

D. (m + 0,8) gam

Đáp án: D

Câu 49:  Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là:

A. 150.

B. 100.

C. 200.

D. 300.

Đáp án: D

Câu 50:  Khi cho phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) vào nước đục. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Không có hiện tượng gì

B. Có kết tủa lắng xuống, nước trở nên trong suốt

C. Nước trở nên trong đồng thời có sủi bọt khí mùi khai thoát ra

D. Nước trở nên trong và sủi bọt khí không màu thoát ra

Đáp án: B

 

 

 

 

Tài liệu có 17 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1 K 8 4
15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
0.9 K 11 2
15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.2 K 10 5
15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1 K 8 6
Tải xuống