30 câu trắc nghiệm Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Cánh diều (có đáp án 2023) CHỌN LỌC

Toptailieu.vn xin giới thiệu 30 câu trắc nghiệm Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Cánh diều (có đáp án 2023) CHỌN LỌC, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học.

Mời các bạn đón xem:

30 câu trắc nghiệm Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Cánh diều (có đáp án 2023) CHỌN LỌC

Lý thuyết

I. Lịch sử phát minh bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Khi đã biết một số đáng kể các nguyên tố hóa học, người ta đã tìm cách phân loại chúng. Cách phân loại đầu tiên được A. Lavoisier (La-voa-di-ê, người Pháp) thực hiện năm 1789, xếp 33 nguyên tố hóa học thành nhóm các chất khí, kim loại, phi kim và “đất”.

Năm 1829, J. W. Dobereiner (Đô-be-rai-nơ, người Đức) phân loại các nguyên tố thành các nhóm có tính chất hóa học giống nhau.

Năm 1866, J. Newlands (Niu-lan, người Anh) đã xếp các nguyên tố hóa học theo chiều tăng khối lượng nguyên tử thành các octave (quãng tám), trong đó nguyên tố thứ tám lặp lại tính chất của nguyên tố đầu tiên.

Năm 1869, hai nhà hóa học, D. I. Mendeleev (Men-đê-lê-ép, người Nga) và J. L. Mayer (May-ơ, người Đức) đều sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng khối lượng nguyên tử vào các hàng và cột, bắt đầu mỗi hàng (bảng của Mendeleev) hoặc cột mới (bảng của Mayer) khi các tính chất của nguyên tố bắt đầu lặp lại. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của mình, Mendeleev đã thay đổi vị trí một số nguyên tố để tính chất của nguyên tố phù hợp với quy luật, đồng thời để trống một số chỗ cho các nguyên tố chưa biết.

Sau này, các nguyên tố ở vị trí còn trống đó được tìm ra và tính chất của chúng đều phù hợp với dự đoán của Mendeleev.

30 câu trắc nghiệm Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Cánh diều (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 1)

Đến năm 2016, với những hiểu biết về cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sắp xếp 118 nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

II. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Bảng tuần hoàn chứa 118 nguyên tố được sắp xếp theo các nguyên tắc sau:

- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

- Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.

III. Cấu tạo của bảng tuần hoàn

1. Ô nguyên tố

Trong bảng tuần hoàn, mỗi nguyên tố được xếp vào một ô, gọi là ô nguyên tố. Số thứ tự của ô là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

Tùy theo từng loại bảng, các thông tin của một ô nguyên tố có thể là số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tố, tên nguyên tố, nguyên tử khối trung bình, …

30 câu trắc nghiệm Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Cánh diều (có đáp án 2023) CHỌN LỌC (ảnh 2)

Ví dụ: Nguyên tử nguyên tố sodium có Z = 11. Nguyên tố sodium ở ô 11 trong bảng tuần hoàn.

2. Chu kì

Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

Bảng tuần hoàn hiện nay có 7 chu kì. Số thứ tự chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì.

Ví dụ: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố oxygen (Z = 8): 1s22s22p4.

Nguyên tử oxygen có 2 lớp electron.

Số thứ tự chu kì = số lớp electron = 2.

→ Nguyên tố oxygen thuộc chu kì 2 trong bảng tuần hoàn.

3. Nhóm nguyên tố

Nhóm nguyên tố gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

Bảng tuần toàn hiện nay có 18 cột, chia thành 8 nhóm A (IA đến VIIIA) và 8 nhóm B (IB đến VIIIB). Mỗi nhóm là một cột, riêng nhóm VIIIB gồm 3 cột.

Ví dụ: Nhóm kim loại kiềm – nhóm IA, nhóm halogen – nhóm VIIA.

Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm (trừ He).

4. Phân loại nguyên tố

a) Theo cấu hình electron

Các nguyên tố s, p, d, f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s, p, d, f tương ứng.

Ví dụ: 11Na: 1s22s22p63s1 (nguyên tố s).

Các nhóm A: gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.

Các nhóm B: gồm các nguyên tố d và nguyên tố f.

b) Theo tính chất hóa học

Các nhóm IA, IIA, IIIA: gồm các nguyên tố s và p là kim loại (trừ H và B).

Các nhóm VA, VIA, VIIA: gồm các nguyên tố p, thường là phi kim.

Nhóm VIIIA: gồm các nguyên tố khí hiếm.

Các nhóm B: gồm các nguyên tố d và f đều là kim loại chuyển tiếp.

Ví dụ: Nguyên tố chlorine có Z = 17. Xác định vị trí của nguyên tố chlorine trong bảng tuần hoàn và cho biết chúng thuộc loại nguyên tố s, p hay d; là kim loại, phi kim hay khí hiếm.

Hướng dẫn giải:

Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố chlorine (Z = 17): 1s22s22p63s23p5.

Số thứ tự ô = số electron = 17.

Số thứ tự chu kì = số lớp electron = 3.

Nguyên tử chlorine có electron cuối cùng điền vào phân lớp p nên chlorine là nguyên tố p và thuộc nhóm A.

Số thứ tự nhóm A = số electron hóa trị = 7 → nhóm VIIA.

Vậy, nguyên tố chlorine thuộc ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA.

Nguyên tố chlorine thuộc nhóm VIIA  Chlorine là nguyên tố phi kim

Bài tập

Câu 1: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là:

A. các nguyên tố s.

B. các nguyên tố p.

C. các nguyên tố s và các nguyên tố p.

D. các nguyên tố d.

Đáp án: C

Giải thích:

Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là các nguyên tố s và p.

Câu 2: Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm IVA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là

A. 14

B. 16

C. 33

D. 35

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên tố M thuộc chu kì 3

→ Có 3 lớp electron.

Nguyên tố M thuộc nhóm IVA

→ Có 4 electron lớp ngoài cùng.

→ Cấu hình electron của M là 1s22s22p63s23p2

→ Số electron của nguyên tử M là 14

→ Số hiệu nguyên tử Z = 14.

Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Bảng tuần hoàn gồm các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.

B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.

D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.

Đáp án: C

Giải thích:

C sai vì số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron.

Câu 4: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là

A. P

B. S

C. Mg

D. O

Đáp án: A

Giải thích:

Vì pX + pY = 23 nên X và Y là những nguyên tố thuộc chu kì nhỏ

X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm kế tiếp

 → Số proton của X và Y hơn kém nhau 1 hoặc 7 hoặc 9

Ta xét từng trường hợp

- Nếu px - py = 1

→ pX =12 (Mg), pY =11 (Na)

→ Loại vì ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau.

- Nếu pX - pY = 7

→ pX =15 (P), pY = 8 (O)

→ Thỏa mãn vì ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố phản ứng được với nhau.

- Nếu pX - pY = 9

→ pX =16 (S), pY = 7 (N)

→ Loại vì ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau.

Vậy X là P

Câu 5: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn:

(a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

(b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng.

(c) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp vào một cột.

(d) Các nguyên tố có cùng số phân lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng.

Số nguyên tắc đúng là :

A. 1            

B. 2            

C. 3            

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Các nguyên tắc đúng là (1), (2) và (3).

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm có electron hóa trị bằng nhau.

B. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron bằng nhau.

C. Nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có số electron ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm.

D. Số thứ tự của nhóm bằng hóa trị cao nhất với oxi.

Đáp án: B

Giải thích:

B sai vì nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm có electron hóa trị bằng nhau.

Câu 7: Cho các nguyên tố 8X, 11Y, 20Z và 26T. Số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tăng dần theo thứ tự:

A. X < Y < Z < T.

B. T < Z < X < Y.

C. Y < Z < X < T.

D. Y < X < Z < T.

Đáp án: C

Giải thích:

- Cấu hình electron của X là: 1s22s22p4

→ Số electron hóa trị là 6.

- Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p63s1

→ Số electron hóa trị là 1.

- Cấu hình electron của Z là: 1s22s22p63s23p64s2

→ Số electron hóa trị là 2.

- Cấu hình electron của T là: 1s22s22p63s23p63d64s2

→ Số electron hóa trị là 8.

→ Số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tăng dần theo thứ tự:

Y < Z < X < T

Câu 8: Cho hai nguyên tố L và M có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2. Phát biểu nào sau đây về M và L luôn đúng?

A. L và M đều là những nguyên tố kim loại.

B. L và M thuộc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn.

C. L và M đều là những nguyên tố s.

D. L và M có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

Đáp án: D

Giải thích:

A. sai vì He có cấu hình là 1s2 nhưng là khí hiếm.

B sai vì như He có cấu hình là 1s2 thuộc nhóm VIIIA; Ca, Mg, Ba thuộc nhóm IIA.

C sai vì có thể là nguyên tố d vì những nguyên tố nhóm B có cấu hình electron hóa trị (n−1)dxns2.

D đúng.

Câu 9: Xác định nguyên tố nhóm A hoặc nhóm B dựa vào đặc điểm nào sau đây?

A. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó

B. Tổng số electron trên lớp ngoài cùng

C. Tổng số electron trên phân lớp ngoài cùng

D. Nguyên tố s, nguyên tố p hoặc nguyên tố d, nguyên tố f

Đáp án: D

Giải thích:

- Nguyên tố nhóm A là các nguyên tố s hoặc nguyên tố p.

- Nguyên tố nhóm B là các nguyên tố d hoặc nguyên tố f.

→ Dựa vào nguyên tố s, nguyên tố p hoặc nguyên tố d, nguyên tố f để xác định nguyên tố nhóm A hoặc nhóm B.

Câu 10: Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 29. M thuộc nhóm nào của bảng tuần hoàn?

A. IIA

B. IIB

C. IA

D. IB

Đáp án: D

Giải thích:

Số hiệu nguyên tử là 29 → có 29 electron.

→ Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d104s1

→ Thuộc nhóm IB.

Câu 11: Số hiệu nguyên tử trong bảng tuần hoàn cho biết:

1. Số đơn vị điện tích hạt nhân

2. Số nơtron trong nhân nguyên tử 

3. Số proton trong hạt nhân hoặc electron trên vỏ

4. Số thứ tự nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Số ý sai là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: A

Giải thích:

(2) sai vì từ số hiệu nguyên tử không thể suy ra được số nơtron.

Câu 12: Nguyên tử nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 33 trong bảng tuần hoàn. X thuộc:

A. Chu kì 3, nhóm VA

B. Chu kì 4, nhóm VB

C. Chu kì 4, nhóm VA                      

D. Chu kì 3, nhóm IIIA

Đáp án: C

Giải thích:

Số hiệu nguyên tử là 33

→ có 33 electron

Cấu hình electron của X là [Ar]3d104s24p3.

→ X thuộc chu kì 4, nhóm VA.

Câu 13: R, T, X, Y, Z lần lượt là năm nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn, có tổng số điện tích hạt nhân là 90+. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Năm nguyên tố này thuộc cùng một chu kì.

B. Nguyên tử của nguyên tố Z có bán kính lớn nhất trong số các nguyên tử của năm nguyên tố trên.

C. R có 3 lớp electron.

D. X là phi kim.

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi số hiệu nguyên tử của R là a → Số hiệu nguyên tử của T, X, Y, Z lần lượt là: (a + 1), ( a + 2), (a + 3), (a + 4).

Theo bài, ta có:

a + (a + 1) + ( a + 2) + (a + 3) + (a + 4) = 90

→ a = 16

→ R có 16 electron

→ Cấu hình electron của R là [Ne]3s23p4

→ R có 3 lớp electron. → C đúng.

A sai vì R, T, X thuộc chu kì 3 còn Y, Z thuộc chu kì 4.

B sai vì Y có bán kính lớn nhất.

D sai vì X là khí hiếm.

Câu 14: Tìm câu phát biểu sai khi nói về chu kì:

A. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân

B. Trong chu kì, các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau

C. Chu kì nào cũng mở đầu là kim loại điển hình, kết thúc là một phi kim điển hình.

D. Trong chu kì 2, 3 số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8.

Đáp án: C

Giải thích:

Chu kì thường cũng mở đầu là kim loại điển hình, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành).

Câu 15: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là

A. 3 và 3

B. 4 và 3

C. 3 và 4

D. 4 và 4

Đáp án: C

Giải thích:

Chu kì nhỏ: chu kì 1, 2, 3

Chu kì lớn: chu kì 4, 5, 6, 7

Câu 16: Mệnh đề nào sau đây không đúng?

A. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

B. Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau.

C. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần

D. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A bao giờ cũng có cùng số electron hóa trị.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.

Câu 17: Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng:

A. Số electron hóa trị

B. Số khối  

C. Số nơtron

D. Số hiệu nguyên tử

Đáp án: D

Giải thích:

Số thứ tự ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

Câu 18: Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron là 1s22s22p63s2 thì nguyên tố đó thuộc:

A. Nhóm IA 

B. Chu kì 4

C. Nhóm IIA 

D. Chu kì 2

Đáp án: C

Giải thích:

Từ cấu hình electron → có 3 lớp electron và có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

→ Nguyên tố này thuộc chu kì 3, nhóm IIA.

Câu 19: Nguyên tố hóa học X có cấu hình electron hóa trị là 3d34s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

A. Chu kì 4, nhóm VB

B. Chu kì 4, nhóm VA

C. Chu kì 4, nhóm IIIB

D. Chu kì 4, nhóm IIIA

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên tố hóa học X có electron hóa trị là 3d34s2

→ X thuộc chu kì 4, nhóm VB.

Câu 20: Nguyên tử nguyên tố X có số thứ tự Z = 16,vị trí của X trong bảng tuần hoàn:

A. Chu kì 3, nhóm IVA

B. Chu kì 3, nhóm VIA

C. Chu kì 4, nhóm VIA 

D. Chu kì 2, nhóm IIA

Đáp án: B

Giải thích:

Z = 16 → X có 16 electron

Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p4

→ X có 3 lớp electron và 6 electron lớp ngoài cùng.

→ X thuộc chu kì 3, nhóm VIA.

Câu 21: Một nguyên tố X có Z = 22 thuộc chu kì:

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Đáp án: B

Giải thích:

Z = 22 → X có 22 electron

Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p63d24s2

→ X là nguyên tố d có 4 lớp electron và 4 electron hóa trị.

→ X thuộc chu kì 4, nhóm IVB.

Câu 22: Nguyên tử nguyên tố A có 5 electron ở phân lớp p, vậy A thuộc nhóm:

A. VA 

B. VIA 

C. VIIB 

D. VIIA

Đáp án: D

Giải thích:

Từ bài, ta có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: ns2np5

→ Có 7 electron hóa trị

→ A thuộc nhóm VIIA.

Câu 23: Cho các nguyên tố có cấu hình electron như sau:

(A) 1s22s22p63s2.

(B) 1s22s22p63s23p64s1.

(C) 1s22s22p63s23p64s2.

(D) 1s22s22p63s23p5.

(E) 1s22s22p63s23p63d64s2.

(F) 1s22s22p63s23p1.

Các nguyên tố thuộc cùng chu kì nhỏ là:

A. A, D, F

B. B, C, E

C. C, D

D. A, B, F

Đáp án: A

Giải thích:

Các nguyên tố thuộc cùng 1 chu kì

→ có số lớp electron bằng nhau.

A, D, F thuộc chu kì 3 còn B, C, E thuộc chu kì 4.

Chu kì nhỏ là chu kì 1, 2 và 3

→ A, D, F thuộc chu kì nhỏ.

Câu 24: Các chu kì (trừ chu kì 1 và 7) lần lượt bắt đầu từ loại nguyên tố nào và kết thúc ở nguyên tố nào?

A. Kim loại kiềm và halogen. 

B. Kim loại kiềm thổ và halogen.

C. Kim loại kiềm thổ và khí hiếm.                        

D. Kim loại kiềm và khí hiếm.

Đáp án: D

Giải thích:

Các chu kì (trừ chu kì 1 và 7) lần lượt bắt đầu từ kim loại kiềm và kết thúc ở khí hiếm.

Câu 25: Bảng tuần hoàn hóa học không áp dụng nguyên tắc sắp xếp nào dưới đây.

A. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.

B. Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử .

C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.

D. Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.

Đáp án: D

Giải thích:

Bảng tuần hoàn hóa học không được sắp xếp theo nguyên tắc: các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.

Câu 27: X và Y là hai nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử X và Y là 30, số electron của X nhỏ hơn số electron của Y. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. X thuộc chu kì nhỏ và Y thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn.

B. X và Y đều là những kim loại.

C. X và Y đều có cùng số lớp electron bão hòa.

D. X và Y đều đứng đầu mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn.

Đáp án: C

Giải thích:

- Tổng số electron trong nguyên tử

 X và Y là 30

→ Tổng số hiệu nguyên tử của X và Y là 30.

→ ZX + ZY = 30 (1)

- X và Y là hai nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A

→ ZY – ZX = 8 (2)

Từ (1) và (2) → ZX =11 và ZY = 19

→ X thuộc chu kì 3, nhóm IA và Y thuộc chu kì 4 (chu kì lớn), nhóm IA.

→ X, Y là kim loại và đứng đầu chu kì 3 và 4.

Cấu hình electron lớp ngoài cùng là

→ lớp ngoài cũng chưa bão hòa.

Câu 28: Một nguyên tố hóa học  X ở chu kỳ 3, nhóm IVA. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố X là:

A. 3s23p5.   

B. 3s23p4.   

C. 3s23p3.   

D. 3s23p2.

Đáp án: D

Giải thích:

X thuộc chu kì 3, nhóm IV của bảng tuần hoàn

→ có 3 lớp electron và 4 electron lớp ngoài cùng.

→ Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X là: 3s23p2.

Câu 29: Biết nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình của nguyên tử X là:

A. 1s22s22p63s4

B. 1s22s22p63s2

C. 1s22s22p63s23d4

D. 1s22s22p63s23p4

Đáp án: D

Giải thích:

X thuộc chu kì 3, nhóm VIA của bảng tuần hoàn

→ có 3 lớp electron và 6 electron lớp ngoài cùng.

→ Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p4.

Câu 30: Nguyên tố ở chu kì 5, nhóm VIIA có số electron p lớp ngoài cùng là.

A. 7  

B. 6

C. 5  

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 5s25p5.

→ Lớp ngoài cùng có 5 electron p.

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Hóa lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Lớp, phân lớp và cấu hình electron

Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm

Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 9: Quy tắc octet

Bài 10: Liên kết ion

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1 K 8 4
15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
891 11 2
15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.2 K 10 5
15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1 K 8 6
Tải xuống