Cho đề bài sau: Từ truyện “Hương cuội” (Nguyễn Tuân), em hãy bàn về một (hoặc một số) thái độ cần có của chúng ta

270

Với giải Câu 3 trang 43 SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Truyện  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Cho đề bài sau: Từ truyện “Hương cuội” (Nguyễn Tuân), em hãy bàn về một (hoặc một số) thái độ cần có của chúng ta

Câu 3 trang 43 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Cho đề bài sau: Từ truyện “Hương cuội” (Nguyễn Tuân), em hãy bàn về một (hoặc một số) thái độ cần có của chúng ta đối với những giá trị văn hoá của dân tộc.

a) Dựa vào mục 2. Thực hành trong SGK (trang 94), em hãy tìm ý và lập dàn ý cho đề bài trên.

b) Chọn một ý trong dàn ý đã lập được để viết thành một đoạn văn, xác định người em “đóng vai” để viết, người đọc giả định, sử dụng cách xưng hô và giọng điệu cho phù hợp.

Trả lời:

a) Tìm ý và lập dàn ý

Để tìm ý và lập dàn ý cho đề bài “Từ truyện Hương cuội (Nguyễn Tuân), em hãy bàn về một (hoặc một số) thái độ cần có của chúng ta đối với những giá trị văn hoá của dân tộc”, HS cần đọc kĩ lại văn bản, hướng dẫn trong SGK về cách viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học cũng như các tài liệu tham khảo nếu có.

– Tìm ý: HS đặt ra các câu hỏi sau đây để tìm ý:

+ Giá trị văn hoá của dân tộc là gì?

+ Truyện Hương cuội của Nguyễn Tuân đề cập những giá trị văn hoá nào? Những giá trị ấy có ý nghĩa gì? Nhà văn đã thể hiện thái độ gì đối với những giá trị đó?

+ Chúng ta có những giá trị văn hoá nào? Những giá trị đó có ý nghĩa như thế nào?

+ Chúng ta cần có những thái độ như thế nào để giữ gìn và phát huy ý nghĩa của những giá trị đó trong cuộc sống hôm nay?

– Lập dàn ý: HS tham khảo cách sắp xếp ý của bài viết như sau:

Mở bài: Giới thiệu truyện Hương cuội (Nguyễn Tuân) và nêu thái độ cần có của em đối với những giá trị văn hoá của dân tộc.

Thân bài:

+ Giải thích: giá trị văn hoá của dân tộc.

+ Những giá trị văn hoá của dân tộc được đề cập trong truyện Hương cuối của Nguyễn Tuân; ý nghĩa của những giá trị đó; thái độ của nhà văn đối với những giá trị đó.

+ Một số giá trị văn hoá nổi bật của dân tộc ta và ý nghĩa của chúng.

+ Thái độ cần có của chúng ta để giữ gìn và phát huy ý nghĩa của những giá trị đó trong cuộc sống hôm nay.

Kết bài: Khẳng định lại thái độ tích cực của nhà văn Nguyễn Tuân đối với những giá trị văn hoá của dân tộc và nhấn mạnh thái độ cần có của chúng ta ngày nay về vấn đề này.

b) HS chọn một ý trong dàn ý đã lập được để viết thành một đoạn văn, xác định rõ người mình “đóng vai” để viết, người đọc giả định, sử dụng cách xưng hô và giọng điệu cho phù hợp.

Đánh giá

0

0 đánh giá