25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 (có đáp án 2023): Khí áp và gió

Toptailieu.vn xin giới thiệu 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 (có đáp án 2023): Khí áp và gió, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.

Mời các bạn đón xem:

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 (có đáp án 2023): Khí áp và gió

Bài tập

Câu 1: Gió nào sau đây thường gây nhiều mưa cho khu vực Đông Nam Á?

A. Tín phong bán cầu Nam.

B. Tín phong bán cầu Bắc.

C. Gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương.

D. Gió Đông Bắc từ phương Bắc đến.

Đáp án: A

Câu 2: Khi nhiệt độ tăng lên sẽ dẫn đến khí áp như thế nào?

A. Ổn định.

B. Biến động.

C. Giảm đi.

D. Tăng lên.

Đáp án: C

Câu 3: Ở Bắc bán cầu, gió Tây ôn đới thổi quanh năm theo hướng

A. tây bắc.

B. đông bắc.

C. đông nam.

D. tây nam.

Đáp án: D

Câu 4: Các vành đai nào sau đây là áp thấp?

A. Chí tuyến, ôn đới.

B. Xích đạo, chí tuyến.

C. Ôn đới, xích đạo.

D. Cực, chí tuyến.

Đáp án: C

Câu 5: Gió Mậu dịch còn có tên gọi khác là gió Tín phong do đâu?

A. Gió thổi đều đặn theo hướng gần như cố định.

B. Gió thổi quanh hăm, hướng thay đổi theo mùa.

C. Niềm tin tôn giáo của các dân tộc ở châu Á.

D. Gió mang lại niềm tin cho người dân đi biển.

Đáp án: A

Câu 6: Loại gió nào sau đây không phải là gió thường xuyên?

A. Gió Đông cực.

B. Gió Mậu dịch.

C. Gió mùa.

D. Gió Tây ôn đới.

Đáp án: C

Câu 7: Những đai khí áp nào sau đây được hình thành do nguyên nhân động lực?

A. Áp thấp xích đạo và áp cao chí tuyến.

B. Áp thấp ôn đới và áp cao cực.

C. Áp thấp xích đạo và áp cao cực.

D. Áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.

Đáp án: D

Câu 8: Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do nhiệt lực?

A. Cực, xích đạo.

B. Ôn đới, chí tuyến.

C. Xích đạo, chí tuyến.

D. Chí tuyến, cực.

Đáp án: A

Câu 9: Trị số khí áp tỉ lệ

A. thuận với độ ẩm tuyệt đối.

B. nghịch với độ cao cột khí.

C. nghịch với tỉ trọng không khí.

D. thuận với nhiệt độ không khí.

Đáp án: A

Câu 10: Hướng gió Mậu dịch ở bán câu Bắc là hướng nào?

A. Tây bắc.

B. Tây nam.

C. Đông bắc.

D. Đông nam.

Đáp án: C

Câu 11: Các vành đai nào sau đây là áp cao?

A. Chí tuyến, ôn đới.

B. Ôn đới, cực.

C. Xích đạo, chí tuyến.

D. Cực, chí tuyến.

Đáp án: D

Câu 12: Đâu là đặc điểm của gió Tây ôn đới?

A. Thổi quanh năm, tính chất khô nóng, gây mưa.

B. Thổi theo mùa, thường gây mưa, độ ẩm rất cao.

C. Thổi theo mùa, khá ổn định và không gây mưa.

D. Thổi quanh năm, thường gây mưa, độ ẩm cao.

Đáp án: D

Câu 13: Vành đai áp nào sau đây chung cho cả hai bán cầu Bắc và Nam?

A. Cực.

B. Chí tuyến.

C. Xích đạo.

D. Ôn đới.

Đáp án: C

Câu 14: Gió đất có cường độ mạnh nhất vào khoảng thời gian nào?

A. Đầu buổi chiều.

B. Lúc gần sáng.

C. Đầu buổi tối.

D. Lúc giữa khuya.

Đáp án: B

Câu 15: Vào mùa hạ, trung tâm áp thấp I-ran (Nam Á) hút gió

A. tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương và Tín phong bán cầu Bắc.

B. Mậu dịch từ bán cầu Nam và tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương.

C. từ Bắc Ấn Độ Dương và Đông Bắc từ cao áp phương Bắc.

D. Mậu dịch từ bán cầu Nam và Đông Bắc từ cao áp phương Bắc.

Đáp án: B

Câu 16: Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ đâu đến đâu?

A. Các khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo.

B. Các khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới.

C. Các áp cao chí tuyến Bắc về áp thấp ôn đới.

D. Các áp cao chí tuyến Bắc về áp thấp xích đạo.

Đáp án: B

Câu 17: Gió Đông cực thổi từ áp cao

A. chí tuyến về ôn đới.

B. chí tuyến về xích đạo.

C. cực về xích đạo.

D. cực về ôn đới.

Đáp án: D

Câu 18: Nguyên nhân sinh ra gió là

A. frông và dải hội tụ.

B. áp cao và áp thấp.

C. lục địa và đại dương.

D. hai sườn của dãy núi.

Đáp án: B

Câu 19: Sự phân bố khí áp trên Trái Đất có đặc điểm gì?

A. Các đai áp cao tập trung ở vùng vĩ độ cao, các áp thấp ở vùng vĩ độ thấp.

B. Các đai áp cao phân bố ở bán câu Bắc, các đai áp thấp ở bán cầu Nam.

C. Xen kẽ và đối xứng qua áp cao chí tuyến.

D. Xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.

Đáp án: D

Câu 20: Về mùa đông, gió Đông Bắc thổi từ các cao áp phương Bắc về phía nam có tính chất

A. nóng, ẩm.

B. lạnh, khô.

C. nóng, khô.

D. lạnh, ẩm.

Đáp án: B

Câu 21: Khí áp của Trái Đất là gì?

A. Lớp không khí ở sát mặt đất.

B. Áp suất của khí quyển.

C. Sức nén của không khí lên bề mặt Trái Đất.

D. Sức nén của không khí ở tầng đối lưu.

Đáp án: C

Câu 22: Đặc điểm của gió mùa là

A. hướng gió thay đổi theo mùa.

B. tính chất không đổi theo mùa.

C. nhiệt độ các mùa giống nhau.

D. độ ẩm các mùa tương tự nhau.

Đáp án: A

Câu 23: Gió biển có cường độ mạnh nhất vào khoảng thời gian nào?

A. Giữa khuya.

B. Đầu buổi tối.

C. Đầu buổi chiều.

D. Gần sáng.

Đáp án: C

Câu 24: Gió Tây ôn đới thổi từ áp cao

A. chí tuyến về ôn đới.

B. chí tuyến về xích đạo.

C. cực về ôn đới.

D. cực về xích đạo.

Đáp án: A

Câu 25: Khu vực nào sau đây không có gió mùa hoạt động?

A. Đông Nam Á.

B. Đông Phi.

C. Tây Phi.

D. Nam Á.

Đáp án: C

Lý thuyết

I. KHÍ ÁP

1. Sự hình thành các đai khí áp

- Trên bề mặt Trái Đất, luôn tồn tại các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ, đối xứng với nhau qua áp thấp xích đạo, tạo thành các khu vực riêng biệt từ xích đạo về hai cực.

- Nguyên nhân: do nhiệt lực và động lực.

+ Nguyên nhân nhiệt lực: Xích đạo có nhiệt độ cao quanh năm, quá trình bốc hơi mạnh, áp suất không khí giảm, hình thành đai áp thấp.Vùng cực bắc và cực nam luôn có nhiệt độ rất thấp, áp suất không khí cao, hình thành nên các đai áp cao.

+ Nguyên nhân động lực: đai áp cao cận chí tuyến hình thành do không khí thăng lên ở xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng. Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.

2. Nguyên nhân thay đổi khí áp

- Khí áp thay đổi theo độ cao: khí áp giảm theo độ cao do càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén không khí càng nhỏ, khí áp giảm.

- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng, không khí nở ra, sức nén không khí nhỏ nên hình thành nên áp thấp và ngược lại, khí áp tăng khi nhiệt độ giảm do không khí co lại, hình thành nên áp cao.

- Khí áp thay đổi theo thành phần không khí: Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều sẽ làm khí áp giảm và ngược lại

II. GIÓ

Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao đến nơi áp thấp. Gió được đặc trưng bởi tốc độ gió và hướng gió.

1. Các gió chính trên Trái Đất

a. Gió Đông cực

- Gió Đông cực là loại gió thổi quanh năm từ áp cao cực về áp thấp ôn đới. 

- Hướng gió: Do ảnh hưởng của lực Cô-ri-ô-lít, gió này thổi theo hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và hướng đông nam ở bán cầu Nam.

- Tính chất: lạnh, khô, gây ra những đợt sóng lạnh ở vùng ôn đới vào mùa đông.

b. Gió Tây ôn đới

- Gió Tây ôn đới là loại gió thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.

- Hướng gió: tây nam ở bán cầu Bắc và tây bắc ở bán cầu Nam.

- Tính chất: độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ.

c. Gió Mậu dịch (Tín phong)

- Thổi đều đặn quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo.

- Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam.

- Tính chất: khô.

d. Gió mùa

- Là loại gió thổi theo mùa, gồm gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Hướng gió thổi ở hai mùa trong năm ngược chiều nhau.

- Nguyên nhân hình thành: do sự hấp thụ và tỏa nhiệt không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.

- Phân bố: phổ biến ở khu vực nhiệt đới và ôn đới.

- Tính chất: gió mùa mùa hạ nóng ẩm, gây mưa lớn; gió mùa mùa đông thường lạnh khô.

2. Các loại gió địa phương

a. Gió biển và gió đất

- Gió biển, gió đất hoạt động ở vùng ven biển, thay đổi hướng theo chu kì ngày - đêm.

- Nguyên nhân: do sự hấp thụ và phản xạ nhiệt độ khác nhau của đất liền và đại dương, từ đó hình thành các vùng khí áp thay đổi theo ngày - đêm.

b. Gió phơn

- Gió phơn là hiện tượng gió nóng khô, thổi từ trên núi xuống.

- Nguyên nhân: do gió thổi tới dãy núi cao, bị chặn lại ở sườn núi đón gió. Khi chuyển động lên cao, nhiệt độ giảm, hơi nước ngưng tụ, gây mưa. Khi gió vượt qua dãy núi, hơi nước giảm nhiều, khi không khí chuyển động xuống dưới, nhiệt độ tăng dần, khiến gió trở nên khô và nóng.

- Thời gian hoạt động từ vài giờ đến vài ngày.

c. Gió thung lũng, gió núi

- Ở vùng đồi núi, ban ngày, gió thổi từ thung lũng, theo sườn núi đi lên; ban đêm, gió theo sườn núi đi xuống.

- Nguyên nhân: do sự chênh lệch nhiệt độ giữa sườn núi và thung lũng.

- Tính chất: gió thung lũng thường oi bức (nóng ẩm), gió núi mát hơn.

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 7: Ngoại lực

Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Bài 10: Mưa

Bài 11: Thực hành đọc bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

Bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
409 8 1
12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Phạm Thị Huyền Trang 12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
311 5 1
25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
374 11 2
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
386 7 1
Tải xuống