35 câu trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 Tiết 3 (có đáp án)

Toptailieu.vn xin giới thiệu 35 câu trắc nghiệm Một số vấn đề của châu lục và khu vực (Tiết 3). Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 11ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.

Mời các bạn đón xem:

35 câu trắc nghiệm Một số vấn đề của châu lục và khu vực (Tiết 3). Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (có đáp án) chọn lọc

Câu 1. Tây Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa ba châu lục nào sau đây?

A. Âu – Á – Phi.

B. Âu – Á – Úc.

C. Á – Âu – Mĩ.

D. Á – Mĩ – Phi.

Đáp án: A

Câu 2. Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?

A. Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.

B. Vị trí địa lý mang tính chiến lược.

C. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có.

D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: D

Câu 3. Đặc điểm nổi bật về xã hội của khu vực Tây Nam Á là

A. vị trí trung gian của 3 châu lục, phần lớn lãnh thổ là hoang mạc.

B. dầu mỏ ở nhiều nơi, tập trung nhiều ở vùng Vịnh Péc-xích.

C. có nền văn minh rực rỡ, phần lớn dân cư theo đạo hồi.

D. phần lớn dân cư theo đạo phật với nền văn minh lúa nước rực rỡ.

Đáp án: D

Câu 4. Để trồng bông và cây công nghiệp ở khu vực Trung Á cần giải quyết vấn đề nào dưới đây?

A. Nước tưới.

B. Thị trường.

C. Lao động.

D. Giống.

Đáp án: A

Câu 5Đặc điểm khí hậu nổi bật ở Trung Á là

A. nóng ẩm.

B. lạnh ẩm.

C. khô hạn.

D. ẩm ướt.

Đáp án: C

Câu 6. Đặc điểm nổi bật về xã hội của khu vực Trung Á là

A. đa dân tộc, thưa dân và tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao.

B. trình độ dân trí thấp, bùng nổ dân số và nghèo đói.

C. nhiều hủ tục lạc hậu, đô thị hóa tự phát và đói nghèo.

D. đói nghèo, di dân tự phát và đói nghèo.

Đáp án: A

Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu vực Trung Á?

A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn thả gia súc.

B. Giàu tài nguyên thiên nhiên nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, tiềm năng thủy điện.

C. Từng có “con đường tơ lụa” đi qua nên tiếp thu giá trị văn hóa phương Đông và Tây.

D. Đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân theo đạo hồi cao (trừ Mông Cổ).

Đáp án: A

Câu 8. Tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở khu vực Tây Nam Á là

A. Đạo Thiên Chúa.

B. Đạo phật.

C. Đạo Hồi.

D. Đạo Tin Lành.

Đáp án: C

Câu 9. Điểm tương đồng về kinh tế - xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là

A. chịu ảnh hưởng sâu, rộng của đạo Hồi.

B. bùng nổ dân số và nghèo đói.

C. thu nhập bình quân đầu người cao.

D. có thế mạnh về sản xuất nông, lâm, hải sản.

Đáp án: A

Câu 10. Khu vực Trung Á tiếp thu nhiều giá trị văn hóa của cả phương đông và phương tây là do

A. quốc gia đa tôn giáo.

B. con đường tơ lụa.

C. vị trí chiến lược.

D. quốc gia đa dân tộc.

Đáp án: B

Câu 11. Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Dân số tăng nhanh.

B. Gia tăng tình trạng đói nghèo.

C. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.

D. Chênh lệch giàu – nghèo sâu sắc.

Đáp án: B

Câu 12. Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là

A. đều có khí hậu cận nhiệt và ôn đới.

B. đều có khí hậu khô hạn, nhiều hoang mạc.

C. đều không tiếp giáp với đại dương.

D. đều có nhiều cao nguyên và đông bằng.

Đáp án: B

Câu 13. Dầu mỏ, nguồn tài nguyên quan trọng của Tây Nam Á tập trung chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?

A. Ven biển Đen.

B. Ven Địa Trung Hải.

C. Ven biển Caxpi.

D. Ven vịnh Péc-xích.

Đáp án: D

Câu 14. Đặc điểm nào sau đây của khu vực Trung Á mà khu vực Tây Nam Á không có?

A. Có vị trí địa – chính trị rất chiến lược.

B. Có nhiều dầu mỏ và tài nguyên khác.

C. Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao.

D. Nằm hoàn toàn trong nội địa.

Đáp án: D

Câu 15. Về mặt tự nhiên, Trung Á không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.

B. Khí hậu lục địa khô hạn, thiếu nước tưới.

C. Nhiều đồng bằng châu thổ đất đai giàu mỡ.

D. Các thảo nguyên thuận lợi cho chăn thả gia súc.

Đáp án: C

Câu 16. Quốc gia nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á?

A. Ả-rập Xê-út.

B. Cô-oét.

C. I-ran.

D. I-rắc.

Đáp án: A

3 – Câu hỏi vận dụng

Câu 17. Nguyên nhân nào khiến cho tình trạng nghèo đói ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á ngày càng tăng?

A. Sự tham gia của các tổ chức chính trị, tôn giáo cực đoan.

B. Các cuộc đấu tranh tranh giành đất đai, nguồn nước.

C. Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài và các lực lượng khủng bố.

D. Xung đột dai dẳng của nhiều nước trong khu vực này.

Đáp án: C

Câu 18. Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là

A. dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng.

B. tôn giáo và các thế lực thù địch chống phá.

C. xung đột dai dẳng giữa người Ả-rập và người Do Thái.

D. tranh giành đất đai và nguồn nước.

Đáp án: A

Câu 19. Vì sao Trung Á có nền văn hóa phong phú, tiếp thu cả giá trị văn hóa của phương Đông và phương Tây?

A. Vì giáp Trung Quốc và Liên Bang Nga.

B. Vì có con đường tơ lụa đi qua.

C. Vì giữa giáp Ấn Độ với Đông Âu.

D. Vì có địa hình, giao thông thuận lợi.

Đáp án: B

Câu 20. Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây Nam Á là

A. Vị trí địa – chính trị quan trọng và nguồn dầu mỏ phong phú.

B. Sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong dân cư và xung đột sắc tộc.

C. Tồn tại nhiều tôn giáo và tỉ lệ người dân theo đạo Hồi cao.

D. Sự can thiệp của nước ngoài và cuộc khủng hoảng năng lượng.

Đáp án: A

Câu 21: Biện pháp giúp cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên và giải quyết các vấn đề xã hội mà nhân loại đang hướng tới là

A. Phát triển theo chiều rộng.

B. Phát triển theo chiều sâu.

C. Phát triển nhanh.

D. Phát triển bền vững.

Đáp án: D

Câu 22: Dân số già gây ra hậu quả lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội là

A. nạn thất nghiệp tăng lên.

B. chi phí phúc lợi xã hội tăng lên.

C. thiếu nhân lực thay thế.

D. thị trường tiêu thụ thu hẹp.

Đáp án: C

Câu 23: Dân số già không dẫn tới hậu quả về mặt kinh tế - xã hội nào dưới đây?

A. Thiếu lực lượng lao động trong xã hội.

B. Các chính sách hỗ trợ, chăm sóc cho người già.

C. Nguy cơ làm tăng dân số.

D. Nền kinh tế chậm phát triển.

Đáp án: C

Câu 24: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng môi trường toàn cầu đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề là

A. Áp lực của gia tăng dân số.

B. Sự tăng trưởng của hoạt động nông nghiệp.

C. Sự tăng trưởng của hoạt động công nghiệp.

D. Sự tăng trưởng của hoạt động dịch vụ.

Đáp án: D

Câu 25: Quốc gia nào thải lượng khí thải cacbon đioxit nhiều nhất vào môi trường?

A. Liên Bang Nga.

B. Ấn Độ.

C. Hoa Kì.

D. Trung Quốc.

Đáp án: D

Câu 26: Hiện tượng nào sau đây dễ gây ra bệnh ung thư da?

A. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

B. Tầng ôdôn bị thủng ở Nam cực.

C. Chất thải làm ô nhiễm biển và đại dương.

D. Việc lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.

Đáp án: B

Câu 27: Vai trò quan trọng nhất của tầng ozon là

A. Hấp thụ tia cực tím từ bức xạ Mặt Trời.

B. Hạn chế hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

C. Chống ô nhiễm môi trường không khí.

D. Bảo vệ sinh vật trên Trái Đất.

Đáp án: A

Câu 28: Vấn đề nào cần quan tâm để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống toàn cầu?

A. Bùng nổ và già hóa dân số, ô nhiễm môi trường và hòa bình thế giới.

B. Bùng nổ và già hóa dân số, nạn đói, dịch bệnh ở các quốc gia nghèo.

C. Nạn khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức, bùng nổ và già hóa dân số.

D. Ô nhiễm môi trường, nạn khủng bố quốc tế và tội phạm có tổ chức.

Đáp án: A

Câu 29: Để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người, các quốc gia cần

A. hạn chế gia tăng dân số trên quy mô toàn cầu.

B. hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

C. hạn chế nạn khủng bố quốc tế và tội phạm có tổ chức.

D. hạn chế và loại trừ các mô hình sản xuất, tiêu dùng thiếu bền vững.

Đáp án: D

Câu 30: Dân số già diễn ra chủ yếu ở

A. các nước đang phát triển.

B. các nước phát triển.

C. tất cả các nước trên thế giới

D. các nước NICs.

Đáp án: B

Câu 31. Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?

A. Giáp với nhiều biển và đại dương

B. Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á , Âu, Phi

C. Có đường chí tuyến chạy qua

D. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới

Đáp án: B

Câu 32. Nguồn tài nguyên quan trọng nhấ ở khu vực Tây Nam Á là

A. Than và uranium

B. Dầu mỏ và khí tự nhiên

C. Sắt và dầu mỏ

D. Đồng và kim cương

Đáp án: B

Câu 33. Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở

A. Ven biển Đỏ

B. Ven biển Ca-xpi

C. Ven Địa Trung Hải

D. Ven vịnh Péc-xich

Đáp án: D

Câu 34. Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á theo

A. Ấn Độ giáo

B. Thiên chúa giáo

C. Phật giáo

D. Hồi giáo

Đáp án: B

Câu 35. Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á và Trung Á

A. Đều nằm ở vĩ độ rất cao

B. Đều có khí hậu khô hạn, có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên

C. Đều có khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên rừng.

D. Đều có khí hậu lạnh, giàu tài nguyên thủy sản

Đáp án: B

Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
545 8 1
12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Phạm Thị Huyền Trang 12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
468 5 1
25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
493 11 2
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
532 7 1
Tải xuống