Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 mẫu Nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn háo nơi em sống sách Kết nối tri thức hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 7 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:
Mời các bạn đón xem:
Top 50 mẫu Nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn háo nơi em sống
Dàn ý: Nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn háo nơi em sống.
1. Mở đoạn: Giới thiệu về nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hoá quê em.
2. Thân đoạn:
- Nêu diễn biến của nét sinh hoạt đặc trưng ở quê em.
- Ý nghĩa của nét sinh hoạt đó.
- Cảm nhận của em về nét sinh hoạt này.
3. Kết đoạn: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em về nét sinh hoạt ấy.
Nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn háo nơi em sống – Mẫu 1
Mỗi dịp Tết đến, người dân quê em thường có thói quen đi chùa cầu may. Vào sáng mồng một âm lịch, mọi người sẽ cùng nhau lên chùa cầu an. Qua đó, họ mong ước sẽ gặp được nhiều may mắn, thuận lợi và hạnh phúc trong năm mới. Đi chùa đầu năm đã trở thành một nét sinh hoạt đẹp đẽ, ý nghĩa ở quê em. Đây là một hoạt động không thể thiếu mỗi dịp đầu xuân năm mới.
Nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn háo nơi em sống – Mẫu 2
Nhằm lưu giữ hương vị Tết xưa trong cuộc sống hiện đại, quê em thường tổ chức ngày lễ gói bánh chưng mỗi khi xuân về. Cứ đúng ngày 26 tháng Chạp, mọi người sẽ tập trung về đình làng để gói bánh. Sau khi phân công công việc, mỗi người thực hiện một nhiệm vụ khác nhau. Người rửa lá, người gói bánh, người thì nhóm bếp, thổi lửa,... Đêm ngày hôm ấy, mọi người cùng nhau ngồi trông nồi bánh chưng. Đồng thời, một vài người còn tổ chức ca múa hát cuối năm nhằm gắn kết tình làng nghĩa xóm. Em cảm thấy mình thật may mắn, hạnh phúc khi vẫn được tận hưởng hương vị của Tết xưa dù bản thân đang sống trong xã hội hiện đại.
Nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn háo nơi em sống – Mẫu 3
Đối với người dân thuộc xóm giáo xứ quê em, Noel là một ngày lễ vô cùng quan trọng. Vì đây là ngày chúa Giêsu giáng thế nên mọi người tổ chức rất linh đình. Trước đó, dân làng sẽ cùng nhau dọn dẹp, trang trí nhà thờ. Cây thông Noel to lớn được treo rất nhiều dây kim tuyến, chuông vàng. Đêm ngày 25/12, khi kim đồng hồ điểm đúng 0h, cha xứ sẽ đọc bài suy niệm còn người tham gia thì chắp tay cầu nguyện. Ngoài ra, một hoạt động không thể thiếu trong đêm Giáng sinh là tặng quà cho người thân. Ngày lễ Noel năm nào em cũng tham gia rất sôi nổi và tích cực.
Nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn háo nơi em sống – Mẫu 4
Chợ phiên vùng cao là một trong những nét đẹp văn hoá đặc sắc của quê hương em. Chợ phiên không chỉ là nơi buôn bán, trao đổi hàng hoá mà còn là nơi giao lưu kết nối người dân bản địa với du khách tham quan. Tại phiên chợ, mọi người sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những bộ trang phục truyền thống. Ngoài ra, khách ghé thăm còn được trực tiếp tham gia vào các hoạt động vui chơi sôi nổi khác. Có thể nói, chợ phiên có ý nghĩa quan trọng trong việc truyền bá, lan toả vẻ đẹp văn hoá truyền thống như phong tục, tập quán, ẩm thực,... Nếu có cơ hội, mời bạn ghé thăm quê mình để chứng kiến, trải nghiệm những điều thú vị trong buổi chợ phiên nhé!
Nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn háo nơi em sống – Mẫu 5
Sinh ra và lớn lên ở thủ đô ngàn năm văn hiến, biết bao hương vị đặc trưng của vùng đất này đã trở nên quen thuộc, gắn bó với em. Trong đó, em thích nhất là món cốm dẻo thơm - đặc sản làng Vòng. Đặc biệt, việc thưởng thức món ăn này vào thời khắc thu về gần như trở thành nét sinh hoạt tiêu biểu của người Hà Nội. Khi hoa sữa bắt đầu nở rộ, trời se se lạnh, mọi người lại tự thưởng cho mình một gói cốm xanh, mềm. Hương thơm của cốm non phảng phất vào trong gió se làm lòng người thêm xao xuyến bồi hồi. Thỉnh thoảng, vào cuối tuần, em sẽ chọn một góc nhỏ nào đó để nhấm nháp gói cốm và ngắm nhìn phố phường Hà Nội. Đây quả là trải nghiệm rất tuyệt vời.
Nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn háo nơi em sống – Mẫu 6
Hằng năm, cứ đến ngày 6/2 âm lịch là nam nữ thanh niên và những người con xã xứ lại cùng tề tựu về làng để dự hội làng. Ngày hội làng quê em được tổ chức rất thường xuyên, long trọng và rộn rã. Để chuẩn bị cho ngày hội, các cụ bô lão trong làng đã ra quét dọn đình làng, khấn xin thành hoàng cho được tổ chức lễ hội từ chiều ngày hôm trước. Đối với em, đêm trước lễ hội là đêm vui vẻ nhất bởi các trò chơi văn nghệ, đố vui được làng tổ chức cùng sự góp vui, tranh tài của các thôn trong làng. Thôn nào cũng đều muốn được thể hiện tài năng của mình để giành giải nhất, cầu mong cho năm mới bình an, thuận lợi. Cho tới ngày 6/2, nghi thức quan trọng nhất là tế thần hoàng làng được đông đảo người dân tham gia. Nhà nào cũng muốn dâng lên Ngài một mâm ngũ quả do chính mình làm ra để tưởng nhớ công ơn lập làng, truyền nghề của đức thành hoàng làng.
Nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn háo nơi em sống – Mẫu 7
Ở giữa lòng thủ đô Hà Nội tấp nập nhộn nhịp, thì đâu đó vẫn còn những quán hàng bày bán cốm non. Hương cốm non của đồng quê phả nhẹ vào trong từng cơn gió bay ngào ngạt giữa không gian cảnh vật. Những người bán hàng tay nhanh nhẹn và khé léo gói những gói cốm nhỏ để bán cho người mua. Đi dọc từng góc phố Hà Nội chúng ta có thể ăn và cảm nhận được vị dẻo thơm của hạt gạo theo một nét rất riêng. Dường như Cốm đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Nó không chỉ là một thứ quà để ăn vui miệng, má nó còn níu giữ tâm hồn của những người con Hà Nội.
Nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn háo nơi em sống – Mẫu 8
Lễ hội làng nghề Bát Tràng là nơi lưu giữ những nét văn hóa truyền đời của Hà Nội và cũng là nơi cung cấp đồ sứ lớn nhất Việt Nam. Lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh nghề truyền thống và thể hiện ước vọng của người dân về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Công việc chuẩn bị cho lễ hội rất công phu và long trọng. Phần tế lễ theo phong tục truyền thống và lễ rước nước, tấm bài vị, rước bài vị ra đình được thực hiện hết sức trang trọng. Sau khi lễ xong thì các vật phẩm đều được hạ xuống để chia đều cho các họ cùng hưởng. Sang đến phần hội thì em cảm thấy hứng thú hơn bởi diễn ra nhiều trò chơi, đặc biệt là trò chơi cờ và hát thờ. Khi đến với lễ hội, chúng ta sẽ được tìm hiểu một cách trực quan nhất về những nét đẹp văn hóa độc đáo chứa đựng bao tâm huyết của thế hệ người Việt.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.