(Bài tập 3, SGK) Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau

99

Với giải Câu 2 trang 38 SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Truyện  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

(Bài tập 3, SGK) Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau

Câu 2 trang 38 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Bài tập 3, SGK) Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?

a) – Chi Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.

Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:

– Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?

Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ:

– Tao không đến đây xin năm hào.

Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng:

– Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.

Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:

– Tao đã bảo tao không đòi tiền.

– Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì? Hắn dõng dạc:

– Tao muốn làm người lương thiện.

Bá Kiến cười ha hả:

- Ô tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.

Hắn lắc đầu:

– Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách... biết không!... Chỉ còn một cách là... cải này! Biết không!...

(Nam Cao)

b) – Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!

– Ờ cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi?

– Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiếng tiếc.

(Nguyễn Tuân)

Trả lời:

a) Sử dụng nhiều lớp từ khẩu ngữ, nhiều câu tỉnh lược, câu cảm thán, cách xưng hô không cân xứng về vị thế giao tiếp, thiếu tính chuẩn mực; tình huống giao tiếp là cuộc đối thoại căng thẳng, dễ gây xung đột bằng những từ ngữ đối thoại tiêu cực.

b) Sử dụng từ khẩu ngữ tỉnh thái (chà chà...); ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ (chặc lưỡi); cách xưng hô thứ bậc trên dưới rõ ràng về vị thế giao tiếp, có tính chuẩn mực (dạ bẩm; thầy, tôi); tinh huống giao tiếp là cuộc đối thoại trang nhã, lịch sự, tích cực.

Đánh giá

0

0 đánh giá