Toptailieu.vn xin giới thiệu 50 câu trắc nghiệm Sự cân bằng lực – quán tính (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 8 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật lí. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau: Mời các bạn đón xem:
50 câu trắc nghiệm Sự cân bằng lực – quán tính (có đáp án) chọn lọc
Câu 1: Hai lực cân bằng là:
A. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau.
B. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau, có phương nằm trên hai đường thẳng khác nhau.
C. Hai lực cùng đặt vào hai vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.
D. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.
Đáp án: D
Câu 2: Dấu hiệu nào sau đây là của chuyển động theo quán tính?
A. Vận tốc của vật luôn thay đổi.
B. Độ lớn vận tốc của vật không đổi.
C. Vật chuyển động theo đường cong.
D. Vật tiếp tục đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Đáp án : D
Câu 3: Khi xe ô tô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh (thắng gấp). Hành khách trên xe bị xô về phía trước là do
A. ma sát
B. quán tính
C. trọng lực
D. lực đẩy
Đáp án: B
Câu 4: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống.
B. Xe máy chạy trên đường.
C. Lá rơi từ trên cao xuống.
D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.
Đáp án: D
Câu 5: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:
A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.
B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.
C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.
D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.
Đáp án: C
Câu 6: Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái?
A. Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc.
B. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc.
C. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái.
D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải.
Đáp án: D
Câu 7: Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:
A. ma sát
B. trọng lực
C. quán tính
D. đàn hồi
Đáp án: D
Câu 8: Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì ta phải tác dụng một lực như thế nào vào vật? Hãy chọn câu trả lời đúng?
A. Cùng phương cùng chiều với vận tốc.
B. Cùng phương ngược chiều với vận tốc.
C. Có phương vuông góc với vận tốc.
D. Có phương bất kì so với vận tốc.
Đáp án: A
Câu 9: Chuyển động theo quán tính là:
A. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
B. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
D. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ dừng lại.
Đáp án: C
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
B. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
D. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ dừng lại.
Đáp án: C
Câu 11: Trường hợp nào dưới đây chuyển động mà không có lực tác dụng.
A. Xe máy đang đi trên đường
B. Xe đạp chuyển động trên đường do quán tính.
C. Chiếc thuyền chạy trên sông
D. Chiếc đu quay đang quay
Đáp án: B
Câu 12: Trường hợp nào dưới đây chuyển động mà không có lực tác dụng.
A. Ô tô đang đi trên đường.
B. Xe kéo đang lên dốc.
C. Quả bóng rơi từ trên cao xuống.
D. Người đang đi xe đạp thì ngừng đạp, nhưng xe vẫn chuyển động phía trước.
Đáp án: D
Câu 13: Một vật chịu tác dụng của hai lực và đang chuyển động thẳng đều. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Hai lực tác dụng là hai lực cân bằng
B. Hai lực tác dụng có độ lớn khác nhau
C. Hai lực tác dụng có phương khác nhau
D. Hai lực tác dụng có cùng chiều
Đáp án: A
Câu 14: Khi vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì:
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động.
B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần.
C. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
D. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần.
Đáp án: C
Câu 15: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột rẽ trái. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Hành khách nghiêng sang phải
B. Hành khách nghiêng sang trái
C. Hành khách ngã về phía trước
D. Hành khách ngã về phía sau
Đáp án: A
Câu 16: Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Xe đột ngột tăng vận tốc
B. Xe đột ngột giảm vận tốc
C. Xe đột ngột rẽ sang phải
D. Xe đột ngột rẽ sang trái
Đáp án: D
Câu 17: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng về phía trái, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột giảm vận tốc
B. Đột ngột giảm vận tốc
C. Đột ngột rẽ sang trái
D. Đột ngột rẽ sang phải
Đáp án: D
Câu 18: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống
B. Xe máy chạy trên đường
C. Lá rơi từ trên cao xuống
D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa
Đáp án: D
Câu 19: Trong các chuyển động sau đây chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
A. Ô tô đang chuyển động
B. Chuyển động của dòng nước chảy trên sông
C. Xe đạp ngừng đạp nhưng xe vẫn còn chuyển động
D. Chuyển động của một vật rơi xuống
Đáp án: C
Câu 20: Hai lực cân bằng là hai lực:
A. cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
B. cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
C. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
D. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
Đáp án: B
Câu 21: Hai lực cân bẳng là:
A. hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
B. hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
C. hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau
D. hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau
Đáp án: A
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
B. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
C. Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau
D. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau
Đáp án: A
Câu 23: Thế nào là hai lực cân bằng?
A. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật.
B. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.
C. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng và ngược chiều.
D. Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.
Đáp án: A
Câu 24: Câu nào sau đây không đúng khi nói về các lực cân bằng:
A. Hai lực cân bằng cùng đặt lên một vật.
B. Hai lực có độ lớn bằng nhau.
C. Hai lực cân bằng cùng chiều nhau.
D. Hai lực cân bằng có phương nằm trên một đường thẳng.
Đáp án: C
Câu 25: Một vật đang chuyển động thẳng đều, chịu tác dụng của hai lực F1, F2. Điều nào sau đây đúng?
A. Khi hai lực tác dụng có phương khác nhau
B. Khi hai lực tác dụng có cùng chiều
C. Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau
D. Khi các lực tác dụng lên vật có độ lớn khác nhau
Đáp án: C
Câu 26: Trong các trường hợp sau trường hợp nào vận tốc của vật không thay đổi? Hãy chọn câu đúng nhất?
A. Khi có một lực tác dụng
B. Khi có hai lực tác dụng với độ lớn khác nhau
C. Khi có các lực tác dụng lên vật cân bằng
D. Khi có các lực tác dụng lên vật không cân bằng
Đáp án: C
Câu 27: Câu nào sau đây đúng khi nói về tác dụng của các lực cân bằng?
A. Hai lực cân bằng không làm thay đổi vận tốc của vật.
B. Hai lực cân bằng làm thay đổi vận tốc của vật.
C. Hai lực cân bằng làm cho vật chuyển động chậm dần.
D. Hai lực cân bằng làm cho vật chuyển động nhanh dần.
Đáp án: A
Câu 28: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Hành khách nghiêng sang phải
B. Hành khách nghiêng sang trái
C. Hành khách ngã về phía trước
D. Hành khách ngã về phía sau
Đáp án: C
Câu 29: Thế nào là hai lực cân bằng?
A. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật.
B. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.
C. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng và ngược chiều.
D. Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.
Đáp án: A
Câu 30: Hai lực đặt lên một vật, cùng cường độ, phương cùng nằm trên một đường thẳng, ngược chiều là:
A. Hai lực không cân bằng
B. Hai lực cân bằng
C. Quán tính
D. Khối lượng
Đáp án: B
Câu 31: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:
A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn
B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi
C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn
D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn
Đáp án: C
Câu 32: Cốc nước được đặt đứng yên trên mặt bàn. Các lực tác dụng vào cốc cân bằng nhau là:
A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.
B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.
C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.
D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.
Đáp án: C
Câu 33: Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:
A. ma sát
B. trọng lực
C. quán tính
D. đàn hồi
Đáp án: C
Câu 34: Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật là:
A. Hai lực không cân bằng
B. Hai lực cân bằng
C. Quán tính
D. Khối lượng
Đáp án: C
Câu 35: Quán tính là:
A. tính chất giữ nguyên độ lớn và hướng của vận tốc.
B. tính chất giữ nguyên trọng lượng của vật.
C. tính chất giữ nguyên khối lượng của vật.
D. tính chất giữ nguyên thể tích của vật.
Đáp án: A
Câu 36: Chọn câu sai.
A. Quán tính của vật có quan hệ với khối lượng của vật đó.
B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được.
C. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính nhỏ.
D. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính.
Đáp án: C
Câu 37: Một quả bóng khối lượng 0,5kg được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.
A. 0,5 N
B. Nhỏ hơn 0,5 N
C. 5N
D. Nhỏ hơn 5N
Đáp án: C
Câu 38: Một quả bóng khối lượng 1kg được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.
A. 10 N
B. Nhỏ hơn 1 N
C. 1N
D. Nhỏ hơn 10N
Đáp án: A
Câu 39: Treo một vật vào một lực kế thấy lực kế chỉ 30N. Khối lượng vật là bao nhiêu?
A. m > 3kg
B. m = 30kg
C. m = 3kg
D. m < 3kg
Đáp án: C
Câu 40: Treo một vật vào một lực kế thấy lực kế chỉ 20N. Khối lượng vật bao nhiêu?
A. m > 2kg
B. m = 20kg
C. m = 2kg
D. m < 2kg
Đáp án: C
Câu 41: Khi xe tăng tốc đột ngột, hành khách trên xe có xu hướng bị ngã ra phía sau. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Do người có khối lượng lớn
B. Do quán tính
C. Do các lực tác dụng lên người cân bằng nhau
D. Một lí do khác
Đáp án: B
Câu 42: Khi bút tắc mực, ta thường cầm bút vẩy mạnh bút lại tiếp tục viết được. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Sự cân bằng lực của mực trong bút
B. Quán tính
C. Tính linh động của chất lỏng
D. Bút bị hỏng
Đáp án: B
Câu 43: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào vận tốc của vật thay đổi?
A. Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng.
B. Khi không có lực nào tác dụng lên vật.
C. Khi có hai lực tác dụng lên vật và vật cân bằng.
D. Khi có một lực tác dụng lên vật.
Đáp án: D
Câu 44: Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho đúng ý nghĩa vật lý.
“Lực và vận tốc là các đại lượng…”
A. vecto
B. thay đổi
C. lực
D. vận tốc
Đáp án: A
Câu 45: Bắn một viên bi lên một máng nghiêng, sau đó viên bi lăn xuống với vận tốc 6cm/s. Biết vận tốc trung bình của viên bi cả đi lên và đi xuống là 4cm/s. Hỏi vận tốc của viên bi khi đi lên?
A. 3cm/s
B. 3m/s
C. 5cm/s
D. 5m/s
Đáp án: A
Câu 46: Một người đi nửa đoạn đường đầu với vận tốc 12km/h. Biết vận tốc trung bình cả đoạn đường là 8km/h. Vận tốc người đó đi nửa đoạn đường sau là:
A. 6km/h
B. 6,25km/h
C. 6,5km/h
D. 6,75km/h
Đáp án: A
Câu 47: Hai bến sông A và B cách nhau 24km, dòng nước chảy đều theo hướng A đến B với vận tốc 6km/h. Một canô đi từ A đến B mất 1h. Cũng với canô đó đi ngược dòng mất bao lâu? Biết công suất máy của ca nô là không đổi.
A. 1 giờ 30 phút
B. 1 giờ 15 phút
C. 2 giờ
D. 2,5 giờ
Đáp án: C
Câu 48: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Hành khách nghiêng sang phải
B. Hành khách nghiêng sang trái
C. Hành khách ngã về phía trước
D. Hành khách ngã về phía sau
Đáp án: C
Câu 49: Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Xe đột ngột tăng vận tốc
B. Xe đột ngột giảm vận tốc
C. Xe đột ngột rẽ sang phải
D. Xe đột ngột rẽ sang trái
Đáp án: D
Câu 50: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống
B. Xe máy chạy trên đường
C. Lá rơi từ trên cao xuống
D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa
Đáp án: D
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.