TOP 10 mẫu Sưu tầm ít nhất một truyện cười có nghĩa hàm ẩn và phân tích nghĩa hàm ẩn có trong (các) truyện cười đó (2024) HAY NHẤT

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Sưu tầm ít nhất một truyện cười có nghĩa hàm ẩn và phân tích nghĩa hàm ẩn có trong (các) truyện cười đó (2024) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 8 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

TOP 10 mẫu Sưu tầm ít nhất một truyện cười có nghĩa hàm ẩn và phân tích nghĩa hàm ẩn có trong (các) truyện cười đó (2024) HAY NHẤT

Dàn ý Sưu tầm ít nhất một truyện cười có nghĩa hàm ẩn và phân tích nghĩa hàm ẩn có trong (các) truyện cười đó

Đang cập nhật

Video Sưu tầm ít nhất một truyện cười có nghĩa hàm ẩn và phân tích nghĩa hàm ẩn có trong (các) truyện cười đó

Đang cập nhật

Sưu tầm ít nhất một truyện cười có nghĩa hàm ẩn và phân tích nghĩa hàm ẩn có trong (các) truyện cười đó (mẫu 1)

Một bác sĩ nọ chuyên khám bệnh bằng suy đoán. Một hôm ông dẫn người học trò đi thực tế. Đến nhà một cô gái nọ, sau khi quan sát phòng cô gái, ông phán ngay: bệnh của cô là do ăn sôcôla quá nhiều, muốn khỏi bệnh thì hãy bớt ăn nó đi. Sau khi ra về, người học trò cứ thắc mắc hoài không biết lý do nào mà thầy lại kết luận như thế. Anh hỏi và được ông trả lời: Anh có thấy trên kệ sách cô ta chưng bày rất nhiều con thỏ có biểu tượng Orion đó không, để có một con thỏ ấy phải mua hàng chục hộp sôcôla, huống gì nhà cô ấy có đến hàng chục con? Một thời gian sau, bác sĩ cho anh được trực tiếp khám bệnh, anh vào khám cho một quả phụ nọ, vì lần đầu tiên cầm ống nghe nên trong lúc quá sợ anh làm rớt ống nghe xuống đất. Khi nhặt nó lên, anh mạnh dạn phán rằng: bệnh của cô là do đi nhà thờ quá nhiều, nếu cô có thể bỏ thói quen ấy thì bệnh sẽ khỏi. Đến lần này thì chính ông bác sĩ cũng không thể nào đoán được cái lý do nào để anh đi đến kết luận đó. Nóng ruột, bác sĩ hỏi:


- Làm thế nào mà anh có thể kết luận kì cục thế?

- Bác sĩ có nhớ là lúc tôi làm rơi cái ống nghe không?

- Nhớ, mà làm sao?

- Khi cúi xuống nhặt nó, tôi thấy một cha xứ đang núp ở dưới giường cô ta.

- Thì ra thế.

= > Nghĩa hàm ẩn: bệnh của cô là do đi nhà thờ quá nhiều

= > Bài học rút ra: Sở dĩ ông bác sĩ không tài nào hiểu được cái lý do trên là vì ông không có một tri thức nền cần thiết, từ đó nó mới tạo ra một sự đánh đố. Mặt khác, phát ngôn đi nhà thờ quá nhiều tạo ra một hàm ý là cô quá phụ đang có một quan hệ bất chính với ông cha xứ.

Sưu tầm ít nhất một truyện cười có nghĩa hàm ẩn và phân tích nghĩa hàm ẩn có trong (các) truyện cười đó (mẫu 2)

Có người thư sinh nọ quen thói ba hoa khoác lác, từng nói với bạn mình rằng:

"Từ cổ chí kim, thánh nhân chính là những người khó tìm nhất. Năm xưa kể từ lúc Bàn Cổ vương khai thiên lập địa, vạn vật sống trên đời không ai có thể so với ngài. Cho nên ngài được tính là người thứ nhất".


Nói xong câu này, thư sinh giơ lên 1 ngón tay để xác nhận.

"Sau đó là tới Khổng Tử, người am hiểu thi thư lễ nhạc, được mệnh danh là thầy của vạn nhà, không ai dám bất kính. Ngài được tính là người thứ hai." - thư sinh lại giơ thêm một ngón tay, tỏ ý đang đếm.

Thư sinh nói tiếp:

"Từ sau hai người này, không còn có ai đủ khiến tôi cảm thấy nể phục…".

Thế nhưng chỉ sau vài giây chần chừ, người này lại hớn hở quay sang khẳng định với bạn mình:

"Anh thấy tôi nói có đúng không? Bậc thánh nhân trên đời quả nhiên rất ít, tính cả tôi mới có đúng 3 người".

= > Nghĩa hàm ẩn: Anh kia tự đề cao mình lên quá

= > Bài học rút ra: Ngạo mạn, cuồng vọng thực chất điều ngốc nghếch và sai lầm nhất của đời người.

Sưu tầm ít nhất một truyện cười có nghĩa hàm ẩn và phân tích nghĩa hàm ẩn có trong (các) truyện cười đó (mẫu 3)

Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.

– Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói: Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.

– Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm: Xin xét lại, lẽ phải về con mà!


– Thầy lí cũng xòe năm ngón tai trái up lên trên năm ngón tay mặt, nói: Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!

=> Nghĩa hàm ẩn: nhưng nó lại phải… bằng hai mày! : Quan xử thắng thua dựa vào giá trị đồng tiền.

=> Bài học rút ra: "Nhưng nó phải bằng hai mày" đã vạch trần lối xử kiện vì tiền của lí trưởng nói riêng, quan lại nói chung và người lao động cũng rơi vào tình trạng bi hài. Bài học ấy không phải chỉ thời xưa mới có, trong bất cứ thời đại nào, đó cũng là một bài học đắt giá cho mỗi chúng ta.

Sưu tầm ít nhất một truyện cười có nghĩa hàm ẩn và phân tích nghĩa hàm ẩn có trong (các) truyện cười đó (mẫu 4)

“Một ngày nọ, A tình cờ gặp người lạ, người ấy đưa cho anh ta một nhánh cỏ và nói rằng đó là cỏ thần kỳ giúp ẩn thân, chỉ cần cầm nó trên tay thì đi đâu làm gì đều không bị người khác nhìn thấy.

A ngây thơ tin là thật, liền nghênh ngang cầm nhánh cỏ kia đi ra đường lớn, thản nhiên lấy tiền trong túi người đi đường. Người bị mất tiền định vung tay lên đánh A một bạt tai. Nào ngờ anh chàng ấy vẫn còn tự tin đáp trả:

- Có giỏi thì đánh đi, dù sao anh cũng chẳng nhìn thấy tôi.”


=> Nghĩa hàm ẩn: Những việc làm mang mục đích tư lợi cá nhân thường khó tránh khỏi sơ xuất, lừa mình dối người vốn là việc dại dột nhất.

Sưu tầm ít nhất một truyện cười có nghĩa hàm ẩn và phân tích nghĩa hàm ẩn có trong (các) truyện cười đó (mẫu 5)

Truyện Tam đại con gà

Truyện Tam đại con gà là một câu chuyện hay và mang ý nghĩa phê phán sâu sắc. Phê phán thói dốt hay chơi chữ, dốt học làm sang của một bộ phận nhân dân, một tật xấu phổ biến và rút ra được nhiều bài học cho chính bản thân mình.

Mở đầu truyện, tình huống mâu thuẫn đã được bộc lộ, tức là cái cười đã được mai phục: "Xưa có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt". Ở anh học trò này chứa đựng mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, sự trống rỗng, dốt nát bên trong và sự khoe mẽ, lên mặt ta đây giỏi bề ngoài. Từ sự giới thiệu khái quát chung đó, câu chuyện đi vào những chi tiết cụ thể: anh được mời dạy trẻ vì người ta tưởng anh vẫn hay chữ tốt thật.

Vì thực chất kém cỏi, dốt nát mà lại nhận đi làm thầy dạy chữ nên tất nhiên anh học trò dốt phải đối mặt với những tình huống khó xử. Nhân buổi dạy sách Tam thiên tự, có chữ “kê” là gà với nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều "dủ dỉ là con dù dì". Yếu tố hài hước là ở chỗ: thầy đi dạy chữ mà chữ tối thiểu cũng không biết, đã thế lại giấu dốt, dạy sai một cách liều lĩnh.

Do học trò hỏi gấp nên thầy cuống, nói liều chứ thầy cũng biết mình dốt nên bảo học trò đọc khẽ, "trong lòng vẫn thấp thỏm". Chi tiết thầy khấn thổ công nhà chủ "xem chữ ấy có phải thật là dù dì không" và được thổ công "cho cả ba đài" là chi tiết dẫn dắt hợp lí, tạo cho kịch tính trong truyện tiếp tục phát triển. Trước khi khấn thổ công, thầy còn thấp thỏm, "bảo học trò đọc khẽ".

Cách xử lí của thầy có phần thận trọng vì thực chất thầy biết được sự kém cỏi của mình nhưng lại muốn che giấu: "thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ". Như vậy, ở tình huống khó xử này, thầy đồ đã tự bộc lộ cái dốt của mình. Chú ý cách kể chuyện rất sinh động, chính xác. Khấn thổ công xong, "thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to".

Tình huống tiếp theo là hệ quả tất yếu của tình huống thứ nhất. Dốt chữ mà đi dạy chữ, dạy chữ sai mà cứ tưởng là đúng, cho học trò đọc to (mâu thuẫn tăng thêm). Chi tiết bố đứa trẻ là người lao động cuốc đất ngoài vườn cũng biết chữ kê nghĩa là gà (thế mà thầy không biết) - tăng tính hài hước. Tác phẩm tự sự dân gian không chú ý miêu tả tâm lí nhân vật nhưng truyện cười này đã dành một câu miêu tả ý nghĩ của thầy.

Thầy nghĩ thầm: "Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa". Chi tiết này có ý nghĩa quan trọng làm tiếng cười thêm phần thú vị, nhưng cũng để chuẩn bị cho cái đáng cười ở phần tiếp theo. Ý nghĩ ấy khẳng định rằng không phải thầy nghĩ mình đúng mà thực chất là biết mình sai.


Biết là sai nhưng tiếp tục giấu dốt, tìm cách chống chế cho cái dốt của mình nên càng kích thích cho tiếng cười phát triển. Quả thật là quá liều lĩnh khi ông đồ rởm nói rằng: "Tôi vẫn biết chữ ấy là “kê”, mà ,“kê” nghĩa là gà, nhưng tôi dạy thế là dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà kia". "Thế này nhé ! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!".

Từ lời giới thiệu khái quát đầu truyện đến kết thúc truyện, anh học trò làm thầy dạy trẻ đã tự bộc lộ cái mâu thuẫn trái tự nhiên của mình. Theo lẽ tự nhiên, đi làm nghề thầy đồ là phải hay chữ thì anh ta lại dốt chữ. Nghề gì thì có thể kém chữ chứ chọn nghề thầy mà dốt chữ thì nực cười lắm thay! Truyện cười đã khai thác vào vấn đề bản chất nhất của mỗi đối tượng gây cười. Có thể so sánh với một số truyện cười khác như chuyện thầy lang chữa bệnh bốc thuốc nhầm làm người bệnh chết, thầy cúng không đọc đúng tên người cần cúng vì đọc nhầm sớ của nhà khác,...

Các thầy hành nghề vì miếng cơm manh áo mà không có đạo đức nghề nghiệp. Mâu thuẫn khác ở đây là dốt nhưng lại giấu dốt, luôn khoe mình văn hay chữ tốt. Từ mâu thuẫn đó, anh đồ dốt đã tự đưa mình vào những tình huống bất lợi và phải tự bộc lộ mình. Anh ta càng cố che giấu thì người nghe càng nhận thấy sự dốt nát nhưng liều lĩnh, bất chấp đúng sai của anh ta.

Đây là truyện cười trào phúng mang ý nghĩa phê phán cái xấu trong nội bộ nhân dân. Ở đời, dốt làm nghề gì cũng khổ, nhưng làm nghề thầy, dạy chữ cho người mà dốt thì vô cùng tai hại. Vả chăng, nếu biết mình dốt thì phải học hỏi cho tiến bộ chứ chỉ lo giấu dốt, che đậy cái dốt của mình thì anh ta luôn lâm vào tình thế bất lợi và chỉ trở thành trò cười cho thiên hạ.

Tuy nhiên tiếng cười ở đây không phải là tiếng cười đả kích nên vẫn làm cho người nghe cười vui vẻ và soi vào tấm gương đó để tự răn mình. Ý nghĩa tích cực của tiếng cười dân gian là ở chỗ đó.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác:

TOP 30 mẫu Trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm (hay nhất)

TOP 30 mẫu Viết một đoạn hội thoại trong đó có ít nhất một câu có nghĩa hàm ẩn và một từ ngữ địa phương (hay nhất)

TOP 30 mẫu Kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc (hay nhất)

TOP 30 mẫu Kiến nghị với Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức một hoạt động ngoại khoá để nâng cao kỹ năng sống (hay nhất)

TOP 30 mẫu Cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ (hay nhất)

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 10 mẫu Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn TOP 10 mẫu Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
583 1 0
TOP 10 mẫu Tóm tắt các bài thuyết trình về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn Tóm tắt các bài thuyết trình về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
182 1 0
TOP 10 mẫu Kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn Kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
227 1 0
TOP 10 mẫu Cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ (2024) HAY NHẤT Tuyết Bài văn Cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ (2024) Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
139 1 0

Tìm kiếm

Tài Liệu Tải Nhiều

Tài Liệu Cùng Lớp

Tải xuống