SBT Ngữ văn 11 Bài tập đọc hiểu Tập 2 (Cánh diều)

273

Với giải Bài tập đọc hiểu Tập 2 SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 8: Bi kịch giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

SBT Ngữ văn 11 Bài tập đọc hiểu Tập 2 (Cánh diều)

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng)

Câu 1 trang 41 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Căn cứ vào phần tóm tắt và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, hãy cho biết có những mâu thuẫn nào trong tác phẩm? Mâu thuẫn nào là mâu thuẫn chính trong đoạn trích?

Trả lời:

- Những mâu thuẫn trong tác phẩm:

+ Mâu thuẫn giữa tài năng, khát vọng của Vũ Như Tô với toàn bộ tồn tại xã hội (không cho phép tài năng và khát vọng đó được nảy nở, được thực hiện).

+ Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và Lê Tương Dực. Vũ Như Tô muốn xây Cửu Trùng Đài để tỏ tài năng, để tôn vinh vị thế của dân tộc. Điều này hoàn toàn trái ngược với mục tiêu hưởng lạc của Lê Tương Dực.

+ Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô với những người thợ và rộng hơn là với nhân dân: tuy yêu quý trân trọng những người thợ nhưng vì để thi công Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô phải trở nên lạnh lùng, phải cho chém những người bỏ trốn. Việc xây dựng Cửu Trùng Đài tốn kém cũng làm tăng gánh nặng sưu thuế cho nhân dân, khiến họ oán hận Vũ Như Tô chẳng kém gì oán hận Lê Tương Dực.

+ Sự xung đột nội bộ của giai cấp thống trị giữa một bên là Lê Tương Dực và một bên là quận công Trịnh Duy Sản. Mâu thuẫn này cũng đồng thời làm xuất hiện mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô với phe cánh khởi loạn của Trịnh Duy Sản. Vũ Như Tô bị kết án không phải chỉ bởi nhân dân mà còn bởi chính phe đối lập với Lê Tương Dực.

+ Đoạn kết là sự kết hợp cả hai mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô với nhân dân và phe khởi loạn.

Câu 2 trang 41 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 1, SGK) Tìm những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu của tác giả có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật.

Trả lời:

Ở kịch bản văn học, các chỉ dẫn sân khấu của tác giả có vai trò quan trọng đối với việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật. Nên chú ý đến vai trò của các chỉ dẫn sân khấu ở những đoạn cao trào của vở kịch hoặc những đoạn khắc hoạ xung đột, những đoạn khắc hoạ nội tâm của nhân vật.

Ví dụ trong đoạn kịch sau:

“VŨ NHƯ TÔ (nhìn ra, rú lên) — Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ối đảng ác! Ối muôn phân căm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài! (có tiếng hộ vui vẻ: “Cửu Trùng Đài đã cháy!”)”.

Các chỉ dẫn sân khấu về lời của Vũ Như Tô (rú lên): khắc hoạ sự đau đớn cùng cực của nhân vật là hoàn toàn đối lập với tiếng hô vui vẻ của những người đốt phá Cửu Trùng Đài. Từ đó, cho thấy xung đột giữa người nghệ sĩ với đám đông khởi loạn (bởi đói khổ, bởi việc theo đuổi một công việc mà họ thấy hoàn toàn xa lạ với cuộc sống nhục nhằn của mình). Lời chỉ dẫn ở đây tạo ra những bè điệu đối nghịch, từ đó góp phần tạo ra kịch tính cho cao trào của vở kịch.

Câu 3 trang 41 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô trong đoạn trích. Từ đây, em hiểu gì về bi kịch của Vũ Như Tô?

Trả lời:

Về cơ bản tâm trạng của Vũ Như Tô được thể hiện qua bốn chặng:

Phân tích diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô trong đoạn trích. Từ đây, em hiểu gì về bi kịch của Vũ Như Tô?

Có thể thấy diễn biến tâm trạng trên tiếp tục khắc sâu vẻ đẹp của tài năng và khát vọng phi thường của Vũ Như Tô: dù trong cảnh ngộ nào cũng không thay đổi, không màng sống chết nhưng cũng cho thấy bi kịch của nhân vật: sự lạc lối của Vũ Như Tô trong khát vọng sáng tạo của mình (hầu như đánh mất mọi cảm nhân về hiện thực để chỉ sống chết với Cửu Trùng Đài, chỉ tìm cách thực hiện Cửu Trùng Đài tử quyền lực). Đây cũng chính là điểm nhấn làm nên tính bi kịch của đoạn trích này.

Câu 4 trang 41 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Trong lời đề tựa cho vở kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết: “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải?”. Suy nghĩ của em về hành động đốt phá Cửu Trùng Đài và giết Vũ Như Tô của phe khởi loạn trong tác phẩm?

Trả lời:

Suy nghĩ của Nguyễn Huy Tưởng “Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết!” có lẽ chính là suy nghĩ về mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và nhân dân, giữa khát vọng sáng tạo vẻ đẹp siêu việt, vĩnh cửu, bất tử cho muôn đời với những lợi ích thiết thực, ngay trong hiện tại. Cả hai bên đều đúng và cả hai bên đều sai vì đều mù quáng, chỉ nhìn thấy lợi ích của riêng mình và khiến mâu thuẫn trở nên xung đột trong bạo lực và huỷ diệt. Đó là sự băn khoăn và cũng là sự tiếc thương cho cả nhân dân và Vũ Như Tô.

Câu 5 trang 41 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phân tích vai trò của nhân vật Đan Thiềm trong vở kịch Vũ Như Tô và đoạn trích?

Trả lời:

Đan Thiềm là nhân vật bổ trợ nhằm tôn vinh vẻ đẹp của nhân vật trung tâm Vũ Như Tô nhưng bên cạnh đó nhân vật này cũng có những giá trị độc lập.

Trong tác phẩm, chỉ có duy nhất Đan Thiềm là người không chỉ nhận thấy (điều này Lê Tương Dực cũng có được) mà còn trân trọng không chỉ tài năng khát vọng sáng tạo của Vũ Như Tô. Người phụ nữ này đã giúp Vũ Như Tô tìm thấy con đường để thực thi khát vọng và tài năng của mình khi khuyên Vũ Như Tô lợi dụng quyền lực của Lê Tương Dực xây Cửu Trùng Đài.

Với nhân vật Đan Thiềm, Nguyễn Huy Tưởng đã bày tỏ niềm tiếc thương cũng như trân trọng sâu sắc trước tài năng cũng như số phận của nhân vật. Đồng thời qua nhân vật này ông cũng làm sâu sắc thêm quan điểm nghệ thuật của mình, nghệ thuật phải gắn với cuộc sống mới có thể tồn tại lâu bền.

Câu 6 trang 41 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo em, có thể nói tới những chủ đề nào trong văn bản kịch Vũ Như Tô và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài?

Trả lời:

Các chủ đề có thể nhận thấy trong văn bản kịch:

- Chủ đề về mối quan hệ giữa nghệ sĩ và uy quyền; giữa nghệ thuật và quyền lực (Vũ Như Tô với Lê Tương Dực).

- Chủ đề về sứ mệnh của nghệ thuật: tô điểm cho đất nước hay phụng sự quyền lợi của nhân dân; phụng sự cho cường quyền hay nhân dân.

- Chủ đề về sự cảm thông, liên tài giữa những người có tâm hồn nghệ sĩ, có khát vọng cao đẹp (Đan Thiềm và Vũ Như Tô).

- Chủ đề về cái nhất thời và cái vĩnh cửu.

- Chủ đề về sức mạnh của nhân dân (tích cực và tiêu cực).

Thề nguyền và vĩnh biệt (Sếch - Xpia)

Câu 1 trang 42 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Dựa vào phần tóm tắt, hãy cho biết khoảng thời gian diễn ra từ khi hai nhân vật thề nguyền cho đến khi họ phải chia tay là bao lâu? Điều này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Theo phần tóm tắt: Rô-mê-ô và Giu-li-ét cùng nhau thề nguyền dưới ánh trăng và chiều hôm sau tại nhà thờ, dưới sự chứng kiến của Lâu-rân, họ đã đính hôn. Cũng trong chiều hôm đó, Ti-bân trong lúc xô xát đã sát hại Mơ-kiu-ti-ô (bạn tâm giao của Rô-mê-ô). Để trả thù, Rô-mê-ô đã đâm từ thương Ti-bân và sau đó, anh bị gia chủ đày đi xứ tại Man-tua.

=> Khoảng thời gian diễn ra từ khi hai nhân vật thề nguyền cho đến khi họ phải chia tay là một ngày. Điều này khiến diễn biến câu chuyện trở nên nhanh hơn, đồng thời trở thành một bước ngoặt, một khó khăn, thử thách mới trong tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

Câu 2 trang 42 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Cảnh gặp gỡ, tình tự của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian và không gian như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

Cảnh gặp gỡ, tình tự của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra vào ban đêm và trong một không gian vắng vẻ chỉ có hai người họ vì dòng họ của hai người là kẻ thù truyền kiếp của nhau, tình yêu của họ không nhận được sự ủng hộ của gia đình hai bên. Nếu chuyện của hai người bị phát hiện chắc chắn sẽ bị ngăn cấm, họ sẽ khó gặp được nhau.

Câu 3 trang 42 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Lời thoại nào thể hiện rõ nhất tình yêu của Rô-mê-ô dành cho Giu-li-ét trong Hồi hai, cảnh II?

Trả lời:

Những hình ảnh mà Rô-mê-ô dùng để so sánh với Giu-li-ét

- Mặt Trời

- …..

Những hình dung của Rô-mê-ô về bản thân trong sự so sánh với Giu-li-ét

- Ước gì ta là chiếc bao tay nhỉ để mơn trớn má đào

- …..

Những nguy hiểm mà Rô-mê-ô phải đối mặt để đến gặp được Giu-li-ét

- Bức tường đá cao

- …..

Những thổ lộ, ao ước mà Rô-mê-ô bày tỏ với Giu-li-ét

- Tôi chẳng là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật.

- …..

Câu 4 trang 42 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Hãy chỉ ra sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Hồi hai, cảnh II sang Hồi ba, cảnh V. Sự thay đổi này góp phần thể hiện chủ đề của văn bản như thế nào?

Trả lời:

Sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Cảnh II, Hồi hai sang Cảnh V, Hồi ba được thể hiện:

+ Tiếng sét ái tình nảy sinh trong lòng hai con người khi tham dự buổi dự tiệc. Thay vì về nhà ngay sau khi buổi tiệc kết thúc, Rô-mê-ô quay lại, trèo qua tường để vào vườn nhà nàng Giu-li-ét để bày tỏ tình cảm của mình. Sự xinh đẹp của Giu-li-ét làm cho Rô-mê-ô mê mệt.

+ Hai chữ "tình yêu" được Rô-mê-ô nhắc lại nhiều lần càng làm cho Giu-li-ét càng tin tưởng vào tình yêu này. Họ sẵn sàng thay tên đổi họ vì tình yêu của cuộc đời mình.

=> Sự thay đổi này góp phần thể hiện rất rõ tình yêu chân thành của hai nhân vật chính trong tác phẩm.

Câu 5 trang 42 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Suy nghĩ của em về hai câu kết của đoạn trích?

Trả lời:

Hai câu "sầu thương đã uống hết máu chúng ta. Thôi Vĩnh biệt" chứa đựng những cảm xúc sâu lắng và đau đớn của Romeo. Câu "sầu thương đã uống hết máu chúng ta" bày tỏ sự đau đớn trong tâm hồn Romeo. Giờ đây, trong lòng chàng chất chứa những nỗi đau vì mất đi người mình yêu, vì tình yêu của họ không có cái kết trọn vẹn. Trong khi đó, câu "Thôi Vĩnh biệt" được hiểu là một lời tạm biệt cuối cùng, một cách khép lại mọi hy vọng và kết thúc một cách xa cách và đau đớn.

Câu 6 trang 42 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Hồi hai, cảnh II) gợi em liên tưởng đến tác phẩm nào trong văn học Việt Nam? Sự liên tưởng đó đem đến cho em những cảm xúc và suy nghĩ gì?

Trả lời:

- Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong "Romeo and Juliet" (Hồi hai, cảnh II) có thể gợi cho em liên tưởng đến tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du trong văn học Việt Nam. Trong "Truyện Kiều", câu chuyện tình yêu của Kim Kiều cũng đối mặt với nhiều khó khăn và trở ngại. Họ cũng có những lời thề nguyền tương tự như Romeo và Juliet. Tuy nhiên họ lại không thể bên nhau.

- Liên tưởng này mang lại cho em những cảm xúc về tình yêu đầy hy vọng và đau thương, đồng thời nhắc nhở về sự đấu tranh và khó khăn của tình yêu trong cuộc sống thực. Cả "Romeo and Juliet" và "Truyện Kiều" đều tạo ra một khung cảnh lãng mạn và đau buồn, đồng thời khám phá sâu sắc về tình yêu và tình cảm con người.

- Sự liên tưởng này như một lời nhắc nhở về sự trân trọng đối với tình yêu. Cả hai tác phẩm đề cao tình yêu, nhưng cũng đưa ra những câu hỏi về giới hạn và định mệnh. Tuy nhiên, dù cuộc sống có thử thách chúng ta bằng những khó khăn, tình yêu vẫn có thể là nguồn động lực mạnh mẽ để vượt qua những trở ngại và tìm kiếm hạnh phúc của chính mình.

Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (Lưu Quang Vũ)

Câu 1 trang 42 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 1, SGK) Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt cho thấy xung đột nào trong Hồn Trương Ba? Em có nhận xét gì về sự thay đổi thái độ của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt? Ý nghĩa của sự thay đổi này là gì?

Trả lời:

Đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt cho thấy những xung đột:

- Bi kịch bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo (linh hồn thanh cao của Trương Ba chán ghét, đau khổ bên trong thân xác phàm tục của anh hàng thịt): "tôi đã chán cái chỗ ở không phải của tôi… ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát".

- Không chỉ linh hồn mới có tiếng nói và sức mạnh, thể xác cũng có sức mạnh bản năng ghê gớm của nó: bất chấp thái độ phủ nhận yếu ớt của Trương Ba, xác hàng thịt đưa ra nhiều minh chứng cho thấy hồn Trương Ba cũng tha hóa theo nhu cầu của hắn.

- Cuộc đấu tranh giữa cái thanh cao và cái tầm thường (hồn Trương Ba cố gắng giữ quan điểm của mình trước những lý lẽ ti tiện của xác hàng thịt nhưng vì vẫn phải chung đụng, sống nhờ vào xác hàng thịt nên không thoát khỏi tuyệt vọng.

=> Ý nghĩa của sự thay đổi: Sự thay đổi thái độ của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt từ hùng hồn, kiên quyết đã trở nên yếu ớt hơn sau khi nghe phần xác đưa ra minh chứng.

Câu 2 trang 42 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đế Thích đã dùng những lập luận nào để thuyết phục Hồn Trương Ba sống tiếp? Vì sao Lưu Quang Vũ đã để cho một nhân vật của Thiên Đình đưa ra những lập luận trên?

Trả lời:

- Những lập luận của Đế Thích:

+ Tất cả mọi người đều không thể là mình toàn vẹn, kể cả Ngọc Hoàng.

+ Đề nghị Hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị.

+ Việc Hồn Trương Ba chết là một nhầm lẫn của Thiên Đình, vì thế cần phải sửa sai, ông phải sống, dù với bất cứ giá nào.

=> Lập luận có sức thuyết phục cần có lô gích, cần có điểm tựa từ thực tế, cần dựa trên những tiền đề có hiệu lực phổ quát. Đối chiếu với lập luận của Đế Thích, có thể thấy, những lập luận này của Đế Thích có thuyết phục.

- Để cho một nhân vật của Thiên Đình đưa ra những lập luận trên, Lưu Quang Vũ cho thấy sự thoả hiệp với những thói tật và suy thoái đã được cho phép bởi ngay cả những người cầm cân nảy mực; thậm chí ngay cả những bậc thần thánh mà con người ngưỡng mộ cũng đã trở nên tha hoá và giả dối.

Câu 3 trang 42 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Suy nghĩ của em về những lập luận sau của Xác Hàng Thịt:

“Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân,... Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi... Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác... Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quỷ, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác... Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ!”.

Trả lời:

Trước đó, Hồn Trương Ba rất coi thường Xác Hàng Thịt, xem đó chỉ là một tồn tại âm u, đui mù chỉ là bề ngoài, chỉ có những cảm xúc thấp kém, thú tính.

Lập luận của Xác Hàng Thịt vì thế muốn chứng minh với Hồn Trương Ba

- Xác thịt cũng có công dụng, nhờ nó mà con người có cảm giác, có cảm nhận về thế giới.

- Chất vấn về việc con người bỏ bê thân xác, từ đó cho thấy những nhu cầu của thân xác có quyền được tôn trọng, được lắng nghe, được chăm sóc.

=> Những lập luận này cho thấy sự phân chia khinh trọng giữa xác và hồn không còn đứng vững. Nếu không quan tâm đến xác thì chính hồn cũng mất đi chỗ tồn tại, mất đi sự tôn nghiêm, cao cả mà người ta vẫn gán cho linh hồn.

Câu 4 trang 43 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Vì sao Hồn Trương Ba lại cho rằng: Hồn Trương Ba – da hàng thịt là một “vật quái gở”?

Trả lời:

Đây là lời kết án của Hồn Trương Ba về trạng thái tồn tại của mình.

Hồn Trương Ba – da hàng thịt là một “vật quái gở” vì nó là một tồn tại giá đối, không toàn vẹn, nó chỉ là sự chung sống của những thực thể trái ngược không thể dụng hoà. Cái tồn tại này khiến cho cả Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt đều không thể là chính mình và vì thế không có ai là tồn tại đích thực.

Tồn tại này khiến người ta phải giả dối, phải đóng kịch để có thể tồn tại hợp pháp. Hơn nữa, một tồn tại như thế càng khiến cho những kẻ như lí trưởng lên mặt, có thêm cơ hội để kiếm chác; càng khiến cho con trai của Hồn Trương Ba thêm sa ngã và nó khiến cho tất cả những bạn bè, người thân xung quanh Hồn Trương Ba thêm đau khổ, xa lánh ông; nó cũng khiến người vợ của anh hàng thịt phải âm thầm chịu đựng bi kịch.

Câu 5 trang 43 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Trong truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Đế Thích cho hồn Trương Ba nhập vào anh hàng thịt để sống lại. Vợ anh hàng thịt kiện lên quan, quan xử cho vợ Trương Ba thắng kiện vì người mới sống dậy rất giỏi đánh cờ, không biết mổ lợn. Theo em, vì sao Lưu Quang Vũ đã không lựa chọn cách kết thúc như truyện cổ tích cho vở kịch của mình?

Trả lời:

- Cách kết thúc của truyện cổ tích là cách kết thúc có hậu. Nó dựa trên một giả định phổ biến của dân gian: giữa thân (môi trường tồn tại của linh hồn) và linh hồn là hoàn toàn biệt lập. Thân thể chỉ là vật chứa, là cái bên ngoài vì thế linh hồn có thể trú ngụ ở bất kì thân xác của ai mà vẫn luôn là chính mình. Hơn thế, linh hồn có thể sai khiến thân xác: Hồn Trương Ba vẫn đánh cờ nhưng không biết mổ lợn.

- Trong vở kịch của Lưu Quang Vũ, mọi chuyện đã khác: Trong thân xác của anh hàng thịt, Hồn Trương Ba không còn thể làm vườn như xưa, nước cờ cũng khác trước, trong khi đó lại mổ lợn rất thành thạo, thích những món ăn quen thuộc trước đây của anh hàng thịt.

Cách kết thúc của Lưu Quang Vũ trong vở kịch của mình, vì thế là sự chất vấn với cách hiểu về mối quan hệ giữa hồn - xác trong truyền thống. Nó cho thấy linh hồn cũng cần một thân xác cụ thể để tồn tại. Thân xác nào linh hồn ấy. Muốn có một linh hồn tốt đẹp, cần một thân xác phù hợp với nó, chia sẻ với nó những giá trị chung. Mặt khác, thân xác cũng có sự tồn tại độc lập của nó; nó không chỉ tuân theo linh hồn.

Câu 6 trang 43 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Em tâm đắc nhất với triết lí nhân sinh nào trong đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Triết lí ấy còn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?

Trả lời:

- Triết lí chủ đạo trong đoạn trích được thể hiện ngay trong nhan đề mà SGK đặt: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. “Tôi toàn vẹn” (sự thống nhất giữa hồn và xác; giữa bên ngoài và bên trong) tưởng như là một tất yếu, là cái tự nhiên nhưng trên thực tế những tác động của ngoại cảnh lại khiến người ta phải sống một thực tế bên trong và bên ngoài không tương hợp với nhau. Đây là bi kịch của xã hội thời Lưu Quang Vũ sáng tác vở kịch nhưng cũng là bi kịch mà con người hiện nay đang đối mặt: cái mặt nạ bên ngoài của con người nhiều khi hoàn toàn trái ngược với con người bên trong. Chỉ có điều, người ta dường như không còn nhiều khảo khát để được sống với “cái tôi toàn vẹn” của mình nữa.

- Triết lí trong tác phẩm của Lưu Quang Vũ có ý nghĩa với chúng ta hôm nay vì nó đặt vấn đề: khát vọng được là “tôi toàn vẹn” phải chăng đang không còn hiện diện, không còn là điều mà con người ngày hôm nay khao khát?

Câu 7 trang 43 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo em, nhan đề Tôi muốn được là tôi toàn vẹn của người soạn SGK đặt ra có phản ánh đúng được vấn đề trung tâm của đoạn trích không? Nếu không, em hãy thử đưa ra nhan đề của mình cho đoạn trích.

Trả lời:

Em hoàn toàn tán thành cách đặt nhan đề của người soạn SGK vì nhan đề này vừa phản ánh được tình trạng bi kịch của nhân vật (hồn của mình phải ở nhờ trong thân xác người khác). Đây cũng là mâu thuẫn chính của đoạn trích. Mặt khác, nhan đề này cũng cho thấy khát vọng được sống thực là chính mình của Trương Ba, không chấp nhận một cuộc sống giả tạo, che đậy.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

II. Bài tập tiếng Việt trang 43, 44

III. Bài tập viết và nói - nghe trang 44, 45, 46

Đánh giá

0

0 đánh giá