TOP 10 mẫu Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó (2024) HAY NHẤT

Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 10 mẫu Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó (hay nhất) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 8 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

TOP 10 mẫu Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó (2024) HAY NHẤT

Dàn ý Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó

- Trước khi trình bày, em nên:

+ Xác định lại với các thành viên nhóm về nội dung em đã tóm tắt, ghi chép và điều chỉnh (nếu có)

+ Xác định rõ mục đích, người nghe, không gian và thời gian trình bày lại nội dung của cuộc trao đổi, thảo luận.

+ Đọc lại, sắp xếp các nội dung đã ghi chép theo một trình tự hợp lí để thuận tiện cho việc trình bày và phản ánh chính xác, đầy đủ nội dung cốt lõi, mối tương quan giữa các ý kiến của cuộc trao đổi, thảo luận.

- Khi trình bày lại nội dung của cuộc trao đổi, thảo luận, em cần:

+ Làm rõ: vấn đề nhóm đã trao đổi, vấn đề được nhiều người quan tâm, kết quả trao đổi, thảo luận.

+ Diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu.

- Sau khi trình bày, em nên:

+ Chú ý lắng nghe, phản hồi của người nghe.

+ Giải đáp, trao đổi về những nội dung đã trình bày.

Video Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó

Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó (mẫu 1)

Những điều cần biết về hiện tượng băng tan?

Định nghĩa:

Hiện tượng băng tan trước hết là một hiện tượng vật lý. Thuật ngữ này dùng để chỉ sự tan chảy của tuyết hoặc các tảng băng trong đó bao gồm sông băng, những tảng băng trôi, và thềm băng trên các đại dương.

Nguyên nhân hiện tượng băng tan

Hiện tượng băng tan diễn ra do các tác nhân tự nhiên và tác nhân con người.

- Tác nhân tự nhiên

+ Thực tế cho thấy băng tan là do nhiệt độ trung bình của trái đất tăng.

+ Sự nóng lên toàn cầu diễn ra do một lượng khí metan bị thải ra quá mức cho phép từ Bắc cực và các vùng lân cận.

+ Hiện tượng núi lửa phun trào cũng tác động đến việc tan các tảng băng ở 2 cực do hàng tấn tro bụi bị bay vào không khí.

+ Lượng CO2 thải ra khi băng tan cũng làm nhiệt độ trái đất nóng lên và cuối cùng lại lặp lại vòng chu kỳ băng tan > thải khí CO2 > trái đất nóng lên.

- Tác nhân con người

+ Các tác nhân tự nhiên chỉ tác động phần nhỏ vào quá trình xảy ra hiện tượng băng tan. Nguyên nhân chính vẫn nằm ở các hoạt động sống của con người.

+ Khí thải từ các khu công nghiệp và phương tiện giao thông làm tăng lượng khí CO2 trong không khí. Đặc biệt là ngành công nghiệp khí đốt.

Thực trạng hiện tượng băng tan trong những năm gần đây

- Hiện nay tình trạng hiện tượng băng tan đang diễn ra ngày càng trầm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng băng trên trái đất đang tan nhanh hơn khoảng 57% so với cách đây 30 năm.

- Tính từ năm 1979 đến năm 2020, lượng băng ở Bắc cực đã bị giảm một phần diện tích gấp 6 lần nước Đức.

- Tại Nam cực, mực nước biển trung bình đã tăng thêm 3.5 cm. Nước biển đang dâng lên do lượng băng tan quá lớn. Thực tế cho thấy nhiều vùng đã bị nước biển xâm nhập mặn và gây ra tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng.

Tác hại của hiện tượng băng tan

Hiện tượng băng tan tiềm ẩn những mối nguy mà nhân loại sắp phải đối mặt.

- Biến đổi khí hậu trầm trọng

- Mực nước biển dâng cao

- Ảnh hưởng đến việc đi lại trên biển

- Ô nhiễm môi trường và ô nhiễm không khí, nắng nóng kéo dài

- Tác động to lớn đến con người và động vật

Biện pháp hạn chế hiện tượng băng tan

- Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng băng tan là do các hoạt động của con người gây ra. Do vậy để hạn chế hiện tượng băng tan, cần có biện pháp hạn chế lượng khí thải do hoạt động của con người thải ra môi trường.

- Dùng các biện pháp mạnh với cơ quan xí nghiệp thải trực tiếp chất thải ra môi trường mà không qua xử lý.

- Tăng cường trồng cây, cải tạo cây rừng, hạn chế phá rừng để tăng lượng O2 trong không khí.

- Phân loại rác thải để xử lý đúng tránh gây ô nhiễm cho môi trường

Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó (mẫu 2)

Sự nóng lên của trái đất

Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Khi Trái Đất nóng dần lên kéo theo các thảm kịch vô cùng lớn, với sự xuất hiện của các kiểu thời tiết cực đoan nguy hiểm.

Trái Đất nóng lên là gì?

Trái Đất hiện nay càng ngày càng nóng lên. Trong vòng 100 năm quá Trái Đất đã tăng thêm độ C. Ấm lên toàn cầu hay nóng lên toàn cầu, là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây.

Nhiệt độ Trái Đất đã có sự thay đổi từ nhiều năm trước đây. Nhưng kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, thế giới đã chứng kiến ​​sự gia tăng nhiệt độ chưa từng có, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây. Cụ thể, 19 năm ấm nhất được ghi nhận kể từ năm 2001 và nhiệt độ hiện tại đang cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp khoảng 1 độ C.
Sự thay đổi của khí hậu trên Trái Đất có liên quan với sự sống và sản xuất của con người. Các nhà khoa học trải qua việc quan sát nghiên cứu khí hậu trên toàn cầu cho thấy. Hơn 100 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm nhiệt độ trên toàn cầu đã tăng từ 0,5 – 0,6 độ C, đồng thời xu thế tăng nhiệt độ vẫn còn mạnh lên.

Nguyên nhân khiến Trái Đất ngày càng nóng lên

Nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu thường được phân thành 2 loại - các nguyên nhân tự nhiên và các nguyên nhân nhân tạo. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là kết quả của việc gia tăng lượng khí thải nhà kính do hoạt động của con người gây ra. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày nay. Loại phát xạ này đã trở thành một nguy hiểm thực sự và mối đe dọa cho sự sống của hành tinh và đó là lý do tại sao hầu hết các chuyên gia tìm kiếm giải pháp tức thời để đánh bại những tác động tàn phá như vậy.

Tăng phát thải khí nhà kính

Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Cùng với đó nếu sự phát thải lượng nhiệt ra thì sẽ khó mà kiểm soát được nhiệt độ của Trái Đất. Nó sẽ không còn tăng theo một quy luật nào nữa mà sẽ gây ra nhiều đột biến dẫn đến nhiều tai họa khó lường cho con người.
Các khí thải carbon dioxide này là kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Và là phần lớn sự đốt cháy này là do sản xuất điện và do khí đốt những người sử dụng ô tô hàng ngày trên các con đường trên thế giới. Khi năm tháng trôi qua và dân số Trái Đất tăng lên, sẽ ngày càng có nhiều nơi bị đốt cháy. nhiên liệu hóa thạch, tác động tiêu cực đến môi trường và sự nóng lên toàn cầu, đạt đến thời điểm nhiệt độ khá cao gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong toàn bộ dân số thế giới.
Ngoài ra, các hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozon, tầng này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống Trái Đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai bị sa mạc hóa, không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm thành ra ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh.

Quá trình công nghiệp hóa

Trong quá trình công nghiệp hóa sinh ra hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường, khói bụi của hàng tỉ xe cộ dùng nguyên liêu hóa thạch như xăng dầu, những chất thải này phần lớn là khí CO2. Khí CO2 có nhiều trong bầu khí quyển khi ánh nắng mặt trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.

Rừng bị tàn phá

Theo tự nhiên khí CO2 sẽ được cây xanh quang hợp để tái tạo ra oxy nhưng do rừng bị tàn phá càng ngày càng nhiều nên không đủ cây xanh để phân giải CO2 làm cho Trái Đất cũng càng ngày càng nóng.

Rừng bị tàn phá hết khiến ánh nắng mặt trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên chiếu trực tiếp xuống mặt đất, hình thành những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng giữ nước nên xảy ra lũ lụt tới mùa khô thì hết nc nên hạn hán.


Phá rừng cũng kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học do sự chia cắt và phá hủy môi trường sống tự nhiên của nhiều loài. Tốc độ phá rừng không ngừng và dự kiến ​​đến năm 2050, hơn một nửa diện tích rừng nhiệt đới Amazon sẽ bị tàn phá.
Tất cả các nguyên nhân trên làm tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất nên làm băng ở 2 cực Trái Đất tan ra, làm lộ ra lớp băng CO2 vĩnh cửu, và nó sẽ tham gia vào quá trình tuần hoàn của CO2 trên Trái Đất cứ như thế và nhiệt độ Trái Đất ngày càng ngày càng tăng lên.


Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó (mẫu 3)

1. Thiên nhiên là gì?

Thiên nhiên hay còn được gọi là tự nhiên, thế giới vật chất vũ trụ bao la. Nó bao gồm tất cả các dạng vật chất cũng như năng lượng tồn tại từ cấp độ bé đến lớn: ví dụ như hạt nguyên tử đến ngôi sao, thiên hà, ngân hà

2. Thiên nhiên bao gồm những gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản và dễ hiểu, thiên nhiên bao gồm không khí, khí hậu, nguồn nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn động thực vật, các yếu tố địa lý, địa hình...

3. Vai trò của thiên nhiên đối với sự sống

Thiên nhiên tác động rất lớn đến môi trường tự nhiên cũng như đời sống của con người, cụ thể như sau:

3.1 Vai trò của thiên nhiên với môi trường tự nhiên

Thiên nhiên chính là cái nôi để sản sinh ra sự sống, cũng là nơi kết thúc của sự sống. Có vai trò vô cùng quan trọng để tạo ra sự sống và giúp cân bằng hệ sinh thái.

3.2 Ảnh hưởng của tự nhiên tới đời sống của con người


Thiên nhiên là một nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Con người hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu trong đời sống, sản xuất của mình. Thiên nhiên còn quyết định đến các đặc điểm hình thái và hình thức quần cư, sinh sống của con người:

- Những người sống ở khu vực Đông Á, nơi quanh năm có khí hậu nóng ẩm, đồng bằng nhiều, nguồn nước nhiều thì họ sẽ định cư dọc các con sống lớn, nơi phát triển được nghề lúa nước.

- Còn đối với người da trắng sống ở khu vực châu Âu, nơi khí hậu ôn đới mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm thấp thì họ phải trồng các loại cây thực phẩm là lúa mì, để thích ứng được với khí hậu nơi đây.

Thế nhưng, các hoạt động sinh sống và khai thác của con người ở một số vùng hiện nay đang phá hủy thiên nhiên và môi trường tự nhiên, do đó cần chung tay để giải quyết nhanh chóng vấn đề này.

4. Phân loại tài nguyên thiên nhiên

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được phân loại gồm sáu loại chính như sau:

- Tài nguyên đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất để sản xuất công nghiệp (làm gạch, làm gốm)...

- Tài nguyên rừng: Động vật, thực vật, lâm sản, địa điểm du lịch…


Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó (mẫu 4)

Kính chào thầy cô và các bạn, tôi là… học sinh lớp… trường… Sau đây, tôi sẽ đại diện cho tổ bốn trình bày lại nội dung của cuộc thảo luận về vấn đề vai trò của thiên nhiên trong cuộc sống của con người.

Trước tôi, chúng tôi cho rằng thiên nhiên là tất cả những vật chất bao quanh con người, không do con người tạo ra mà tự sinh ra dưới sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên các thực thể trong tự nhiên thường thấy như sông, núi…

Thiên nhiên có một số vai trò nhất định với cuộc sống của con người. Đầu tiên, thiên nhiên đã cung cấp cho con người những tài nguyên phục vụ cho cuộc sống. Không khí để con người có thể hô hấp. Đất đai để xây dựng nhà cửa, trồng trọt và chăn nuôi lương thực, thực phẩm. Nguồn nước dùng trong tắm rửa, sinh hoạt và sản xuất. Rừng cung cấp nguyên liệu để xây dựng, các vị thuốc quý để chữa bệnh.

Bên cạnh đó, thiên nhiên đã cấp cho con người những giá trị mĩ quan, phục vụ cho đời sống tinh thần. Những bãi biển, núi rừng hay cánh đồng… trở thành điểm du lịch hấp dẫn, đem lại lợi nhuận về kinh tế. Ngoài ra thiên nhiên cũng là niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa. Nhiều nhà thơ, nhà văn đã gửi tình yêu thiên nhiên vào các tác phẩm của mình. Nhà thơ Lý Bạch của Trung Quốc có bài thơ Xa ngắm thác núi Lư để nói về vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây:

“Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,

Xa trông dòng thác nước sông này.

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,

Tưởng dải Ngân hà tuột khỏi mây.”

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có những vần thơ viết về vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Việt Bắc:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Thiên nhiên có vai trò to lớn như vậy, nhưng hiện nay con người lại đang tàn phá thiên nhiên một cách nghiêm trọng. Môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng từ đất đai, không khí đến nguồn nước. Chúng ta cần hiểu được tầm ảnh hưởng to lớn của thiên nhiên đối với cuộc sống của nhân loại, để từ đó có những biện pháp bảo vệ thiên nhiên. Những việc làm tưởng chừng như đơn giản nhưng sẽ đem lại kết quả tích cực như: không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng, trồng nhiều cây xanh, hạn chế sử dụng bao bì ni-lông…

Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn.

 

Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó (mẫu 5)

Con người có thể tồn tại và phát triển là nhờ vào thiên nhiên ưu ái. Thiên nhiên quan trọng như vậy, nhưng ít người có thể hiểu rõ được thiên nhiên là gì? Vai trò của thiên nhiên trong đời sống con người là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu từng vấn đề trong bài viết dưới đây nhé.

Thiên nhiên là gì? Thiên nhiên bao gồm những gì?

Theo định nghĩa của bách khoa toàn thư Wikipedia: Thiên nhiên hay còn được gọi là tự nhiên, là thế giới hay vũ trụ mang tính vật chất. Thiên nhiên bao gồm các dạng vật chất và năng lượng tồn tại ở mọi cấp độ khác nhau.

Có thể hiểu một cách đơn giản, những gì xung quanh con người mà không do con người tạo ra được gọi là thiên nhiên, bao gồm mặt trời, nước, khoáng sản, nguồn động thực vật…

Qua nội dung được trình bày ở trên chúng ta đã hiểu được thiên nhiên là gì. Vậy thiên nhiên có vai trò gì đối với môi trường tự nhiên và đời sống con người? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé.

Vai trò của thiên nhiên với môi trường tự nhiên

Thiên nhiên vừa là cái nôi để sản sinh vừa là nơi kết thúc của sự sống. Đối với môi trường tự nhiên, thiên nhiên có vai trò hình thành nên sự sống và tạo ra cân bằng trong hệ sinh thái.

Ví dụ: Thiên tai, bão lũ hủy diệt hàng ngàn sự sống, tàn phá môi trường một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau cơn bão, những mầm cây mới mọc lên, phù sa bồi đắp cho cây cối sinh sôi phát triển, điều này giúp có động vật có nguồn thức ăn dồi dào tạo nên hệ sinh thái cân bằng và ổn định.

Ảnh hưởng của thiên nhiên tới đời sống con người

Thiên nhiên là một nơi cung cấp cho con người các nguồn tài nguyên phục vụ cho cuộc sống và hoạt động sản xuất. Thiên nhiên cung cấp khí oxy để thở, nguồn nước để uống và sinh hoạt, khoáng sản, đất, rừng, hải sản… để tổ chức sản xuất, tạo ra nhiều giá trị trong đời sống.

Thiên nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.

Thiên nhiên quyết định đến đặc điểm về phân bố dân cư và cách thức sinh sống của con người. Ví dụ: Người dân Châu Á chủ yếu tập trung đông đúc ở các đồng bằng, nơi có khí hậu gió mùa nóng ẩm quanh năm, nhiều sông lớn có nhiều giá trị cao về kinh tế, đặc biệt phát triển được nghề lúa nước. Ngược lại, đối với khu vực châu Âu, dân cư tập trung nhiều ở vùng ven biển và thung lũng nơi khí hậu ôn đới, thời tiết mát mẻ thích hợp trồng các loại cây lúa mì.

Phân loại tài nguyên thiên nhiên

- Dựa theo bản chất

- Dựa theo bản chất tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên được chia thành 6 loại, bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên gió, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nước ngọt. Cụ thể như sau:

- Dựa vào khả năng tái tạo

+ Tài nguyên tái tạo được

Tài nguyên tái tạo là các loại tài nguyên có thể tự duy trì/ tự bổ sung một cách liên tục khi được sử dụng hợp lý. Ví dụ như nước, đất đai, sinh vật … Nếu không được khai thác và sử dụng hợp lý nhiều loại tài nguyên tái tạo sẽ bị suy thoái không thể tái tạo được.

+ Tài nguyên không tái tạo được

Tài nguyên không tái tạo được là nguồn tài nguyên được chuyển hóa dưới tác động của thiên nhiên trong khoảng thời gian dài. Các loại tài nhiên này là tại nguyên hữu hạn, sẽ bị mất đi hoặc biến đổi sau khi sử dụng. Ví dụ như dầu mỏ, đá vôi, quặng kim loại quý…

+ Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu

Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là nguồn năng lượng sạch từ tự nhiên, không gây ô nhiễm khi sử dụng và không bị cạn kiệt. Ví dụ như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy điện, địa nhiệt,...

Thực trạng thiên nhiên tại Việt Nam

Nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung đang dần bị thu hẹp về cả số lượng và chất lượng. Nguyên nhân chính dẫn đến những vấn đề về cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên chính là "con người".

Tài nguyên rừng tại Việt Nam hiện nay đang bị suy thoái nghiêm trọng, tỷ lệ che phủ đang giảm dần vì bị khai thác trái phép, đất rừng bị lấy đi để làm đất công, nông nghiệp. Diện tích rừng thu hẹp dẫn đến việc các loài động thực vật mất đi môi trường sống, do đó tỷ lệ tuyệt chủng trong tự nhiên ngày một tăng cao.

Chất thải từ các nhà máy cùng với lượng rác mà con người thải ra môi trường mỗi ngày làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, khan hiếm nguồn nước sạch cũng là một trong những vấn đề nghiêm trọng ở nước ta. Thiếu nước gây khô cằn, hạn hán, hoang mạc hóa trở nên phổ biến hơn.

Khai thác quá mức, bất hợp pháp các nguồn khoáng sản tự nhiên gây ra tình trạng ô nhiễm đất, phá hoại sự cân bằng của hệ sinh thái. Những hậu quả trên không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến chính con người và tất cả sinh vật trên trái đất này.

Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên tại Việt Nam

- Trồng cây gây rừng

Cây xanh chính là nguồn cung cấp oxy, hấp thụ khí cacbon cho bầu không khí, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái. Với những lý do trên, việc trồng cây xanh, giữ gìn không gian sống xanh là một việc làm quan trọng, cấp thiết nhằm đảm bảo nguồn không khí trong sạch và bảo vệ nguồn tài nguyên đất một cách hiệu quả.

- Sử dụng nguồn năng lượng sạch

Hiện nay, nguồn năng lượng sạch mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời để cải thiện thiên nhiên. Nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiễm môi trường giúp giảm thiểu khí thải, chất thải độc hại từ đó sức khoẻ của con người cũng được bảo vệ tốt hơn, hạn chế phải đối mặt với các nguy cơ gây nên bệnh tật, hình thành lối sống văn minh và sự phát triển bền vững về kinh tế và an ninh quốc gia.

- Hạn chế rác thải nhựa

Rác thải nhựa là những chất khó phân hủy trong nhiều môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ…Sự tồn tại của rác thải nhựa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất và nước, gây xói mòn, mất dinh dưỡng, gây hại đến các động thực vật trên trái đất. Điển hình như chỉ một chiếc túi nilon nhỏ bé và mỏng manh như vậy nhưng quá trình phân hủy có thể lên đến hàng trăm ngàn năm trong môi trường không có ánh sáng mặt trời.

Vì vậy, cần có những biện pháp nhằm hạn chế việc sử dụng và thải những loại rác này ra ngoài môi trường. Cụ thể:

Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân hạn chế chất nhựa và sử dụng các chất liệu thân thiện với thiên nhiên

- Phân loại rác tại nguồn

- Tái chế rác thải nhựa

- Thiêu đốt

- Hạn chế sử dụng rác thải nhựa để bảo vệ môi trường tự nhiên

- Hạn chế sử dụng rác thải nhựa để bảo vệ môi trường tự nhiên

- Tiết kiệm điện

Để sản xuất được điện cần phải sử dụng lượng than, dầu khí đốt là rất nhiều, đồng thời, việc xây dựng thủy điện cũng làm cho các con sông bị ngăn lại, nguy cơ hạn hán và lũ lụt tăng cao. Giảm tiêu thụ điện năng có thể giúp hạn chế ô nhiễm, giảm tác động đến thiên nhiên, giảm hiệu ứng nhà kính,... Tiết kiệm điện không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân, gia đình, xã hội mà còn mang bảo vệ được môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bài trình bày trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm câu hỏi thiên nhiên là gì? cũng như hiểu được tầm quan trọng của thiên nhiên trong đời sống con người. Qua đó, ta thấy được bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên đang là một trong những công việc vô cùng cấp bách hiện nay, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của toàn nhân loại. Hãy chung tay bảo vệ thiên nhiên cũng như có ý thức hơn trong việc bảo vệ sự sống của mỗi chúng ta.


Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó (mẫu 6)

Không biết thiên nhiên có từ bao giờ, chỉ biết nó mang lại rất nhiều lợi ích cho con người và động, thực vật trên toàn trái đất này. Thiên nhiên chính là một người bạn, người mẹ thân thiết, gần gũi với con người. Vậy thiên nhiên là gì? Và thiên nhiên có vai trò gì cho đời sống của con người?

Chúng ta có thể bắt gặp người bạn thiên nhiên của mình ở mọi nơi, mọi lúc. Thiên nhiên luôn có mặt trong từng nhịp sống của con người chúng ta. Đó chính là cây cối, vầng trăng, dòng sông trước nhà… Chúng ảnh hưởng, tác động rất nhiều lên đời sống của con người chúng ta. Chúng có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp lên con người, động vật hay thực vật. Và tất cả chúng đều có những vai trò khác nhau đối với đời sống của con người. Thiên nhiên là cái nôi sản sinh ra sự sống, cũng là nơi kết thúc của sự sống. Đối với cuộc sống của con người, thiên nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Đơn giản là chúng ta phải hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu của mình. Thiên nhiên quyết định đến các đặc điểm hình thái và hình thức quần cư, sinh sống của con người. Nơi nào càng tập trung nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên thì mật độ dân cư sinh sống càng đông đúc. Thiên nhiên là cái nôi sản sinh ra sự sống, cũng là nơi kết thúc của sự sống. Đối với cuộc sống của con người, thiên nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Đơn giản là chúng ta phải hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu của mình. Thiên nhiên quyết định đến các đặc điểm hình thái và hình thức quần cư, sinh sống của con người. Nơi nào càng tập trung nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên thì mật độ dân cư sinh sống càng đông đúc.


Rừng – lá phổi của toàn nhân loại cung cấp ôxi cũng như lâm sản, thức ăn, lương thực cho con người. Ngoài ra rừng còn ngăn chặn những dòng lũ giận giữ của mẹ thiên nhiên đổ ập lên con người hay là giúp chống xói mòn đất đai, giúp cho con người có thể canh tác dễ hơn. Biển cung cấp muối – gia vị không thể thiếu trong mọi bữa ăn của gia đình. Ngoài ra biển còn cung cấp một lượng lớn thủy, hải sản, đem lại nguồn lợi cho con người chúng ta. Đất đai giúp con người trồng trọt, chăn nuôi, canh tác các loại cây trồng, đem lại nguồn lương thực thực phẩm cho con người cũng như cho các loài động vật, gia súc. Đất đai cũng chính là nơi ta xây dựng nhà, tổ ấm gia đình qua từng ngày. Không chỉ vậy ẩn sâu bên trong đất chính là những tài nguyên khoáng sản có giá trị cần được khai thác. Đó chính là: than, sắt, vàng, bạc, dầu mỏ hay kim cương… và tất cả chúng đều mang lại những giá trị kinh tế lớn cho đời sống của con người.

Thiên nhiên không chỉ đem lại những nguồn lợi về kinh tế, lương thực hay thực phẩm mà chúng còn mang đến những danh lam thắng cảnh khắp mọi nơi trên thế giới, làm phong phú thêm cho cuộc sống của con người. Đó có thể là: thác nước Iguazu ở Argentina, thung lũng Canyon ở Colorado, vườn thú thiên nhiên Serengeti ở Tanzania, thác nước Victoria ở Zimbabue và Zambia, rặng san hô hùng vĩ ở Úc, rừng nguyên sinh Amazon ở Brazil – Peerru, thác nước Niagara hùng vĩ ở biên giới Canada – Mỹ… Gần gũi với chúng ta hơn đó chính là Vịnh Hạ Long – một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất ở Việt Nam cũng như của thế giới.

Mẹ thiên nhiên mang đến cho chúng ta bao nhiêu là lợi ích. Thế nhưng con người chúng ta lại không biết tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn chúng. Chúng ta khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ. Chúng ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông thường ngày. Tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta đốt rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà không nghĩ đến người khác.

Tuy thiên nhiên đem lại rất nhiều lợi ích cho con người nhưng nếu chúng ta không biết bảo tồn và gìn giữ chúng thì nó sẽ có tác động nguy hại đến đời sống của chính bản thân chúng ta. Khi đó sẽ dẫn đến việc tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm sẽ làm thủng tầng ô zôn, trái đất bị nóng lên cũng như nguy cơ hạn hán, lũ lụt càng nhiều.

Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Và nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, gìn giữ thiên nhiên thì nó sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.

Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống đòi hỏi toàn xã hội và nhất là mỗi người chúng ta phải nâng cao nhận thức để cùng hiểu biết về môi trường sống xung quanh mình. Bảo vệ sự sống của chúng ta, nhất thiết cần hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon. Mỗi nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon… gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, vừa góp phần tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Cần thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc: không săn bắt động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng; không khai thác, đánh bắt cá và thủy sản bằng xung điện vì sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mỗi người nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà mình để được tận hưởng không khí trong lành do cây tạo ra. Mặt khác, không nên bẻ cành, ngắt phá cây xanh; lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.

Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với thiên nhiên và môi trường, mỗi người sẽ tận thưởng được những khoảng thời gian ngắn thư giãn giải trí, tự do trong bầu không khí trong lành, được tận thưởng những cảnh thiên nhiên tươi đẹp .


Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó (mẫu 7)

Thiên nhiên là một danh từ quen thuộc được chúng ta sử dụng nhiều trong các hoạt động học tập và lao động hằng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ: “Thiên nhiên là gì?” ,”Thiên nhiên bao gồm những gì?”, “Các dạng tài nguyên thiên nhiên?” và “Vai trò của thiên nhiên?”. Theo định nghĩa của bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì thiên nhiên hay còn được gọi là tự nhiên, bao gồm tất cả các dạng vật chất và năng lượng tồn tại từ cấp độ bé là hạt nguyên tử đến cấp độ to lớn như ngôi sao, thiên hà, ngân hà…Đấy là định nghĩa cách hiểu từ “thiên nhiên” theo ngôn ngữ khoa học, còn nếu nói theo cách hiểu đơn giản, thông dụng thì thiên nhiên bao gồm tất cả những gì bao quanh con người mà không do bàn tay con người tạo nên như không khí, khí hậu, nguồn nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn động thực vật, các yếu tố địa lý, địa hình…

Thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với cuộc sống tự nhiên. Thiên nhiên là cái nôi sản sinh ra sự sống, cũng là nơi kết thúc của sự sống. Khi một vùng nào đó phải chịu thiên tai, bão lụt thì hàng trăm, hàng ngàn sự sống bị hủy diệt, môi trường sống bị tàn phá nặng nề, đó chính là kết thúc của sự sống. Tuy nhiên, điều đó không phải là chấm hết, khi cơn bão qua đi, từ những thân cây đổ sẽ mọc nên những mầm cây mới. Nguồn phù sa chảy về sẽ cung cấp dưỡng chất cho cỏ cây phát triển, cây cỏ phát triển sẽ thu hút các loài động vật ăn cỏ, động vật gặm nhấm di chuyển về. Số lượng động vật ăn cỏ đông thì các loại động vật ăn thịt cũng kéo nhau di chuyển về, tạo nên một sự cân bằng trong sinh thái. Đây chính là vai trò đầu tiên của thiên nhiên, đó là tạo ra sự sống và giúp cân bằng hệ sinh thái. Đối với cuộc sống của con người, thiên nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Đơn giản là chúng ta phải hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu của mình. Thiên nhiên quyết định đến các đặc điểm hình thái và hình thức quần cư, sinh sống của con người. Nơi nào càng tập trung nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên thì mật độ dân cư sinh sống càng đông đúc.

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất có thể được phân loại ra làm 6 loại chính, đó là: Tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước ngọt, tài nguyên gió, tài nguyên biển và tài nguyên khoáng sản. Nếu dựa theo khả năng tái tạo, tài nguyên thiên nhiên được chia thành 3 loại chính là: Tài nguyên tái tạo được, tài nguyên không tái tạo được và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. Tài nguyên tái tạo được là các loại tài nguyên mà tự bản thân nó có thể duy trì, bổ sung thêm được như nước ngọt, đất đai, động thực vật… Tuy nhiên, với việc khai thác và sử dụng quá mức như ngày nay thì nhiều loại tài nguyên thiên nhiên không có khả năng hồi phục được nữa. Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được là những nguồn tài nguyên được biến đổi qua hàng triệu năm dưới tác động của thiên nhiên. Các loại tài nhiên này một khi đã sử dụng hết thì không còn khả năng tái tạo được nữa ví dụ như khoáng sản, các loại than đá, quặng đồng, chì, sắt, nhôm, đá vôi…Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là nguồn tài nguyên từ tự nhiên không bị cạn kiệt như ánh sáng mặt trời, gió, thủy triều, sóng biển… Ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, họ đã dần dần sử dụng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu thay vì tài nguyên hóa thạch.

Cũng giống với nhiều quốc gia trên thế giới, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đang dần bị thu hẹp và cạn kiệt dần. Thủ phạm đứng sau các vấn đề này lại chính là con người. Trước hết, diện tích rừng đang bị thu hẹp từng ngày, từng giờ do các hoạt động khai thác trái phép. Diện tích rừng thu hẹp khiến cho động thực vật mất đi môi trường sống, đẩy chúng dần đến nguy cơ bị tuyệt chủng trong tự nhiên. Nguồn nước đang bị ô nhiễm khiến nhu cầu nước sạch càng trở lên cấp bách. Khoáng sản bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất đai, sông ngòi ao hồ và tình trạng hoang mạc hóa ngày càng tăng cao cũng để lại nhiều hệ lụy không nhỏ đối với hành tinh chúng ta, không chỉ cho cuộc sống trước mắt mà còn cho các thế hệ con cháu sau này.

Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống đòi hỏi toàn xã hội và nhất là mỗi người chúng ta phải nâng cao nhận thức để cùng hiểu biết về môi trường sống xung quanh mình. Chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng, và mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường. Đừng nghĩ rằng phải nghiên cứu ra một công trình, sản xuất ra một máy móc hiện đại nào đó mới là bảo vệ môi trường mà thực ra đơn giản chỉ cần những hành động nhỏ và cụ thể hàng ngày là mỗi người cũng có thể góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Chẳng hạn, cần tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Nên sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào Giờ Trái Đất; tắt điện, quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để nước rò rỉ…Nhiều người có thói quen để nguyên phích cắm trong ổ điện ngay cả khi không dùng đến các thiết bị điện (như Ti vi, quạt, sạc điện thoại, máy tính…). Hành động này vô tình gây lãng phí một lượng điện tương đối lớn vì ngay cả trong chế độ chờ các thiết bị này cũng làm tiêu hao năng lượng điện. Do đó, tốt hơn hết, nên nhớ rút phích cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng

Để giảm rác thải, bảo vệ sự sống của chúng ta, nhất thiết cần hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon. Mỗi nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, vừa góp phần tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi mà phải tìm nơi có thùng rác để bỏ rác; khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt rác đúng nơi quy định, tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố. Chúng ta cần biết rằng,các túi ni lông không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm và để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa, vì vậy hãy sử dụng giấy, các loại lá… để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này. Bên cạnh đó, cần thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc: không săn bắt động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng; không khai thác, đánh bắt cá và thủy sản bằng xung điện vì sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trồng nhiều cây xanh cũng là hành động thiết thực để bảo vệ thiên nhiên. Bởi cây xanh là nguồn cung cấp oxi cho bầu khí không khí và nó cũng là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái. Mỗi người nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà mình để được tận hưởng không khí trong lành do cây tạo ra. Mặt khác, không nên bẻ cành, ngắt phá cây xanh; lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.Hiện nay, thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hàng ngày đang là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như Parkinson, ung thư và các bệnh liên quan đến não. Vì vậy, tại sao nhà nông lại không sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và tận dụng hiệu quả mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên để kiểm soát dịch hại?

Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại “bệnh lạ” hơn, con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường. Do vậy, hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, mỗi người sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Ngược lại, nếu chỉ biết quyền lợi của cá nhân trước mắt mà làm tổn hại đến môi trường thì bản thân ta và cả con cháu ta ắt phải nhận lấy một hậu quả thật khó lường!

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác:

Top 30 mẫu Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên tập tính di cư của loài chim (hay nhất)

TOP 30 mẫu Nghị luận về vấn đề: Nạn săn bắt thú hoang dã (hay nhất)

TOP 30 mẫu Nghị luận về vấn đề: Tuổi trẻ cần có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống (hay nhất)

TOP 30 mẫu Nghị luận về vấn đề: Cấm sử dụng vật dụng bằng ni lông để bảo vệ môi trường (hay nhất)

TOP 30 mẫu Trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm (hay nhất)

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 10 mẫu Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn TOP 10 mẫu Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
575 1 0
TOP 10 mẫu Tóm tắt các bài thuyết trình về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn Tóm tắt các bài thuyết trình về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
175 1 0
TOP 10 mẫu Kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn Kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
224 1 0
TOP 10 mẫu Cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn Cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
133 1 0

Tìm kiếm

Tài Liệu Tải Nhiều

Tài Liệu Cùng Lớp

Tải xuống