Đọc đoạn trích truyện Chí Phèo sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới

58

Với giải Câu 6 trang 22 SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Truyện  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Đọc đoạn trích truyện Chí Phèo sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Câu 6 trang 22 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích truyện Chí Phèo sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Trời nắng lắm, nên đường vắng. Hắn cứ đi, cứ chửi, cứ doạ giết “nó”, và cứ đi. Bây giờ đến ngõ nhà cụ bá. Hắn xông xông đi vào. Cả nhà đi làm đồng vắng, chỉ có mình cụ bá đang nằm nghỉ trưa. Nghe tiếng hắn, cụ thấy sao bực mình! Chính thật thì cụ đã đang bực mình. Bởi vì cụ thấy đầu hơi nhức [...] Những lúc như thế, thì một người dẫu khôn ngoan cũng không bình tĩnh được. Nhất là khi trông thấy một thằng chỉ đến vòi tiền uống rượu như Chí Phèo. Tuy vậy, cụ cũng móc sẵn năm hảo. Thà móc sẵn để tống nó đi cho chóng. Nhưng móc rồi, cụ cũng phải quát một câu cho nhẹ người:

- Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.

Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:

- Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?

Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ: – Tao không đến đây xin năm hào. Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng:

– Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.

Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:

– Tao đã bảo tạo không đòi tiền.

– Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì?

Hắn dõng dạc:

– Tao muốn làm người lương thiện.

Bá Kiến cười ha hả:

- Ô tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.

Hắn lắc đầu:

- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách... biết không!... Chỉ còn một cách là... cái này! Biết không!..

Hắn rút dao ra, xông vào. Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi. Bá Kiến chỉ kịp kêu một tiếng. Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to. Hắn kêu làng, không bao giờ người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng đã đang giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứa ra.

Cả làng Vũ Đại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án không ngờ ấy. Có nhiều kẻ mừng thầm. Không thiếu kẻ mừng ra mặt. Có người nói xa xôi: “Trời có mắt đấy, anh em ạ!”. Người khác thì nói toạc: “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng giết nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu.”. Mừng nhất là họ kì hào ở trong làng. Họ tuôn đến để hỏi thăm, nhưng chính là để nhìn lí Cường bằng những con mắt thoả mãn và khiêu khích. Đội Tảo, không cần kín đáo, nói toang toang ngay ngoài chợ trước mặt bao nhiêu người: “Thằng bố chết, thằng con lớp này không khỏi người ta cho ăn bùn.”. Ai chả hiểu “người ta” đó là chính ông. Bọn đàn em thì bàn nhỏ: “Thằng mọt già ấy chết, anh em mình nên ăn mừng.”.

Những người biết điều thì hay ngờ vực; họ chép miệng nói: “Tre già măng mọc thằng ấy chiến, còn thắng khác, chúng mình cũng chẳng lợi tí gì đâu.”.

Bà cô thị Nở chỉ vào tận mặt cháu mà đay nghiến:

Phúc đời nhà này, con nhé. Chả ôm lấy ông Chí Phèo.

Thị cười và nói lảng:

- Hôm qua làm biên bản, lí Cường nghe đầu tốn gần một trăm. Thiệt người lại thiệt của.

Nhưng thị lại nghĩ thầm:

- Sao có lúc nó hiền như đất.

Và nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn, thị nhìn trộm bà cô, rồi nhìn nhanh xuống bụng

- Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào?

Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua.”.

a) Xác định những điểm nhìn được sử dụng trong đoạn trích.

b) Đoạn trích kế về việc gì?

c) Chí Phèo dõng dạc nói: “Tao muốn làm người lương thiện”. Em hiểu lời nói đó như thế nào?

d) Có người cho rằng Chí Phèo giết bá Kiến vì say rượu. Em có đồng ý không?

e) Hãy lí giải vì sao sau khi giết bá Kiến, Chí Phèo lại tự sát? Cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa như thế nào?

g) Nêu cách hiểu của em về hình ảnh ở cuối tác phẩm: “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện tại một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua...”.

Trả lời:

a) Đoạn trích có sự kết hợp giữa điểm nhìn của tác giả với điểm nhìn của các nhân vật bá Kiến, thị Nở.

b) Đoạn trích kế về việc Chí Phèo giết bá Kiến rồi tự sát, thị Nở nghĩ lại việc ăn nằm với Chí Phèo và “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ xa nhà cửa, và vắng người lại qua...”.

c) Câu nói "Tao muốn làm người lương thiện" cho thấy Chí Phèo đã ý thức được bi kịch của mình (bị mất nhân hình, nhân tính, bị cự tuyệt quyền làm người), đồng thời, thể hiện khát khao được sống như một người bình thường lương thiện.

d) Có người cho rằng Chí Phèo giết bá Kiến vì say rượu. Song không phải như vậy, Chí Phèo giết bà Kiến vì Chí đã nhận ra được kẻ thủ của mình, kẻ đã đẩy mình vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

e) Sau khi giết bá Kiến, Chí Phèo tự sát. Đây không phải là hành động mù quáng do say rượu. Chí đã thức tỉnh, không thể đập phá và chém giết như trước; Chỉ muốn làm người lương thiện, nhưng ai cho hắn lương thiện. Kẻ thù của Chí không phả chỉ có mình bá Kiến mà là cả xã hội độc ác và thối nát đương thời. Giết bá Kiến rồi Chí cũng không được yên. Bởi vậy, Chí phải tự kết liễu đời mình. Chỉ có cái chết mới giúp Chí thoát khỏi kiếp sống của con quỷ dữ. Trước đây, để tồn tại, Chí phải bản bộ mặt và linh hồn cho quỷ; đến nay, khi linh hồn đã trở về, Chí phải đổi cả mạng sống của mình. Niềm khát khao được sống lương thiện lớn hơn cả tính mạng Vì thế, cái chết của Chí có ý nghĩa tố cáo xã hội đương thời đã khiến người nông dân lương thiện không những bị bần cùng hoá, lưu manh hoá mà còn bị cự tuyệt quyền làm người và bị đẩy vào chỗ chết.

g) Hình ảnh ở cuối tác phẩm (“Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua...”) có sức gợi rất lớn. Hình ảnh “cái lò gạch cũ” gắn với hình ảnh Chí Phèo ở đầu truyện, khi còn là đứa bé mới sinh được cuốn trong một cái váy đụp vứt ở cái lò gạch bỏ hoang. Ở cuối tác phẩm, hình ảnh này lại xuất hiện, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gợi cho người đọc suy nghĩ có thể sẽ có một Chí Phèo con cũng ra đời ở “cái lò gạch cũ” như thế và “nối nghiệp” bố. Như thế, hình ảnh “cái lò gạch cũ có thể được coi như là biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo, nếu như xã hội không có những sự thay đổi lớn lao.

Đánh giá

0

0 đánh giá