Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học.
Mời các bạn đón xem:
15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC
Lý thuyết
I. Ảnh hưởng của nồng độ
- Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
- Giải thích: Nồng độ của các chất phản ứng tăng làm tăng số va chạm hiệu quả nên tốc độ phản ứng tăng.
Chú ý: Khi các chất phản ứng va chạm đúng hướng và đủ năng lượng dẫn đến xảy ra phản ứng, gọi là va chạm hiệu quả.
Ví dụ: Phản ứng hóa học: Na2S2O3(aq) + H2SO4(aq) → Na2SO4(aq) + S(s) + SO2(g) + H2O(l)
Nồng độ Na2S2O3 giảm ⇒ Các hạt phân tử Na2S2O3 giảm ⇒ Số va chạm hiệu quả giữa các phân tử Na2S2O3 và phân tử H2SO4 giảm ⇒ Kết tủa tạo thành chậm tức là tốc độ phản ứng chậm hơn.
II. Ảnh hưởng của nhiệt độ
- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
- Giải thích: Ở nhiệt độ thường, các chất phản ứng chuyển động với tốc độ nhỏ; khi tăng nhiệt độ; các chất sẽ chuyển động với tốc độ lớn hơn, dẫn đến tăng số va chạm hiệu quả nên tốc độ phản ứng tăng.
- Mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng hóa học được biểu diễn bằng công thức:
Trong đó:
+ là tốc độ phản ứng ở hai nhiệt độ t1 và t2;
+ γ là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.
Chú ý: Quy tắc Van’t Hoff chỉ gần đúng trong khoảng nhiệt độ không cao.
III. Ảnh hưởng của áp suất
- Đối với phản ứng có chất khí tham gia, tốc độ phản ứng tăng khi tăng áp suất.
- Giải thích: Khi tăng áp suất thì nồng độ chất khí tăng, nên tốc độ phản ứng tăng.
IV. Ảnh hưởng của bề mặt tiếp xúc
- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
- Giải thích: Khi tăng diện tích tiếp xúc của chất phản ứng, số va chạm hiệu quả tăng dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.
- Ví dụ: Thực hiện các thí nghiệm sau:
+ Thí nghiệm 1: Cho 2 gam CaCO3 dạng khối tác dụng với 20 ml HCl 1M;
+ Thí nghiệm 2: Cho 2 gam CaCO3 dạng bột tác dụng với 20 ml HCl 1M.
Khi HCl phản ứng với CaCO3 dạng bột, diện tích tiếp xúc giữa các phân tử HCl và CaCO3 tăng lên
⇒ Số va chạm hiệu quả tăng ⇒ tốc độ phản ứng tăng.
⇒ Ở thí nghiệm 2 phản ứng diễn ra nhanh hơn.
V. Ảnh hưởng của chất xúc tác
- Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học, nhưng vẫn được bảo toàn về lượng và chất khi kết thúc phản ứng.
- Chất xúc tác được ghi trên mũi tên trong phương trình hóa học.
Ví dụ 1: Phương trình hóa học của phản ứng:
2H2O2 (aq) → 2H2O (l) + O2 (g)
Trong phản ứng trên MnO2 là chất xúc tác.
Ví dụ 2: Enzyme amylase có trong nước bọt là chất xúc tác đẩy nhanh quá trình tiêu hóa tinh bột.
VI. Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng trong đời sống và sản xuất
- Kiểm soát tốc độ các phản ứng diễn ra trong đời sống, sản xuất khi vận dụng các yếu tố ảnh hưởng như: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, bề mặt tiếp xúc và chất xúc tác giúp mang lại các giá trị hiệu quả.
Ví dụ:
+ Nồng độ oxygen trong không khí chỉ chiếm 21%. Dùng bình chứa oxygen mục đích làm tăng nồng độ chất tham gia ⇒ Tăng tốc độ phản ứng cháy
+ Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh ⇒ Giảm nhiệt độ ⇒ Giảm tốc độ phản ứng oxi hóa thức ăn ⇒ Thức ăn lâu bị ôi thiu.
Bài tập
Câu 1. Xét phản ứng: 2NO + O2 → 2NO. Mối liên hệ giữa tốc độ phản ứng và nồng độ các chất tham gia phản ứng được biểu diễn bằng biểu thức:
A. .
B. .
C. .
D. .
Đáp án: A
Giải thích:
Xét phản ứng: 2NO + O2 → 2NO.
Mối liên hệ giữa tốc độ phản ứng và nồng độ các chất tham gia phản ứng được biểu diễn bằng biểu thức: .
Câu 2. Hằng số tốc độ phản ứng k
A. phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ chất phản ứng.
B. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
C. chỉ phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng.
D. phụ thuộc vào bản chất của chất phản ứng.
Đáp án: B
Giải thích:
Đại lượng hằng số tốc độ phản ứng (k) đặc trưng cho mỗi phản ứng và chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, không phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng. Giá trị của k được xác định từ thực nghiệm.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tăng áp suất hỗn hợp khí sẽ làm tốc độ phản ứng tăng.
B. Tăng áp suất hỗn hợp khí sẽ làm tốc độ phản ứng giảm.
C. Tăng áp suất hỗn hợp khí không làm thay đổi tốc độ phản ứng.
D. Tăng hay giảm áp suất hỗn hợp khí không làm thay đổi tốc độ phản ứng.
Đáp án: A
Giải thích:
Tăng áp suất hỗn hợp khí sẽ làm tốc độ phản ứng tăng.
Chú ý: Việc thay đổi áp suất không làm ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng không có chất khí tham gia.
Câu 4. Việc thay đổi áp suất không làm ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng không có chất lỏng tham gia.
B. Phản ứng không có chất rắn tham gia.
C. Phản ứng không có chất khí tham gia.
D. Phản ứng trung hòa.
Đáp án: C
Giải thích:
Việc thay đổi áp suất không làm ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng không có chất khí tham gia.
Câu 5. Gọi vT là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T, vT + 10 là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T + 10, khi đó g được gọi là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff (Van-Hốp) được xác định bằng biểu thức:
A. .
B. .
C. .
D. .
Đáp án: D
Giải thích:
Gọi vT là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T, vT + 10 là tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T + 10, khi đó: .
Trong biểu thức trên, g được gọi là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff (Van-Hốp). Giá trị g càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng mạnh.
Câu 6. Tốc độ phản ứng được xác định như thế nào?
A. Tốc độ phản ứng chỉ được xác định bằng sự thay đổi chất đầu.
B. Tốc độ phản ứng chỉ được xác định bằng sự thay đổi chất sản phẩm.
C. Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi thể tích của các chất khí.
D. Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất đầu hoặc chất sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
Đáp án: D
Giải thích:
Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất đầu hoặc chất sản phẩm trong một đơn vị thời gian: giây (s), phút (min), giờ (h), ngày (d), … Lượng chất có thể biểu diễn bằng số mol, nồng độ mol, khối lượng hoặc thể tích.
Câu 7. Các phản ứng khác nhau thì
A. tốc độ phản ứng khác nhau.
B. tốc độ phản ứng vẫn giống nhau.
C. tốc độ phản ứng khác nhau không đáng kể.
D. tốc độ phản ứng chỉ khác nhau khi có chất khí tham gia.
Đáp án: A
Giải thích:
Các phản ứng khác nhau xảy ra với tốc độ khác nhau, có phản ứng xảy ra nhanh, có phản ứng xảy ra chậm.
Câu 8. Đối với phản ứng tổng quát: aA + bB → cC + dD
Gọi DCA, DCB, DCC, DCD lần lượt là biến thiên lượng chất các chất A, B, C, D trong khoảng thời gian Dt. Tốc độ trung bình của phản ứng được tính theo biểu thức:
A. .
B. .
C. .
D. .
Đáp án: B
Giải thích:
Đối với phản ứng tổng quát: aA + bB → cC + dD
Gọi DCA, DCB, DCC, DCD lần lượt là biến thiên lượng chất các chất A, B, C, D trong khoảng thời gian Dt. Tốc độ trung bình của phản ứng được tính theo biểu thức:
Câu 9. Phản ứng phân hủy H2O2:
H2O2 → H2O + O2.
Kết quả thí nghiệm đo nồng độ H2O2 tại các thời điểm khác nhau được trình bày dưới bảng sau:
Tốc độ phản ứng (h) |
0 |
3 |
6 |
9 |
12 |
Nồng độ H2O2 (mol/L) |
1,000 |
0,707 |
0,500 |
0,354 |
0,250 |
Tính tốc độ phản ứng theo nồng độ H2O2 trong khoảng thời gian từ 3 giờ đến 6 giờ.
A. 0,098 mol/(L.h).
B. 0,086 mol/(L.h).
C. 0,072 mol/(L.h).
D. 0,069 mol/(L.h).
Đáp án: D
Giải thích:
Tốcc độ phản ứng theo nồng độ H2O2 trong khoảng thời gian từ 3 giờ đến 6 giờ là:
(mol/(L.h))
Câu 10. Khi nồng độ chất phản ứng tăng lên thì
A. tốc độ phản ứng không thay đổi.
B. tốc độ phản ứng giảm đi.
C. tốc độ phản ứng tăng lên.
D. tốc độ phản ứng giảm sau đó tăng lên.
Đáp án: C
Giải thích:
Khi nồng độ chất phản ứng tăng lên, số va chạm giữa các hạt tăng lên, làm số va chạm hiệu quả cũng tăng lên và dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.
Câu 11. Xét phản ứng của acetone và iodine: CH3COCH3 + I2 → CH3COCH2I + HI.
Phản ứng có hệ số nhiệt g trong khoảng từ 30oC đến 50oC là 2,5. Ở 35oC, phản ứng có tốc độ là 0,036 mol/(L.h). Tính tốc độ phản ứng ở 45oC.
A. 0,12 mol/(L.h).
B. 0,09 mol/(L.h).
C. 0,06 mol/(L.h).
D. 0,08 mol/(L.h).
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có:
(mol/(L.h)).
Câu 12. Tiến hành thí nghiệm:
- Cho cùng một lượng (khoảng 2 g) đá vôi dạng viên vào bình tam giác (1) và đá vôi đập nhỏ vào bình tam giác (2).
- Rót 20 ml dung dịch HCl 0,5M vào mỗi bình.
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Không so sánh được tốc độ thoát khí ở cả 2 bình.
B. Phản ứng trong cả 2 bình có tốc độ thoát khí như nhau.
C. Phản ứng trong bình (2) có tốc độ thoát khí nhanh hơn.
D. Phản ứng trong bình (1) có tốc độ thoát khí nhanh hơn.
Đáp án: C
Giải thích:
Phương trình hóa học: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, số va chạm giữa các chất đầu tăng lên, số va chạm hiệu quả cũng tăng theo, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.
→ Phản ứng trong bình (2) có tốc độ thoát khí nhanh hơn.
Câu 13. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về chất xúc tác?
A. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.
B. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng nó không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.
C. Chất xúc tác làm giảm tốc độ phản ứng, bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.
D. Chất xúc tác làm giảm tốc độ phản ứng nhưng nó không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.
Đáp án: B
Giải thích:
Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng nó không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.
Câu 14. Trong hàn xì, để phản ứng đốt cháy acetylene xảy ra nhanh và cho nhiệt độ cao hơn, người ta dùng
A. oxygen trong không khí.
B. oxygen nguyên chất.
C. hỗn hợp khí oxygen và khí nitrogen.
D. hỗn hợp khí oxygen và carbon dioxide.
Đáp án: B
Giải thích:
Trong hàn xì, đốt acetylene bằng oxygen nguyên chất cháy nhanh và cho nhiệt độ cao hơn khi đốt bằng oxygen trong không khí.
Câu 15. Cho các yếu tố sau: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác. Có bao nhiêu yếu tố làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án: D
Giải thích:
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
+ Nồng độ
+ Nhiệt độ
+ Áp suất
+ Diện tích tiếp xúc
+ Chất xúc tác
Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Hóa lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng
Bài 17: Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.