Toán 6 (Kết nối tri thức) Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

Toptailieu.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 6 Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên sách Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 6 Tập 1. Mời các bạn đón xem:

Toán 6 (Kết nối tri thức) Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

Trả lời câu hỏi giữa bài:

Hoạt động 1 trang 13 SGK Toán lớp 6 Tập 1: Trong hai điểm 5 và 8 trên tia số, điểm nào nằm trên trái, điểm nào nằm bên phải điểm kia?

Phương pháp giải:

Quan sát tia số và trả lời
Lời giải:
Điểm 5 nằm bên trái điếm 8, điểm 8 nằm bên phải điếm 5.

Hoạt động 2 trang 13 SGK Toán lớp 6 Tập 1: Điểm biểu diễn số tự nhiên nào nằm ngay bên trái điểm 8?

Điểm biểu diễn số tự nhiên nào nằm ngay bên phải điểm 8?
Phương pháp giải:
Quan sát tia số, điểm biểu diễn số nhỏ hơn thì nằm bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn

Lời giải:
Điểm 7 biểu diễn số tự nhiên nằm ngay bên trái điểm 8.

Điểm 9 biểu diễn số tự nhiên nằm ngay bên phải điểm 8

Hoạt động 3 trang 13 SGK Toán lớp 6 Tập 1: Cho n là một số tự nhiên nhỏ hơn 7. Theo em, điểm n nằm bên trái hay bên phải điểm 7?

Phương pháp giải:
Quan sát tia số, điểm biểu diễn số nhỏ hơn thì nằm bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn
Lời giải:
n là một số tự nhiên nhỏ hơn 7 thì điểm n nằm bên trái điểm 7

Luyện tập trang 14 SGK Toán lớp 6 Tập 1: a) Hãy so sánh hai số tự nhiên sau đây dùng kí hiệu "=" hay ">" để viết kết quả: m = 12 036 001 và n = 12 035 987

b) Trên tia số (nằm ngang), trong hai điểm m và n, điểm nào nằm trước?
Phương pháp giải:
a) So sánh hai số m và n có số chữ số bằng nhau. Đi từ trái sang phải, so sánh các chữ số ở các hàng tương ứng.
b) Trên tia số, điểm nào nhỏ hơn thì điểm đó nằm trước điểm còn lại

Lời giải:
a) Vì hàng chục triệu, triệu, trăm nghìn, chục nghìn có các chữ số giống nhau, nhưng ở hàng nghìn ta thấy 6 > 5 nên 12 036 001 > 12 035 987. Vậy m>n
b) Vì m>n nên trên tia số điểm n nằm trước điểm m

Vận dụng trang 14 SGK Toán lớp 6 Tập 1: Theo dõi kết quả bán hàng trong ngày của một cửa hàng, người ta nhận thấy:

Số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi chiều,
Số tiền thu được vào buổi tối ít hơn vào buổi chiều

Hãy so sánh số tiền thu được (đều là số tự nhiên) của cửa hàng đó vào buổi sáng và buổi tối.

Phương pháp giải:
Gọi số tiền cửa hàng đó thu được vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối lần lượt là a, b, c. Dựa vào đề bài so sánh a,b,c
Lời giải:
Gọi số tiền cửa hàng đó thu được vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối lần lượt là a, b, c (a, b, c là các số tự nhiên)
Số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi chiều nên a > b

Số tiền thu được vào buổi tối ít hơn vào buổi chiều nên c < b hay b > c

Theo tính chất bắc cầu ta được: a > c

Vậy số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi tối

Câu hỏi trang 14 SGK Toán lớp 6 Tập 1:Trong các số 3;5;8;9 số nào thuộc tập hợp A= {x∈N|x≥5}, số nào thuộc tập hợp B= {x∈N|x≤5}?...

Phương pháp giải:
Ta có thể mô tả lại tập hợp bằng cách liệt kê
Lời giải:
A={5;6;7;8;...}

B={0;1;2;3;4;5}
Ta có: 5,8,9A
3,5
B

Bài tập trang 14 SGK Toán lớp 6 Tập 1

Bài 1.13 trang 14 SGK Toán lớp 6 Tập 1: Viết thêm các số liền trước và liền sau của hai số 3 532 và 3 529 để được sáu số tự nhiên rồi sắp xếp sáu số tự nhiên đó theo thứ tự từ bé đến lớn:

Phương pháp giải:
Viết thêm các số liền trước và liền sau của hai số 3 532 và 3 529 để được sáu số tự nhiên, rồi so sánh để viết sáu số tự nhiên đó theo thứ tự từ bé đến lớn.
Lời giải:
Các số liền trước và liền sau của số 3 532 là: 3 531 ; 3 533
Các số liền trước và liền sau của số 3529 là: 3 528 ; 3530

Sáu số trên được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:

3 528; 3 529; 3 530; 3 531; 3 532; 3 533

Bài 1.14 trang 14 SGK Toán lớp 6 Tập 1: Cho ba số tự nhiên a, b, c, trong đó a là số nhỏ nhất. Biết rằng trên tia số, điểm b nằm giữa hai điểm a và c. Hãy dùng kí hiệu "=" để mô tả thứ tự của ba số a, b, c. Cho ví dụ bằng số cụ thể.

Phương pháp giải:
Nếu a < b thì trên tia số, a nằm bên trái b .
Lời giải:
Số a nhỏ nhất nên điểm a nằm bên trái hai điểm b và c.
Mà điểm b nằm giữa hai điểm a và c nên điểm b nằm bên trái điểm c

Do đó b < c
Vì a bé nhất nên ta có a < b < c
* Ví dụ: a = 5; b = 7; c = 8
Số a bé nhất và điểm b nằm giữa hai điểm a và c trên tia số.

Bài 1.15 trang 14 SGK Toán lớp 6 Tập 1Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

a) M={xN|10≤x<15}

b) K={xN*|x≤3}

c) L={xN|x≤3}

Phương pháp giải:

Liệt kê các phần tử của các tập hợp theo yêu cầu đề bài, mỗi phần tử chỉ viết 1 lần và cách nhau bởi dấu chấm phẩy.

Lời giải:

a) M = {10; 11; 12; 13; 14}

b) K = {1; 2; 3}

c) L = {0; 1; 2; 3}

Bài 1.16 trang 14 SGK Toán lớp 6 Tập 1: Ba bạn An, Bắc, Cường dựng cố định một cây sào thẳng đứng rồi đánh dấu chiều cao của các bạn lên đó bởi ba điểm. Cường đặt tên các điểm đó theo thứ tự từ dưới lên là A, B, C và giải thích rằng điểm A ứng với chiều cao của bạn An, B ứng với chiều cao bạn Bắc và C ứng với chiều cao của Cường. Biết rằng bạn An cao 150cm, bạn Bắc cao 153cm, bạn Cường cao 148cm. Theo em, Cường giải thích như thế có đúng không? Nếu không thì phải sửa như nào cho đúng?

Phương pháp giải:

So sánh chiều cao của các bạn rồi sắp xếp theo thứ tự tăng dần để rút ra nhận xét.

Lời giải:

Cường giải thích như thế là không đúng.

Vì cách đặt tên các điểm được đánh dấu tương tự như việc đặt tên các điểm trên tia số.

Chiều cao của các bạn theo thứ tự tăng dần là 148cm, 150cm, 153cm ứng với chiều cao của Cường, An và Bắc

Do vậy cần đánh dấu các điểm theo thứ tự từ dưới lên là C, A, B

 

Lý thuyết Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên Toán 6
 
 1. Biểu diễn số tự nhiên trên tia số

Tập hợp các số tự nhiên kí hiệu là N , tập hợp các số tự nhiên khác 0 kí hiệu là N .

Ta có:

N = { 0; 1; 2 ; 3 ; 4 ;......}

N= {1 ; 2 ; 3 ; 4; ......}

Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số. Trên tia số, điểm biểu diễn số nhỏ ở bên trái điểm biểu diễn số lớn.

Số tự nhiên a được gọi là điểm a. Điểm 0 là gốc.

Ví dụ: Điểm biểu diễn số 4 trên tia số ta gọi là điểm 4.

2. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

+ Trong hai số tự nhiên khác nhau, có một số nhỏ hơn số kia, ta viết a<b hoặc b>a.

Ngoài ra ta cũng viết ab để chỉ a>b hoặc a=b.

+ Nếu a<b và b<c thì a<c. (Tính chất bắc cầu)

Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. Mỗi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất và một số liền trước duy nhất.

+ Số 0 là số tự nhiên bé nhất.

Ví dụ:

Số 3 và số 4 là hai số tự nhiên liên tiếp. Số liền sau của 8 là 9.

Số liền trước của 6 là 5.

Các dạng bài tập

1. Tìm số liền sau, số liền trước của một số tự nhiên cho trước

Phương pháp:

- Để tìm số liền sau của số tự nhiên a, ta tính a+1.

- Để tìm số liền trước của số tự nhiên a khác 0,ta tính a1.

 Chú ý:

- Số 0  không có số liền trước.

- Hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn kém nhau 1  đơn vị.

2. Tìm các số tự nhiên thỏa mãn điều kiện cho trước

Phương pháp:

Liệt kê tất cả các số tự nhiên thỏa mãn đồng thời các điều kiện đã cho

Ví dụ:

Tìm tất cả các số tự nhiên thỏa mãn 12<x<16

Giải:

Ta có: các số tự nhiên lớn hơn 12 và nhỏ hơn 16 là: 13;14;15.

Tìm tất cả các số tự nhiên thỏa mãn 12<x<16

3. Sử dụng công thức đếm số các số tự nhiên

Phương pháp:

 Để đếm các số tự nhiên từ a đến b,  hai số liên tiếp cách nhau d  đơn vị, ta dùng công thức sau:

bad+1 hay bằng (số cuối – số đầu):khoảng cách +1.

- Căn cứ vào các phần tử đã được liệt kê hoặc căn cứ vào tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp cho trước, ta có thể tìm được số phần tử của tập hợp đó.

- Sử dụng các công thức sau:

+ Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có: ba+1 phần tử  (1)

+ Tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có: (ba):2+1 phần tử  ( 2)

+ Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có: (nm):2+1 phần tử  ( 3)

+ Tập hợp các số tự nhiên từ a  đến b,  hai số kế tiếp cách nhau d đơn vị, có: (ba):d+1 phần tử  (4)

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Toán 6
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

Lý thuyết Ôn tập chương 7 (Cánh Diều) Toán 7 Giang Tiêu đề (copy ở trên xuống) - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
715 47 14
Lý thuyết Tính chất ba đường cao của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường cao của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
605 12 6
Lý thuyết Tính chất ba đường trung trực của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường trung trực của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
691 12 9
Lý thuyết Tính chất ba đường phân giác của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 Giang Lý thuyết Tính chất ba đường phân giác của tam giác (Cánh Diều) Toán 7 - Trọn bộ lý thuyết Toán 7 Cánh Diều hay, chi tiết giúp em học tốt Toán 7.
673 13 8
Tải xuống