TOP 5 mẫu Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ mà em đã học hoặc đã đọc (2024) HAY NHẤT

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 5 mẫu Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ mà em đã học hoặc đã đọc (2024) sách Cánh diều hay nhất gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 11 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

TOP 5 mẫu Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ mà em đã học hoặc đã đọc (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ mà em đã học hoặc đã đọc (hay nhất)

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ (mẫu 1)

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

(Nguyễn Đình Thi)

Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã sử dụng một loạt biện pháp tu từ điệp từ (đây, là, của, chúng ta), điệp ngữ (của chúng ta) và điệp cấu trúc (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta). Nhờ việc sử dụng phép lặp cấu trúc mà tác giả đã thành công trong việc nhấn mạnh, khẳng định những hình ảnh thiên nhiên của đất nước Việt Nam là của con người Việt Nam. Đồng thời thể hiện tư thế của nhân vật trữ tình trong mấy câu thơ trên là thế đứng của con người kiêu hãnh ngẩng cao đầu sau bao năm chiến đấu gian khổ, giành được quyền làm chủ đất nước. Trời thu, núi rừng, những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sông đỏ nặng phù sa trở nên đẹp đẽ, đáng yêu lạ thường, vì đã thuộc về ta. Biện pháp cũng góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, giọng điệu hào hùng nhằm khẳng định ý thức chủ quyền về lãnh thổ, niềm tự hào về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú của đất nước.

Mây trắng trời xanh

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ (mẫu 2)

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Chỉ trong 5 câu nhơ ngắn ngủi, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã sử dụng một loạt biện pháp tư từ điệp từ (đây, là, của, chúng ta), điệp ngữ (của chúng ta) và điệp cấu trúc (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta). Nhờ việc sử dụng các biện pháp tu từ đoa mà tác giả đã thành công trong việc nhấn mạnh, khẳng định những hình ảnh thiên nhiên của đất nước Việt Nam là của con người Việt Nam. Biện pháp cũng góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, giọng điệu hào hùng nhằm khẳng định ý thức chủ quyền về lãnh thổ, niềm tự hào về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú của đất nước.

Những Stt Trời Xanh Mây Trắng Nắng Vàng Hay Thả Thính

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ (mẫu 3)

Sóng là một hình tượng động, bất biến chính vì vậy mà sóng được các nhà thơ chọn làm thi liệu để biểu tượng cho tình yêu. Xuân Quỳnh đã mượn sóng để biểu tượng cho những cung bậc tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu với thật nhiều những khát khao và biến động.

Trong khổ thơ:

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Nhìn thấy sóng, “em nghĩ về anh, em”. Bằng biện pháp lặp cấu trúc “em nghĩ về” đã càng nhấn mạnh nỗi suy tư của tác giả. Đúng là một tâm hồn đang khao khát tình yêu đẹp đẽ. Bởi đứng trước sự bao la của thiên nhiên, sóng bể, tác giả không nghĩ tới bản thân, gia đình mà nghĩ ngay tới “anh”. Và đến khi gặp sóng, nhìn thấy sóng dạt dào và dịu êm, em thấy như lòng mình. “Em”, “anh” và “sóng” có một sợi dây liên kết. Bởi hình ảnh sóng là nỗi lòng của tác giả, là của nhân vật trữ tình em, của người con gái đang yêu.

Làm sáng tỏ bí ẩn của sóng biển khổng lồ có sức tàn phá khủng khiếp -  10.03.2015, Sputnik Việt Nam

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ (mẫu 4)

Về với nhân dân là về với ngọn nguồn của sự sống, của hạnh phúc; là về nơi đã nuôi dưỡng, chở che, cưu mang mình. Đây là hành động cần thiết và kịp thời đối với tầng lớp văn nghệ sĩ để được tiếp thêm niềm tin và sức mạnh trên con đường sáng tạo nghệ thuật: Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, Chiếc nôi dừng bỗng gặp cánh tay đưa. Khát vọng lên Tây Bắc gợi nhớ cả một trời kỉ niệm về những năm tháng kháng chiến gian nan, nguy hiểm mà ấm áp tình người:

Con nhớ anh con người anh du kích

Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn

Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách

Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.

Con nhớ em con thằng em liên lạc

Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ

Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc

Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư.

Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc

Năm con đau, mế thức một mùa dài.

Con với mế không phải hòn máu cắt

Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.

Khát vọng trở về với nhân dân được nhà thơ thể hiện thông qua những cảm xúc chân thành, những kỉ niệm sâu sắc gắn liền với từng con người tiêu biểu cho sự hi sinh, đùm bọc của nhân dân trong kháng chiến. Nhân dân ở đây không còn là một khái niệm chung chung, mà là những con người cụ thể, gần gũi. Đó là người anh du kích với Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách, Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con, là thằng em liên lạc, Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ; là bà mế lửa hồng soi tóc bạc, Năm con đau mế thức một mùa dài,… Với những điệp ngữ và cách xưng hô thân tình: Con nhớ anh con, Con nhớ em con, Con nhớ mế,… nhà thơ đã thể hiện tình cảm đằm thắm với những con người đã từng gắn bó máu thịt với mình, chia sẻ từng vắt cơm, manh áo trong hoàn cảnh khó khăn của kháng chiến.

Quê hương tôi | Giác Ngộ Online

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ (mẫu 4)

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”

Trong đoạn thơ này, tác giả Viễn Phương đã nói lên được những ước ao, mong mỏi của bản thân. Từ đó, thể hiện niềm kính yêu sâu sắc dành cho vị cha già vĩ đại của dân tộc. Điệp ngữ “muốn làm” kết hợp với hàng loạt những danh từ phía sau chính là minh chứng cho điều đó. Ông nguyện hóa thân thành con chim, ngày ngày cất tiếng hót reo vui bên Bác. Ông ước mong trở thành một đóa hoa, làm đẹp thêm cho nơi Bác yên nghỉ. Và ông còn muốn hóa thành cây tre trung hiếu, canh giữ và bảo vệ cho giấc ngủ ngàn thu của Hồ Chủ tịch. Chỉ một vài chi tiết ấy thôi, độc giả cũng thấy được tình yêu, lòng kính trọng của nhà thơ đối với Bác Hồ. Biện pháp lặp cấu trúc đã nhấn mạnh nỗi khát khao cháy bỏng trong lòng tác giả. Đồng thời, giúp câu thơ trở nên nhịp nhàng và da diết vô cùng.

Viễn Phương – Wikipedia tiếng Việt

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Phân tích so sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong "Bích Câu kì ngộ" và của Kim Trọng trong Truyện Kiều (hay nhất)

Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí (hay nhất)

Suy nghĩ về câu cách ngôn: "Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn" (hay nhất)

Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí suy nghĩ về câu ngạn ngữ: "Tay phải của mình là tay trái của người" (hay nhất)

Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí thế nào là một người bạn chân chính? (hay nhất)

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.2 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
648 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
728 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
587 1 0
Tải xuống